Ngủ quá nhiều không giúp bạn thức dậy trong trạng thái vui vẻ mà chỉ làm bạn thêm mệt mỏi, thiếu tập trung, bực bội, sức khỏe kém đi, giảm năng suất làm việc và ảnh hướng đến các mối quan hệ xã hội. 

nhịn tiểu, thức dậy, buổi sáng
(Ảnh: siro46/Shutterstock)

1. Cảm thấy kiệt sức mọi lúc

Nếu nghĩ rằng ngủ càng nhiều càng khiến cơ thể sảng khoái và tràn đầy năng lượng thì bạn đã nhầm. Ngược lại, ngủ quá nhiều sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và không muốn làm bất cứ việc gì. Thời lượng ngủ dành cho người lớn được khuyến nghị ở mức từ 7-9 giờ. Nếu ngủ nhiều hơn thế, não của bạn sẽ có cảm giác lâng lâng, mệt mỏi, uể oải, khiến bạn không thể tập trung.

2. Bị đau đầu

Đây là một dấu hiệu phổ biến thường xảy ra với người ngủ quá nhiều, nguyên nhân là do chất dẫn truyền thần kinh bị kích thích sai cách. Ngủ quá nhiều sẽ khiến bạn bị đau đầu cùng với cảm giác căng thẳng. Một cuộc khảo sát cho thấy 60% người ngủ ngáy có xu hướng thức dậy với cơn đau đầu.

nhịn tiểu, thức dậy, buổi sáng
(Ảnh: tommaso79/Shutterstock)

3. Tình trạng mãn tính của bạn có thể chuyển biến xấu

Ngủ quá nhiều có thể làm các bệnh mãn tính (như trầm cảm, đau lưng…) của bạn trở nên trầm trọng hơn. Nếu bạn mắc chứng ngưng thở khi ngủ thì giấc ngủ dài có thể gây ra hậu quả khó lường. Ví dụ như sức khỏe tim sẽ kém đi.

4. Cảm thấy dễ cáu kỉnh

Giấc ngủ dài không giúp bạn thấy hạnh phúc và tràn đầy năng lượng khi thức dậy, mà thay vào đó sẽ là cảm giác cáu kỉnh và ủ rũ. Vừa thức dậy đã thấy mệt mỏi sẽ kéo tâm trạng cả ngày của bạn xuống. Bạn sẽ dễ cau có, tức giận hơn bình thường. 

ngủ nhiều
(Ảnh: John-Mark Smith / Pexels)

5. Bạn có thể già sớm

Ngủ nhiều làm cả khuôn mặt và bộ não của bạn già đi nhanh hơn. Ngủ quá nhiều gây ra các vấn đề về trí nhớ và khả năng tập trung. Ngoài ra, ngủ quên còn làm chậm quá trình trao đổi chất và gây tăng cân (vì càng lớn tuổi, quá trình trao đổi chất của cơ thể càng diễn ra chậm hơn). Người ta ước tính rằng sau này bạn có thể già hơn tuổi thật 2 năm nếu liên tục ngủ quá nhiều. 

Minh Minh (Theo Bright Side)

Xem thêm: