Là loại thức uống lên men, giàu men vi sinh và enzyme cùng hàm lượng lớn lợi khuẩn, dễ dàng được cơ thể hấp thụ, giấm táo có công dụng vô cùng tuyệt vời đối với sức khỏe và làm đẹp. Các ứng dụng khác trong sinh hoạt cũng rất hữu ích, đáng để bạn tham khảo.

công dụng của giấm táo, giấm táo
(Ảnh: DenisMArt/Shutterstock)

Có vẻ như giấm táo giống như một loại thực phẩm thời thượng mới xuất hiện. Nhưng nó thực sự đã được sử dụng cách đây mấy ngàn năm. Người Babylon đã sử dụng giấm táo như một loại thuốc bổ ngay từ khoảng năm 5000 TCN; người Ai Cập và samurai Nhật Bản cũng sử dụng nó lần lượt vào khoảng năm 3000 TCN và 1200 TCN. 

Thành phần dinh dưỡng của giấm táo

Giấm táo có chứa 90 thành phần dinh dưỡng và cofactor (đóng vai trò như một chiếc cầu kết nối enzyme và cơ chất), vì vậy được đánh giá là loại thức uống đặc biệt có thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

Giấm táo giàu kali và magie, đồng thời chứa canxi, clo, đồng, sắt, clorua và natri. Nó cũng chứa vitamin A, B1, B2, B6, C và E. Đây cũng là nguồn cung cấp tuyệt vời các enzyme và men vi sinh, cũng như pectin, chất xơ và chất điện giải.

Tất nhiên, lượng chất dinh dưỡng trên có trong giấm táo phụ thuộc vào chất lượng của sản phẩm. 

17 lợi ích đáng kinh ngạc của giấm táo 

Giấm táo rất giàu vitamin, khoáng chất, enzyme, men vi sinh, axit và chất xơ nên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Giấm táo cân bằng độ pH trong cơ thể và có đặc tính khử trùng, kháng virus, diệt khuẩn và kháng nấm mạnh. 

Ngoài những công dụng trên, giấm táo còn có những lợi ích đáng kinh ngạc sau: 

  • Cân bằng hệ sinh thái trong cơ thể và giữ cho cơ thể khỏe mạnh;
  • Bảo vệ và giảm chứng khó tiêu; 
  • Giúp giảm các triệu chứng trào ngược axit; 
  • Giúp cho việc đại tiện dễ dàng;
  • Giúp cân bằng lượng đường trong máu; 
  • Giúp giảm các triệu chứng dị ứng; 
  • Giúp giảm các triệu chứng xoang, đau họng, nhức đầu và cảm cúm; 
  • Giúp loại bỏ các bệnh về da như mụn trứng cá, chàm và mụn cóc;
  • Giảm mức cholesterol và huyết áp;
  • Diệt nấm Candida albicans và tăng vi khuẩn có lợi trong đường ruột;
  • Giảm viêm liên quan đến viêm khớp và bệnh gút; 
  • Giải độc toàn diện;
  • Loại bỏ các hạch bạch huyết; 
  • Làm sạch da đầu và giúp mọc tóc; 
  • Làm dịu cháy nắng;
  • Cung cấp năng lượng.
shutterstock 2104262174
Xịt giấm táo giúp chống vi khuẩn, làm sạch rau. (Ảnh: Ahmet Misirligul/ Shutterstock)

Với rất nhiều lợi ích của giấm táo và khả năng điều trị hầu hết các bệnh trong cơ thể con người, thật khó để bỏ qua lợi ích của nó.

Cách sử dụng giấm táo

Vậy nên sử dụng giấm táo như thế nào? Trên thực tế, có nhiều cách để làm cho giấm táo phát huy tác dụng của nó mà không tạo ra mùi vị khó chịu hay cảm giác nóng rát. Nếu không thể uống trực tiếp giấm táo, bạn có thể rót một cốc nước, thêm 60ml giấm táo và pha loãng để uống. Nhưng đối với những người bị viêm họng hoặc có triệu chứng trào ngược axit thì uống trực tiếp không qua pha loãng sẽ có tác dụng nhanh và tốt hơn. Dưới đây là một số cách sử dụng giấm táo: 

Điều trị trào ngược axit và ợ nóng: Sự mất cân bằng pH trong dạ dày, thiếu enzyme và men vi sinh là nguyên nhân chính của 2 hiện tượng này. May mắn là giấm táo có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết để đẩy lùi triệu chứng của chúng. 

Chỉ cần thêm 60ml giấm táo vào một cốc nước và uống trước bữa ăn 15 phút có thể cải thiện tình trạng trào ngược axit và cải thiện khả năng tiêu hóa thức ăn. Nếu đã bị ợ nóng, có thể uống ngay 60ml giấm táo chưa pha loãng, mặc dù có thể bị bỏng khi nuốt nhưng nó sẽ cho hiệu quả tốt và tránh được các tác dụng phụ thường gặp trong các phương pháp trị liệu thông thường.

Trị cảm, viêm họng: Do đặc tính kháng khuẩn và sự hiện diện của men vi sinh, giấm táo rất hiệu quả trong việc điều trị cả hai tình trạng này. Thêm 2 muỗng canh giấm táo vào một cốc nước, uống 3 lần/ngày có thể giúp chống lại các triệu chứng cảm lạnh và đau họng. 

Để có kết quả nhanh hơn, hãy uống giấm táo không pha loãng. Những người bị đau họng không thể uống giấm táo nguyên chất có thể thử súc miệng 60ml trước và sau đó uống 60ml giấm táo pha với nước.

Trị dị ứng theo mùa: Giấm táo phân giải chất nhầy và giúp thoát độc tố bạch huyết, cũng như làm sạch xoang của bạn. Uống 3 lần một ngày, mỗi lần 2 muỗng canh giấm táo pha vào một cốc nước lớn.

Chữa giãn tĩnh mạch: Giấm táo cải thiện lưu thông máu trong thành tĩnh mạch và chống viêm nên có thể làm giảm sưng tĩnh mạch. Trộn nước cây phỉ với giấm táo và thoa lên vùng bị ảnh hưởng theo chuyển động tròn. Có thể mất vài tuần mới có hiệu quả. 

Làm dịu vết cháy nắng: Thêm một cốc giấm táo vào bồn tắm nước ấm, cùng với một ít dầu dừa có thể chữa lành làn da bị cháy nắng. 

Khử mùi cơ thể: Giấm táo giết chết vi khuẩn và nấm men gây mùi cơ thể. Chấm giấm táo bằng ngón tay và thoa lên vùng nách. 

Dùng để gội đầu: Giấm táo điều chỉnh độ pH của da đầu và loại bỏ cặn bã. Bạn có thể đổ đầy một cốc nước cho vào dầu gội và thêm một thìa giấm táo để xả lần cuối. Bạn cũng có thể mua dầu gội có chứa giấm táo. 

Dưỡng da: Giấm táo điều chỉnh độ pH và giúp điều trị bệnh ngoài da. Chỉ cần thoa giấm táo lên vùng bị ảnh hưởng và dùng dầu dừa để dưỡng ẩm.

Làm trắng răng: Lấy ngón tay của bạn chà giấm táo lên răng trong 1 phút, sau đó súc miệng bằng nước sạch.

Chất tẩy rửa gia dụng: Các đặc tính kháng khuẩn và cân bằng độ pH của giấm táo làm cho nó trở thành một chất tẩy rửa gia dụng tuyệt vời. Đổ một nửa nước và một nửa giấm táo vào bình xịt, và sử dụng như bất kỳ chất tẩy rửa dạng lỏng nào khác.  

Diệt bọ chét trên thú cưng: Trộn giấm táo và nước theo tỷ lệ 1:1 và xịt lên vật nuôi. Dung dịch này cũng có thể được dùng để tắm cho vật nuôi mỗi ngày 1 lần trong vài tuần. 

shutterstock 1742325380
Xịt giấm táo lên vật nuôi giúp diệt bọ chét hiệu quả. (Ảnh: Vaillery/ Shutterstock)

Bạn có thể sử dụng giấm táo thay cho giấm trắng trong nấu ăn, làm nước sốt cà chua, mù tạt và sốt mayonnaise. 

Bạn cũng có thể pha nước ép nho, nước ép táo và giấm táo theo tỷ lệ 5:3:1 để làm đồ uống. 

Thậm chí bạn còn có thể tự chế thuốc tẩy giun và thuốc bổ với giấm táo để bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng do vi khuẩn. 

Khi mua giấm táo để sử dụng, hãy nhớ mua giấm hữu cơ, chưa lọc. Bạn có thể mua nhãn hiệu giấm táo yêu thích của Bragg hoặc bạn có thể tự làm. 

Cách tự làm giấm táo

shutterstock 616960094
Bạn có thể mua giấm táo hữu cơ để dùng hoặc bạn có thể tự làm. (Ảnh: MAHATHIR MOHD YASIN/ Shutterstock)

Vật liệu và nguyên liệu cần thiết: 

  • 10 quả táo hữu cơ;
  • 2 bát thủy tinh lớn hoặc hũ thủy tinh; 
  • Vải thưa để bịt kín bát hoặc lọ.

Táo rửa sạch, cắt làm tư, phơi ngoài trời cho đến khi táo chuyển sang màu nâu rồi cho vào tô (hoặc hũ) thủy tinh. Cho nước cất ngập táo. Sau đó bịt kín miệng bát hoặc hũ bằng vải thưa và đặt ở nơi tối và ấm trong 6 tháng. Dùng thìa khuấy nhẹ mỗi tuần một lần.

Sau khi hết thời gian lên men, vớt ra bát hoặc hũ thủy tinh. Lúc này trên bề mặt chất lỏng sẽ có một lớp váng. Điều này được hình thành dưới tác động của hệ thực vật bình thường trong quá trình rượu biến thành giấm. Từ từ lọc chất lỏng qua vải thưa vào một lọ thủy tinh khác, hoặc cũng có thể sử dụng bộ lọc cà phê. 

Sau khi lọc xong, dùng vải thưa bịt miệng lọ lại, để thêm 4 đến 6 tuần nữa là có thể dùng được giấm táo.