Vào năm 2015, nhà hàng The Clink đã giành được giải thưởng “Nhà hàng được du khách yêu thích” trên chuyên trang du lịch quốc tế Trip Advisor.

Robbbie Lister ở Anh quốc phải ngồi tù do phạm tội tàng trữ ma túy và có thể sẽ chôn vùi tuổi trẻ khi chỉ vừa hơn 20 tuổi. Lúc này, cơ hội làm lại cuộc đời đã xuất hiện trong đời anh khiến anh từ một phạm nhân ma túy trở thành đầu bếp giỏi cũng như có được công việc tại một nhà hàng cao cấp. Tất cả những điều này đều là nhờ có nhà hàng The Clink được khai trương vào năm 2009 tại nhà tù High Down.

Nhà hàng cao cấp chỉ mở ở nhà tù

Nguồn gốc của cái tên The Clink là tên của một nhà tù nổi tiếng ở London, nhà tù này được sử dụng từ thế kỷ 12 đến năm 1780, hiện đã trở thành địa điểm tham quan. Nhà hàng The Clink bắt đầu khai trương vào năm 2009, đến nay đã mở được 4 nhà hàng, từ người phục vụ đến nhân viên làm việc trong bếp đều là các phạm nhân.

Vào năm 2015, nhà hàng The Clink đã chiến thắng giải thưởng “Nhà hàng được du khách yêu thích” trên trang du lịch quốc tế Trip Advisor. BBC từng ghi hình một đoạn phim tài liệu dài 50 phút ở đây và đặt tên là “Nhà hàng Nhà tù”, đoạn phim ghi lại hình ảnh nhà hàng được mở ra đầu tiên ở nhà tù High Down.

Giám đốc nhà hàng Alberto Crisci chia sẻ trong đoạn phim rằng: “Hãy thử tưởng tượng mà xem, nếu anh em, bạn đời, cha mẹ, con cái của bạn phạm tội phải ngồi tù. Sau khi họ ra tù, sẽ không có ai muốn giúp đỡ họ, cho họ công việc, vậy thì bạn phải làm sao đây?”. Anh kỳ vọng thông qua việc mở ra cơ hội làm việc trong bếp, bồi dưỡng kỹ năng của các phạm nhân để họ có thể hòa nhập vào xã hội sau khi ra tù.

nha hang tu nhan
Anh Alberto bắt đầu kế hoạch đào tạo tù nhân của mình trong khi phải đối mặt với những thách thức không thể lường trước. Nhưng anh đã quyết định tin tưởng vào những tù nhân mà mình tuyển dụng. (Ảnh chụp màn hình video)

Vào năm 2009, nhờ sự giúp đỡ của các phạm nhân và tổ chức từ thiện, anh Alberto đã bắt đầu thực hiện “kế hoạch chuyển mình” như nguyện vọng: bồi dưỡng các phạm nhân trở thành đầu bếp chuyên nghiệp. Các phạm nhân ma túy đã có được cơ hội thay đổi cuộc đời nhờ vào cơ hội này.

Khi được phỏng vấn, anh Robbbie có nhắc đến ban đầu mình “phải ngồi tù do tàng trữ 28g heroin và 85g cần sa trên người”. Anh đã có tiền án, dù sau khi mãn tù cũng rất khó có được một tương lai tươi sáng. Khi biết đến kế hoạch của nhà hàng The Clink, anh cũng đã tham gia phỏng vấn và thuận lợi được tuyển dụng. Thế nhưng ban đầu mọi người bị cảnh cáo rằng: “Các anh chỉ có một cơ hội thôi”.

tu nhan
Anh Robbie được tham gia khóa huấn luyện đầu bếp, anh mặc đồng phục làm việc và cố gắng khắc phục khó khăn để học tập. (Ảnh chụp màn hình video)

Đây là cơ hội bồi dưỡng khó mà có được của các phạm nhân. Một tuần sau khi kế hoạch bắt đầu thì có tù nhân “nói mà không làm”, ví dụ như đùa nghịch, ăn vụng, uy hiếp đồng nghiệp v.v… nên bị sa thải. Anh Robbie thì rất biết giữ mình, ngày càng tốt hơn, nhưng anh vẫn phải đối mặt với những thử thách rất khó khăn.

Robbie bị nói lắp, anh không thể dễ dàng nói chuyện được với đồng nghiệp, trí nhớ của anh cũng không tốt mà công thức các món ăn Tây thì rất rườm rà, vì thế anh thường hay cảm thấy căng thẳng và thiếu tự tin, anh rất sợ mình sẽ làm hỏng nhiệm vụ được giao. Tuy vậy giám đốc Alberto Crisc vẫn đủ kiên nhẫn để giúp đỡ phạm nhân biết học hỏi từ sai lầm như Robbie. Một khi họ có tiến bộ thì anh sẽ luôn khen ngợi.

Phạm nhân ma túy cần cù luyện tập và được vào làm ở nhà hàng cao cấp

Trong thời gian huấn luyện, anh Robbie không ngừng cố gắng luyện tập và dần dần cũng đã thay đổi tính cách, anh mạnh dạn thử sức cũng như chủ động giành lấy cơ hội. Trong thời gian này, anh Alberto đã mời bếp trưởng nổi tiếng Giorgio Locatelli đến để dạy họ lớp nấu ăn và còn hứa với các phạm nhân rằng sau này sẽ cho họ cơ hội việc làm.

Khoảng 2 tháng sau, anh Robbie đã có được cơ hội phỏng vấn tại nhà hàng Ý Locanda Locatelli tốt nhất London. Ngày hôm đó, anh được đặc biệt cho phép ra khỏi tù để tham gia phỏng vấn và được anh Alberto đi cùng. Đề thi là nấu một món ăn, hai giờ sau, khi anh đặt món ăn lên bàn trước mặt ông Lotelli, anh đã thành công vượt qua vòng thử thách và có được công việc tại nhà hàng cao cấp với mức lương 19.000 bảng Anh/năm (tương đương 578 triệu đồng).

Trải qua đợt huấn luyện với cường độ cao trong khoảng 3 tháng, anh Robbie từ một người không biết gì về nấu ăn đã trở thành một đầu bếp giỏi.

Sự thành công của Robbie không phải là duy nhất, còn có rất nhiều những phạm nhân khác đã “đổi đời” thuận lợi. Kế hoạch của anh Alberto không chỉ mang lại hy vọng cho các phạm nhân mà còn đóng góp tích cực cho xã hội: nhà hàng mở ra đã thành công trong việc giảm tỷ lệ tái phạm tội của các phạm nhân được mãn hạn tù từ 70% xuống còn 12,5%.

Nhà phê bình ẩm thực nổi tiếng của Mỹ bày tỏ lòng kính trọng đến “Nhà hàng tù nhân”

Nhà phê bình ẩm thực người Mỹ Giles Coren của tạp chí The Times nói rằng: “Nhà hàng The Clink đã làm một việc rất tuyệt vời cho các phạm nhân, người dân, xã hội và ngành ẩm thực của Anh. Đối với điều này, tôi không thể không bày tỏ lòng kính trọng!”

Hiển nhiên là nhà hàng tù nhân không chỉ làm về ẩm thực mà còn là một công trình xã hội, mang theo vấn đề xã hội mà mọi người cần phải cùng nhau đối mặt. Sỹ quan cảnh sát Jeremy Waite quản lý nhà tù ở Anh cho biết: “Nhà tù không chỉ là nơi để trừng phạt mà còn có nhiệm vụ bảo vệ mọi người, làm lại từ đầu”.

Có lẽ có người sẽ cảm thấy lo lắng về sự an toàn của nơi dùng bữa, anh Alberto cũng từng nói rằng: “Một khi xảy ra bạo lực thì nhà hàng sẽ phải đóng cửa”. Nhưng cho đến nay chưa hề xuất hiện bất cứ sự việc nguy hiểm nào. Theo BBC, “Tất cả những phạm nhân làm việc trong nhà hàng đều thuộc vào nhóm có nguy cơ thấp nhất. Đa phần họ đều chỉ còn vài tháng tù giam cuối cùng”.

Việc làm khó mà có được này giúp xã hội đi theo vòng tuần hoàn lương thiện. Không chỉ mang đến những món ngon mà còn khiến mọi người có được trải nghiệm dùng bữa rất đặc biệt. Ai nấy đều cần phải được kiểm tra an ninh thì mới có thể vào trong nhà hàng ; thông qua việc để các phạm nhân phục vụ những người bình thường, mọi người có thể tận mắt nhìn thấy được họ cố gắng làm việc và thay đổi bản thân như thế nào, từ đó tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau.

Hoan nghênh đến thưởng thức “cơm tù siêu cao cấp”

  1. Trải nghiệm dùng bữa đặc biệt. Nơi dùng bữa cùng tầng với các phạm nhân cấp B.
  2. Những món ăn thơm ngon sử dụng nguyên liệu theo mùa tươi ngon và được chế biến bởi những kỹ thuật nấu nướng mới nhất.
  3. Được phục vụ bởi các phạm nhân cấp D đã qua huấn luyện đặc biệt của nhà hàng.
  4. Nhà hàng còn có cung cấp phòng ăn đặt riêng với 25 chỗ ngồi và có lắp đặt thiết bị nghe nhìn. Đây là nơi lý tưởng cho các cuộc họp, hội nghị và diễn thuyết.

(Ghi chú: Ở Anh chia phạm nhân làm 4 cấp ABCD, trong đó cấp A là phạm nhân mang trọng tội có mức độ nguy hiểm cao nhất. Phạm nhân cấp A, B, C bị giam trong nhà tù. Chỉ có cấp D là được giam lỏng, có thể hoạt động tự do trong phạm vi nhất định.)

Muốn được thưởng thức “bữa cơm tù” này hoàn toàn không dễ dàng, bởi vì nhà hàng rất đông khách, các chính trị gia và thương gia là khách quen ở đây. Các cư dân mạng lại càng khen ngợi nhà hàng này, ví dụ như “chất lượng dịch vụ tốt”, “trải nghiệm vô cùng khó quên”, nếu có dịp đến với nước Anh, bạn hãy thử sắp xếp đến trải nghiệm ở nhà tù này nhé!

Dưới đây là những hình ảnh giới thiệu về nhà hàng The Clink ở nhà tù nữ đầu tiên được khai trương tại Cheshire East vào năm 2015:

Ngọc Trúc

Xem thêm: