Điều gì sẽ xảy ra nếu ông Tập Cận Bình gánh tội thay những người tiền nhiệm?
- Chu Hiểu Huy
- •
Gần đây, những bài viết bùng nổ của Nikkei đã thu hút sự chú ý của ngoại giới. Báo này dẫn các nguồn tin cho biết, trong cuộc họp Bắc Đới Hà năm nay, một nhóm cựu đảng viên đã nghỉ hưu khiển trách ông Tập Cận Bình theo cách chưa từng có.
Họ cho rằng nếu tình trạng chính trị, kinh tế và xã hội vẫn tiếp tục bất ổn, mà không có biện pháp ứng phó hiệu quả nào, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có thể sẽ mất đi sự ủng hộ của công chúng, uy hiếp đến sự cai trị của ĐCSTQ. Có thông tin cho rằng người đứng đầu các vị nguyên lão của ĐCSTQ là ông Tăng Khánh Hồng thuộc phe cố lãnh đạo Giang Trạch Dân.
Bài viết cũng cho biết sau khi bị chỉ trích, ông Tập đã phàn nàn với thân tín của mình, bộc lộ sự bất bình, và hướng mũi dùi chỉ trích vào các ông Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào.
Ông Tập Cận Bình được cho là đã nói: “Tất cả những vấn đề mà 3 nhà lãnh đạo tiền nhiệm để lại đều đổ lên vai tôi. Tôi đã giải quyết những vấn đề này suốt 10 năm qua, nhưng vẫn chưa giải quyết được. Tôi có phải chịu trách nhiệm không?”
Về việc nội dung trên là thật hay giả, mọi người ở mọi tầng lớp xã hội đều có những quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, xét theo nội dung được tiết lộ và những bài viết thường xuyên chỉ trích cấp cao nhất của Trung Nam Hải trong và ngoài nước một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, có thể thấy ĐCSTQ vẫn chưa hình thành được cục diện “trung thành” toàn diện với ông Tập, vẫn có nhiều quan chức cấp cao thể hiện sự bất bình.
Lúc này, ông Tập Cận Bình đang gặp rắc rối cả bên trong và bên ngoài nên thường xuyên ẩn mình. Một lần nữa ngoại giới nghi ngờ lý do việc ông Tập vắng mặt tại Hội nghị Thượng đỉnh G20, vì đây quả thực là cơ hội tốt để gây rối.
Bất kể nguồn tin tiết lộ này là đúng hay sai, đều cho thấy các lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ đang trải qua tình trạng bất ổn mới. Ông Tập Cận Bình đang phải hứng chịu một làn sóng áp lực mới từ nội bộ ĐCSTQ.
Dù những lời phàn nàn nêu trên của ông Tập không thể phân biệt được là thật hay giả, nhưng ông vẫn phải chịu trách nhiệm.
Một kiến nghị với ông Tập Cận Bình là đừng tiếp tục gánh tội thay cho những người tiền nhiệm, vì ông ấy không đủ khả năng gánh vác.
Đầu tiên, ông Tập gánh trách nhiệm thay cho cho ông Đặng Tiểu Bình về vụ đàn áp học sinh sinh viên ngày 4/6/1989 tại Thiên An Môn.
Sau khi phong trào học sinh, sinh viên nổ ra từ tháng 4 – 6/1989, một triệu người đã tuần hành ở Bắc Kinh. Cuối cùng ông Đặng Tiểu Bình ra lệnh nổ súng, dẫn đến thảm kịch ngày 4/6, khiến ít nhất 10.000 người thiệt mạng.
Nhìn lại 7 yêu cầu mà sinh viên đưa ra lúc bấy giờ, hơn 30 năm sau vẫn không một yêu cầu nào thực sự được thực hiện.
Những yêu cầu này bao gồm:
- Đánh giá lại công và tội của Hồ Diệu Bang, đồng thời khẳng định quan điểm của ông về dân chủ, tự do, thư giãn và hài hòa;
- Phủ nhận hoàn toàn việc thanh lọc ô nhiễm tinh thần, phản đối tự do hóa tư sản, rửa oan cho những trí thức bị oan;
- Công khai tiền lương hàng năm và mọi hình thức thu nhập của lãnh đạo quốc gia và gia đình họ, chống quan chức tham nhũng;
- Cấp phép hoạt động cho báo chí tư nhân, dỡ bỏ lệnh cấm báo chí và thực hiện quyền tự do ngôn luận;
- Tăng tài trợ giáo dục và cải thiện cách đối xử với trí thức;
- Hủy bỏ “10 điều” về các cuộc biểu tình do chính quyền thành phố Bắc Kinh xây dựng;
- Yêu cầu các nhà lãnh đạo chính phủ công khai xem xét lại những sai lầm của chính phủ đối với người dân trên cả nước, và bầu lại một số nhà lãnh đạo thông qua các hình thức dân chủ.
Nguyên nhân là do các nhà lãnh đạo sau ông Đặng Tiểu Bình vẫn tiếp tục lặp lại những lời dối trá của ĐCSTQ, nhằm duy trì quyền lực của đảng, đồng thời che đậy vụ thảm sát ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Ông Giang Trạch Dân làm như vậy, ông Hồ Cẩm Đào làm như vậy, khi lên nắm quyền ông Tập Cận Bình cũng làm như vậy.
Tuy nhiên, sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, nhờ chống tham nhũng trong cuộc đấu đá với phe ông Giang Trạch Dân, ông Tập đã tiết lộ rằng ông không muốn chịu trách nhiệm về vụ thảm sát ngày 4/6. Còn ông Giang, người lên nắm quyền nhờ máu của các sinh viên trong vụ Thảm sát Thiên An Môn, lại rất sợ sự kiện này bị bại lộ.
Theo “Nhóm người hâm mộ nghiên cứu” phe ông Tập Cận Bình khi đó tiết lộ trên weibo rằng một tháng trước ngày 4/6/2014, ông Tập đã đến thăm Đại học Bắc Kinh. Trong khoảng thời gian này, ông đã đến thăm giáo sư triết học nổi tiếng 87 tuổi Thang Nhất Giới (Tang Yijie) và nắm tay ông.
Ngoại giới chú ý vì ông Thang Nhất Giới đã ký đơn thỉnh nguyện với các học giả khác trong Phong trào dân chủ ngày 4/6/1989, yêu cầu ĐCSTQ trả tự do cho các tù nhân chính trị.
Ông Tập Cận Bình lẽ ra phải biết lập trường chính trị của ông Thang Nhất Giới. Nhưng những gì ông Tập làm, được hiểu là sự đồng cảm của ông đối với vụ Thảm sát Thiên An Môn, và có ý định vạch ra một ranh giới rõ ràng đối với chuyện này.
- Mời quý vị xem thêm video: Ông Tập bảo vệ Đảng hay Đảng lợi dụng ông Tập?
Cách động thái này của ông Tập không lâu, ông Hồ Cẩm Đào đã thực hiện một chuyến đi đặc biệt đến thăm nơi ở cũ của ông Hồ Diệu Bang tại TP. Lưu Dương, tỉnh Hồ Nam, lạy tượng đồng của Hồ Diệu Bang 3 lần và ở lại một tiếng đồng hồ.
Những hành động tương tự của ông Tập và ông Hồ đã gửi tín hiệu tới phe Giang và ngoại giới. Truyền thông do phe Giang kiểm soát đã nhanh chóng xóa các thông tin liên quan, lộ rõ sự sợ hãi.
Tuy nhiên, tại Đại hội Toàn quốc lần thứ 19 của ĐCSTQ, nhằm duy trì quyền lực, ông Tập Cận Bình đã tăng tốc “tả hóa”. Theo đó, thái độ của ông đối với cuộc Thảm sát Thiên An Môn cũng thay đổi.
Năm 2019, ông Ngụy Phụng Hòa (Wei Fenghe), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc, người được ông Tập thăng cho cấp tướng, đã công khai tuyên bố “Cuộc đàn áp ngày 4/6” là đúng khi tham gia Đối thoại Shangri-La ở Singapore.
Ngay khi ông Ngụy đưa ra tuyên bố này, cả thế giới đều náo động. Người luôn không muốn nhận trách nhiệm về vụ thảm sát ngày 4/6/1989 như ông Tập Cận Bình, vẫn phải gánh trách nhiệm với tư cách là nhà lãnh đạo tối cao của ĐCSTQ.
Trong khi gánh tội thay cho ông Đặng Tiểu Bình, tới nay ông Tập vẫn gánh tội thay cho bè lũ Giang Trạch Dân về cuộc đàn áp Pháp Luân Công, đặc biệt là tội cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công.
Một thời gian sau khi lên nắm quyền, rõ ràng ông Tập không muốn nhận trách nhiệm này. Bởi sau khi lên nắm quyền vào năm 2012, dưới danh nghĩa chống tham nhũng, ông Tập Cận Bình đã liên tiếp hạ bệ nhiều quan chức cấp cao của phe Giang có liên quan đến cuộc đàn áp Pháp Luân Công, bao gồm Bạc Hy Lai, Lý Đông Sinh, Chu Vĩnh Khang…
Đồng thời ông cũng thực hiện một số biện pháp, như đề xuất “cai trị đất nước bằng pháp luật”, bãi bỏ hệ thống cải tạo lao động cưỡng bức, yêu cầu Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao “có án phải xử”, làm trong sạch hệ thống chính trị, pháp luật và liệt kê danh sách 14 tà giáo theo xác định của Hội đồng Nhà nước và Bộ Công an ĐCSTQ (trong đó không có Pháp Luân Công).
Nhiều biện pháp khác nhau đã khiến những kẻ hành ác của phe Giang cảm thấy bất an. Cuộc đấu đá giữa phe Tập và phe Giang luôn rất khốc liệt. Tuy nhiên, dưới sự cố vấn của các bộ trưởng xung quanh, cuối cùng ông Tập đã chấp nhận quan điểm “quyền lực đến từ đảng, đảng phải được bảo vệ trước tiên”.
Hơn nữa, đến nay tội ác của phe Giang vẫn chưa được giải quyết, cũng như chưa công khai chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Do đó, cuộc đàn áp vẫn tiếp diễn ở một số khu vực, tàn dư của phe Giang vẫn đang chờ cơ hội để gây rối. Bằng cách này, ông Tập tiếp tục nhận trách nhiệm về cuộc đàn áp Pháp Luân Công thay cho ông Giang Trạch Dân đã khuất và những người khác.
Rõ ràng ông Tập Cận Bình đã chọn một con đường sai lầm. Bởi gánh nặng của 2 tội ác này không hề nhẹ, trách nhiệm phải gánh vác cũng rất lớn.
Như đã nêu trong một bài viết đặc biệt được Epoch Times đăng tải vào tháng 6/2019: “Nếu chính quyền Tập cho rằng họ phải duy trì chế độ ĐCSTQ để duy trì quyền lực, thì họ thực sự đang phạm phải một sai lầm chết người, gây tổn hại cho đất nước và chính họ. Bởi vì quyền lực đến từ sức mạnh ‘Quân quyền Thần thụ’ (quyền lực của vua là do Thần ban), hay sự ủng hộ của nhân dân, trong khi ĐCSTQ không có cả hai, nên chế độ của họ đã đi đến đường cùng.”
“Cho dù ‘ý định ban đầu’ của ông Tập Cận Bình là gì, khi muốn lợi dụng ĐCSTQ để giữ quyền lực, ông ấy nghĩ ‘có thể thực hiện được tham vọng của mình’. Kỳ thực là ngược lại, ông đã bị ĐCSTQ lợi dụng quyền lực, nắm đấm sắt và các phương tiện của mình, để bảo vệ đảng và ủng hộ chế độ ĐCSTQ.”
Đã hơn 3 năm trôi qua kể từ khi bài viết đặc biệt này được đăng tải, ông Tập Cận Bình đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng chưa từng có.
Theo cách nói của ông, thì đây là một cơn “biển động”, không chỉ người dân mất lòng tin, mà những nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm bao vây và đàn áp ĐCSTQ cũng ngày càng gia tăng.
Nhiều người đang mong chờ ngày ĐCSTQ sụp đổ càng sớm càng tốt. Thiên Thượng đã nhiều lần cảnh báo Trung Nam Hải, hơn nữa hình thế ngày càng cấp bách và rõ ràng. Hy vọng ông Tập có thể thoát khỏi số phận bi thảm trong các dự ngôn.
Cách duy nhất để tránh số phận bi thảm là buông bỏ 2 vật tế thần lớn (gánh thay trách nhiệm về vụ thảm sát học sinh sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989 và cuộc đàn áp Pháp Luân Công từ năm 1999 tới nay), chủ động từ bỏ ĐCSTQ, và mở ra một tương lai tươi sáng lạn cho bản thân, cho người dân Trung Quốc và cho đất nước Trung Quốc.
Từ khóa Giang Trạch Dân Hồ Cẩm Đào Đặng Tiểu Bình Dòng sự kiện Tập Cận Bình Pháp Luân Công