Thảm kịch kinh hoàng tại lễ hội Halloween Hàn Quốc ngày 29/10 vẫn còn khiến nhiều người sợ hãi và ám ảnh. Khi xảy ra giẫm đạp và chèn ép, xin hãy ghi nhớ “3 thủ thuật” này để cứu sống bạn.

Embed from Getty Images

Vào giữa đêm 29 /10, tại trung tâm Itaewon nổi tiếng ở Seoul, Hàn Quốc, đã diễn ra lễ hội Halloween đầu tiên sau 3 năm kể từ khi đại dịch virus corona bùng phát. Thật không may, trong lễ hội một thảm kịch giẫm đạp quy mô lớn đã xảy ra, khiến 154 người thiệt mạng và 149 người bị thương nặng, trong đó số nạn nhân tử vong người nước ngoài lên tới 26 người, số báo cáo mất tích vượt quá 4.000 người, và số người bị thương vẫn tiếp tục tăng lên.

Halloween là một lễ hội có nguồn gốc từ phương Tây. Vào ngày này, trẻ em sẽ mặc trang phục và đeo mặt nạ ma quỷ, đi từ nhà này sang nhà khác để xin kẹo, và hét lên “trick or treat” (ý rằng không muốn bị trêu đùa thì hãy cho kẹo). 

Trong tôn giáo tin rằng ma và quỷ có liên quan với nhau, vì vậy người phương Tây truyền thống thường không khuyến khích con người tham gia vào lễ hội ma quỷ này, nhưng với sự thế tục hóa và giải trí hóa mà các hoạt động Halloween ở nhiều khu vực đã chuyển sang các màn biểu diễn hài hước và lôi cuốn, từ đó làm loãng đi bầu không khí bí ẩn, kinh dị, khiến con người dễ dàng quên đi mối liên quan đáng ngại của lễ hội với ma quỷ.

Những người sống sót vẫn còn sợ hãi và ám ảnh khi nhớ lại cảnh tượng kinh hoàng

Năm nay, số lượng người tham gia lễ hội Halloween tại Itaewon tăng gấp 10 lần, đạt quy mô 100.000 người. Điều này khiến cho việc kiểm soát đám đông bị hạn chế, không có lực khai thông và thoát hiểm nên dẫn đến cảnh tượng thương vong nặng nề như vậy. Con hẻm dốc,nơi xảy ra tai nạn, chỉ rộng khoảng 3,2 mét và dài 40 mét. Vào thời điểm đó, có khoảng 300 người bị mắc kẹt ở đoạn đường trước hẻm 5,7m, và phần lớn người chết cũng tập trung tại đây.

Sau khi vụ việc xảy ra, nhiều người sống sót chứng kiến ​​cảnh tượng vẫn vô cùng sợ hãi, họ cho biết lúc đó chung quanh chật cứng người, khi nhận ra tình hình có vẻ đang trở nên nguy hiểm và muốn quay đầu lại nhưng không thể. Khi này, dòng người đã chật ních, chân đạp lên nhau, thậm chí muốn nhích nửa bước cũng là việc vô cùng khó khăn. Lúc ấy, không khí đã bắt đầu loãng ra, tất cả đều toát mồ hôi đầm đìa và khó thở, rất nhiều người cảm thấy rất đau đớn, sắc mặt tái nhợt. Một khi họ bị xô đẩy và cả đám đông người ngã xuống, cảnh tượng như những quân cờ domino đổ rạp, từng lớp người đè lên lớp người khác, họ ngay lập tức bị nhấn xuống, trong tình cảnh này hoàn toàn không có cách nào giải thoát.

Nguyên nhân khiến cảnh tượng xô đẩy trở thành một vụ tai nạn thương vong nặng nề

Bác sĩ phẫn thuật lồng ngực người Đài Loan Tô Nhất Phong cho rằng: “Nguyên nhân chính là do lượng người chen chúc và chèn ép nhau quá lớn, dẫn đến tình trạng không thể thở bình thường.” 

Nếu trong thời gian ngắn thì điều này có thể không phải vấn đề lớn, nhưng nếu bị thiếu oxy trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng hôn mê và ngã, khi cơ thể bị ép bằng lực cũng có thể khiến máu lưu thông kém gây rối loạn tuần hoàn, hoảng loạn, điều này làm tăng tốc độ hôn mê.

Theo suy đoán, hầu hết các nạn nhân tử vong gần như là do bị đè nén nên dẫn đến ngạt thở, không đủ chỗ để cử động lồng ngực gây ra tình trạng ngừng tim do chấn thương. Những người thiệt mạng bao gồm 98 phụ nữ và 56 nam giới, nữ giới gần gấp đôi so với nam giới. 

Bác sĩ Tô cho biết nguyên nhân là do phương thức vận động của hệ hô hấp khác nhau giữa nam và nữ. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phụ nữ dựa vào ngực để thở nhiều hơn, trong khi các vận động viên và người tập võ lại tập luyện để có thể thở bằng bụng.

“Trong khi bị chèn ép, thở bằng ngực là điều hoàn toàn không thể, chỉ có thể dựa vào việc thở bằng bụng, nhưng trong tình cảnh đó ngay cả thở bụng cũng không thể thực hiện được khi áp lực quá nặng”, ông nói. Vì vậy, điều đó khiến cho phụ nữ có thương vong nghiêm trọng hơn nam giới.

Bác sĩ Tô chỉ ra, khi hồi sức tim phổi (CPR) được thực hiện đúng cách thì sẽ rất hao tốn thể lực. Một lính cứu hỏa cho biết “hô hấp nhân tạo là biện pháp cuối cùng để cứu sống”, nhưng hầu hết các nguyên nhân gây ra ngưng tim ngoại viện (OHCA) đều không thể xử lý ngay tại chỗ, và thời gian vàng cứu người thường dưới 4 phút. Hầu hết những người sống sót đều rất may mắn khi được giải cứu thành công. Người thân hoặc công chúng cần phát hiện ra bất thường ngay từ đầu và tiến hành ngay hô hấp nhân tạo và khử rung tim kịp thời.

Sau khoảng 4 đến 6 phút mà bệnh nhân không có nhịp thở và nhịp tim, các tế bào não sẽ bị tổn thương do không được cung cấp oxy. Một khi các tế bào não bị tổn thương, chúng sẽ không thể phục hồi được. Nên gắng sức thực hiện CPR trong vòng 4 phút này và không thể bị gián đoạn trước khi máy khử rung tim ngoài tự động (AED) đến. Nếu không, nạn nhân có thể trở thành người thực vật.

Nếu tại thời điểm xảy ra vụ giẫm đạp, các nạn nhân được hô hấp nhân tạo kịp thời thì có lẽ số nạn nhân thiệt mạng sẽ được giảm xuống. Tuy nhiên, nhận định tình hình tại hiện trường cho thấy, lực lượng cảnh sát và cứu hỏa rất khó kéo được người ra ngoài. Việc thực hiện hô hấp nhân tạo cho các nạn nhân lúc ấy là vô cùng khó khăn.

Các yếu tố gây tử vong do giẫm đạp trong y học

Bác sĩ Ông Tử Hoa cho biết trên trang Facebook người hâm mộ rằng sự cố giẫm đạp luôn là một vấn đề nan giải trong y học cấp cứu, và 3 tình huống khó xử chính trong chăm sóc y tế khẩn cấp sẽ gặp phải là:

1. Một số lượng lớn các chấn thương làm cho việc điều trị y tế không kịp.

2. Có rất nhiều người đổ ra, không dễ dàng vào hiện trường để giải cứu.

3. Sau khi hồ sơ bệnh án bị phân tán, thông tin gửi đến bệnh viện bị trộn lẫn.

Nếu muốn sống sót trong cảnh giẫm đạp, chúng ta cần phải dựa vào tự lực. Các yếu tố gây tử vong do giẫm đạp trong y học là:

1. Ngạt thở: Là một trong những yếu tố gây tử vong do giẫm đạp cũng như chấn thương vùng đầu cổ, trong quá trình chèn ép, lồng ngực bị đám đông đè nén cả phía trước và sau khiến cho nạn nhân không thở được và ngạt thở.

2. Chấn thương vùng đầu cổ: Một trong những nguyên nhân tử vong thường gặp nhất, là hệ thần kinh trung ương bị giẫm đạp dẫn đến xuất huyết nội sọ, gãy cột sống cổ, từ đó dẫn đến tử vong.

3. Chảy máu do chấn thương sọ não và các cơ quan trong ổ bụng: Chảy máu các cơ quan nội tạng do chấn thương cơ thể một cách gián tiếp, bao gồm tràn máu màng phổi, vỡ gan và lá lách..v.v cũng là nguyên nhân chính gây tử vong.

Khi xảy ra giẫm đạp và chèn ép, xin hãy ghi nhớ “3 thủ thuật” để cứu sống bạn

1. Khi ở trạng thái đứng, hãy giữ hai tay ở hai bên ngực, đồng thời dùng xương cẳng tay đỡ vào thành trước và thành sau để tạo không gian cho phổi thở.

2. Trong trường hợp không may bị ngã, hãy lập tức cố gắng ngồi xếp bằng, sau đó dùng tay để bảo vệ đầu và cổ, vì khi ngồi xếp bằng sẽ có lực thăng bằng cao và chắc, tương đối khó bị giẫm lên và xô ngã. Mặt khác, khi bạn sử dụng cột sống của cơ thể và bắt chéo chân, không gian được thiết lập cho phép phổi duy trì chức năng thông khí, và việc bảo vệ đầu, cổ bằng tay có thể tránh các chấn thương trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương và cột sống cổ.

3. Nếu ngã mà không thể ngồi dậy, trước hết hãy bảo vệ đầu và cổ để tránh tổn thương hệ thần kinh trung ương, cố gắng di chuyển sang các góc hai bên dòng người, tìm không gian để thở, tránh bị giẫm đạp để không bị chấn thương sọ não và chờ cứu hộ. 

Hiệp hội Y tế khẩn cấp Đài Loan cũng đăng trên Facebook, đề nghị rằng trong trường hợp bị giẫm đạp, bạn có thể thực hiện 5 hành động bảo vệ sau:

1. Không nên hoảng sợ: Đừng la hét ầm ĩ, hoặc xô đẩy một cách vô thức, cần phải giữ sức.

2. Không lao vào chỗ cụt: Không nên lao vào các lối thoát hiểm hoặc hành lang hẹp, vì mật độ đám đông càng lớn càng nguy hiểm.

3. Đi theo dòng người: Không nên đi ngược chiều để tránh bị ngã do va quệt.

4. Hai tay bảo vệ ngực: Nâng hai tay lên trước ngực để tạo khoảng trống cho việc hô hấp.

5. Bảo vệ đầu: Trong trường hợp không may bị ngã, hãy ngay lập tức nằm nghiêng, co đầu gối và hai tay ôm đầu.