Truyền thông Đức cho biết, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã tiết lộ trước dữ liệu tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vào năm ngoái tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos. Cách làm này là không bình thường. Có lẽ ông ấy muốn tạo ấn tượng cho dư luận quốc tế rằng nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển tích cực. Nhưng tính xác thực của dữ liệu chính thức của Trung Quốc vẫn còn nhiều nghi vấn.

r shutterstock 774597796
Công nhân đang lắp ráp động cơ tại Nhà máy sản xuất ô tô Geely, ở Lâm Hải, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, ngày 14/3/2017. (Ảnh minh họa: Jenson / Shutterstock)

Những người giữ thái độ hoài nghi này không hề chỉ giới hạn ở phương Tây. Người tiền nhiệm của ông Lý Cường, cố Thủ tướng Lý Khắc Cường, là một chính trị gia nổi tiếng vì thường xuyên công khai đặt câu hỏi về số liệu tăng trưởng kinh tế chính thức. Tổng sản phẩm quốc dân và tốc độ tăng trưởng của nó đều là những dữ liệu chính trị ở Trung Quốc. Các quan chức địa phương thích thành, công trạng đặc biệt thích cung cấp cho Bắc Kinh những dữ liệu tốt.

Vào tháng 12 năm ngoái, có thông tin cho rằng dữ liệu kinh tế do một số khu vực ở tỉnh nghèo khó Quý Châu cung cấp đã được xử lý làm cho đẹp hơn. Cục Thống kê Trung Quốc một lần nữa cảnh báo chính quyền địa phương không nên đánh giá quá cao sự phát triển kinh tế của khu vực. Ông Lý Khắc Cường từng mô tả số liệu thống kê GDP là “nhân tạo” và do đó không đáng tin cậy.

Bất chấp dữ liệu tốt của ông Lý Cường, nhiều bất ổn khác nhau vẫn khiến nhiều công ty nước ngoài và Trung Quốc có thái độ thận trọng đối với đầu tư. Hiện tại, chưa có dấu hiệu nào cho thấy chính phủ sẽ tăng cường tính minh bạch để tăng cường niềm tin. Ngược lại, Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc có quyền lực rất lớn, đã biến lĩnh vực kinh tế thành chiến trường tranh giành của các cường quốc. Bất cứ ai bôi nhọ tình hình kinh tế và gây nguy hại cho an ninh quốc gia sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc.

Tuần báo Focus của Đức cũng cho biết: Trung Quốc một lần nữa công bố số liệu tăng trưởng tốt. Nhưng các chuyên gia đang giữ thái độ hoài nghi về số liệu này. Viện nghiên cứu Rhodium của Mỹ mới đây đã có một bài viết nói rằng Chính phủ Trung Quốc có thể sẽ công bố mức tăng khoảng 5%. Trên thực tế, theo phân tích, tăng trưởng dự kiến ​​chỉ ở mức 1,5% và 5 thách thức lớn mà nền kinh tế Trung Quốc phải đối mặt là rõ ràng. Đầu tiên là cuộc khủng hoảng bất động sản đang tiếp diễn, thứ hai là người tiêu dùng thận trọng trong chi tiêu, thứ ba là giảm phát, thứ tư là dân số sụt giảm và thứ năm là sự bất ổn mà cuộc bầu cử Mỹ năm nay đã mang lại cho nền kinh tế Trung Quốc.

Tờ FAZ (Frankfurter Allgemeine Zeitung) của Đức viết rằng, bất kể dữ liệu sau dấu thập phân như thế nào, chỉ riêng tăng trưởng kinh tế 5% chắc chắn sẽ khiến hầu hết các nền kinh tế phải thèm muốn. Mặc dù như vậy, có một thực tế không thể chối cãi là nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn cơ bản.

Tình trạng dư thừa năng lực sản xuất đã đạt mức cao nhất mọi thời đại. Điều này đúng với năng lượng gió, năng lượng mặt trời và ngành công nghiệp ô tô, có quá nhiều nhà máy ở Trung Quốc và quá nhiều nhà sản xuất đang háo hức tìm kiếm cơ hội xuất khẩu. Nhưng Bắc Kinh không thể hy vọng rằng cả thế giới sẽ chào đón lượng sản phẩm ồ ạt từ Trung Quốc và vui vẻ đóng cửa các nhà máy địa phương. Các sản phẩm của Trung Quốc chiếm 1/3 thế giới, gần gấp đôi thị phần toàn cầu trong tổng kinh tế của Trung Quốc. Nếu Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng, tỷ lệ sản phẩm của nước này trên thế giới sẽ rất cao. Có một giải pháp cho vấn đề này nghe có vẻ đơn giản nhưng lại khó thực hiện, đó chính là “Người dân Trung Quốc phải tiết kiệm ít hơn và chi tiêu nhiều hơn”.

Trí Đạt (theo RFI)