Đừng nghĩ rằng trẻ còn quá nhỏ để thể hiện cảm xúc của mình ngoài việc khóc. Trên thực tế, có những dấu hiệu đặc biệt cho thấy trẻ có vấn đề về cảm xúc, cha mẹ cần thật sự quan tâm.

tiền kiếp
(Ảnh minh hoạ/ Shutterstock)

1. Giấc ngủ không yên

Ban đêm là khoảng thời gian khó khăn đối với trẻ em. Việc tách một đứa trẻ sơ sinh hoặc một đứa trẻ bập bẹ ra khỏi cha mẹ sẽ khiến chúng cảm thấy lo lắng là điều rất tự nhiên. Nhưng nếu con bạn bị mất ngủ trong thời gian dài, chắc hẳn có điều gì đó đang làm phiền trẻ. Cha mẹ hãy trò chuyện với con bạn trước khi đi ngủ để trẻ có cảm giác an toàn, điều này có thể cải thiện giấc ngủ của trẻ. 

2. Biếng ăn

Nhiều chuyên gia nhắc nhở các bậc cha mẹ nên chú ý đến chế độ ăn uống của con cái. Nếu con bạn biếng ăn, thường là do cảm xúc của trẻ đang có vấn đề, cha mẹ nên nghiêm túc xem xét. Nếu điều này bị bỏ qua, nó có thể phát triển thành rối loạn nhịp điệu ăn uống. Cha mẹ đừng ép con ăn vào thời điểm này, mà nên thường xuyên thay đổi các món ăn, khuyến khích con ăn bằng cách nấu nướng và chuẩn bị những món ăn mà chúng yêu thích. 

Nếu thói quen ăn uống không tốt của trẻ kéo dài một thời gian hoặc khiến trẻ sụt cân nhiều thì nên cho trẻ đi khám bác sĩ sớm nhất có thể. 

3. Bệnh thường xuyên tái phát

Nếu con bạn kêu đau bụng hoặc đau đầu nhưng không có bất kỳ triệu chứng nào ra bên ngoài, thì có thể trẻ đang bị căng thẳng. 

Từng có một chuyện như vậy: Một cậu bé bời vì cha mẹ ly hôn nên tâm trạng rất lo lắng, cậu bé liên tục đến phòng y tế của trường để kiểm tra, nói rằng cậu bị đau đầu. Tuy nhiên, nhân viên y tế trường cũng bất lực vì không tìm thấy nguyên nhân, nên đã nhờ bác sĩ tâm lý tư vấn. Khi biết về mối quan hệ đổ vỡ trong gia đình của đứa trẻ, cuối cùng bác sĩ cũng đã tìm ra nguyên nhân của bệnh.

4. Hành vi kích động

Mọi người đều biết rằng những đứa trẻ bập bẹ cũng hay nổi cơn thịnh nộ, nhưng hành vi mà chúng biểu hiện ra luôn thất thường. Bởi vì thời điểm này đứa trẻ vẫn chưa biểu đạt tâm trạng của mình bằng ngôn ngữ, cách duy nhất chúng giảm bớt căng thẳng là cắn, chọc tức hoặc bắt nạt bạn cùng chơi. 

Mặc dù, lý do cho loại hành vi này có thể liên quan đến những cảnh bạo lực trên TV, nhưng sự tức giận của trẻ có nhiều khả năng bắt nguồn từ chứng trầm cảm, nghĩa là bạn nên cố gắng  đừng buộc trẻ nên phải làm gì và làm như thế nào khi còn nhỏ, nếu không nó sẽ chỉ làm gia tăng căng thẳng ở trẻ. Lý do là vì trẻ em cần được vui chơi mà không phải lo lắng gì cả. 

5. Sợ bất cứ điều gì

trẻ lo lắng
(Ảnh: Brian A Jackson/shutterstock)

Việc trẻ em sợ bão sau khi xem báo cáo về thảm họa bão trên TV là điều hợp lý. Tương tự như vậy, việc học sinh sợ hãi trước kỳ thi sắp tới là điều bình thường. Nhưng nếu trẻ sợ mọi thứ và mọi người, điều đó thì đã không còn bình thường nữa. Khi trẻ càng cảm thấy bất lực thì trẻ lại càng sợ nhiều thứ hơn. 

6. Nói dối và gian lận 

Trẻ mẫu giáo khoảng 5 tuổi đôi khi nói dối, nhưng chúng thường không nhận thức được hậu quả của hành động của mình. Những đứa trẻ lớn hơn cũng nói dối khi chúng có thể phân biệt được sự thật với điều sai trái, chủ yếu là do chúng phải chịu nhiều áp lực.

Nếu con bạn thường xuyên nhìn thấy bạn nói dối về lý do đi làm trễ thì chính bạn đang là gương xấu cho trẻ học theo. Tốt nhất là dạy trẻ tầm quan trọng của sự trung thực và hậu quả của việc nói dối. Nếu nói dối đã trở thành thói quen của trẻ, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ tâm lý. 

7. Khóc không ngừng

Thường thì trẻ khóc vì đói hoặc mệt, nhưng khóc cũng là một cách tự nhiên để giảm căng thẳng. Nếu đứa trẻ hễ động một tí là chảy nước mắt, hơn nữa không dễ dỗ dành, khóc không ngừng, đây cũng là dấu hiệu cho thấy chúng đã kìm nén một số cảm xúc.