Gần đây, tàu lặn du lịch Titan đến thăm xác tàu Titanic đã mất liên lạc, hoạt động cứu hộ con tàu này đã thu hút sự chú ý của toàn cầu. Tuy nhiên, việc tìm kiếm cứu nạn dưới đáy biển sâu rất khó khăn, dù lịch sử khám phá đại dương của loài người đã có từ lâu. Đến nay mới chỉ có 20% diện tích đáy biển được lập bản đồ.

GettyImages 137521409
Ngày 20/01/2012, trong “Triển lãm tác phẩm mô hình London” tại Cung điện Alexander ở London, Anh, một người đàn ông đang cầm mô hình tàu Titanic theo tỷ lệ. (Ảnh: Dan Kitwood /Getty Images)

Theo báo cáo của CNN, các nhà khoa học luôn tin rằng du hành vũ trụ dễ hơn lặn xuống đáy biển. Ông Gene Feldman, nhà hải dương học cấp cao tại Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Hoa Kỳ (NASA), cũng cho biết chúng ta vẽ bản đồ mặt trăng và sao Hỏa còn tốt hơn bản đồ hành tinh của chính mình.

Theo dữ liệu từ Viện Hải dương học Woods Hole, đến nay có 12 phi hành gia đã hoàn thành sứ mệnh lên mặt trăng, trải qua tổng cộng 300 giờ trên bề mặt mặt trăng. Tuy nhiên, chỉ có 3 người từng khám phá Vực thẳm Challenger, phần sâu nhất của rãnh Mariana với thời gian tích lũy là 3 giờ.

Xác tàu lặn Titan được tìm thấy, không có người sống sót

Ngày 22/6, các quan chức của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hoa Kỳ thông báo, xác tàu Titan đã được tìm thấy cách xác tàu Titanic khoảng 488m, cả 5 người trên tàu lặn đều đã thiệt mạng trong một sự cố thảm khốc.

Khoảng 1 giờ 45 phút sau khi tàu Titan chìm, nó đã mất liên lạc với mặt nước ngay gần xác tàu Titanic. Các đội cứu hộ từ nhiều quốc gia đã gửi máy bay và tàu thủy, để tìm kiếm hàng ngàn dặm vuông trong nhiều ngày.

Trong một cuộc họp báo rằng vào sáng ngày 22/6, Chuẩn đô đốc John Mauger của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hoa Kỳ cho biết, một robot dưới biển sâu do tàu Canada triển khai đã tìm thấy mảnh vỡ của chiếc tàu lặn ở độ sâu 4.000m dưới mặt biển, cách mũi xác tàu Titanic khoảng 488m.

Chuyến thám hiểm tàu ​​ngầm Titanic là nhiệm vụ tự sát

Ngày 19/6, tàu ngầm thám hiểm Titan mất liên lạc sau khi ra khơi thăm xác tàu Titanic. Hai năm trước, một người đàn ông giàu có người Đức đã đi trên một chiếc tàu ngầm như vậy tới khám phá Titanic đã được phỏng vấn.

Ông đã tiết lộ những bức ảnh chụp bên trong tàu ngầm, đồng thời tiết lộ nhiều tình huống ly kỳ, mạo hiểm mà ông gặp phải vào thời điểm đó, và thẳng thừng nói rằng về căn bản, đây chính là một nhiệm vụ cảm tử.

Tháng 8/2021, người đàn ông giàu có 60 tuổi người Đức Arthur Loibl nói với tờ Bild của Đức rằng ông đã tham gia vào một cuộc phiêu lưu dưới nước trị giá 110.000 USD.

Ông cũng ngồi trên con tàu Titan đến khám phá xác tàu Titanic. Trên tàu lúc đó còn có chuyên gia tàu Titanic 73 tuổi người Pháp Paul-Henri Nargeolet và Giám đốc điều hành 61 tuổi Stockton Rush của công ty điều hành tàu ngầm OceanGate. Hai người này cũng nằm trong số 5 hành khách vẫn đang mất tích.

Khi nhớ lại trải nghiệm này, ông Loibl cảm thán, đó là một nhiệm vụ tự sát vào thời điểm đó. Lần đầu tiên lặn xuống độ sâu 1.600m, do hỏng tàu ngầm ông buộc phải bỏ cuộc.

Ngoài ra, khung ống thăng bằng dùng để giữ thăng bằng cho tàu ngầm bị gãy trước khi khởi hành, phải dùng dây đai cố định lại. Lần thử thứ 5 cũng bị chậm 5 tiếng do sự cố điện trước khi ra khơi. Do đó, ông nghi ngờ rằng một vấn đề tương tự về điện có lẽ đã xảy ra trên con tàu Titan.

Kỳ thực, điều tồi tệ hơn là bên trong tàu Titan rất chật chội. Không gian chỉ có 2,5m, môi trường này rất dễ bị xáo trộn, không có ghế hay nhà vệ sinh, nhiệt độ chỉ 4 độ C.

Ông Loibl nói, bị mắc kẹt trong một không gian chật hẹp như vậy chắc hẳn sẽ là địa ngục đối với 5 người, cần phải có tinh thần mạnh mẽ, không sợ ngột ngạt, và phải có khả năng ngồi xếp bằng trong 10 giờ.

(Nội dung tweet: “Một người đàn ông đã trả 250.000USD cho chuyến đi trước đó với OceanGate để khám phá xác tàu Titanic, công khai nói rằng ông thật may mắn khi còn sống, và mô tả chuyến đi của mình là ‘nhiệm vụ tự sát’. Khách du lịch mạo hiểm người Đức Arthur Loibl, người đã đến thăm Titanic trên tàu phụ Titan hiện đang mất tích, đã mô tả một loạt các vấn đề an toàn gây sốc.

Người đàn ông khẳng định chiếc tàu ngầm đầu tiên mà ông dự định đi không hoạt động đầy đủ, và chuyến đi thứ 2 được lên kế hoạch đã phải hủy bỏ do các bộ phận của tàu ngầm rơi ra, trong khi một chuyến đi khác liên quan đến sự cố điện. Ông cũng tuyên bố khung ống ổn định trên tàu bị rơi ra và được gắn lại bằng dây đai. Hiện giờ ông nói rằng mình đã “may mắn được sống sót” sau trải nghiệm đó.”)

Những cuộc phiêu lưu của ông Loibl rất phong phú, như tiếp cận xác tàu Titanic 2 lần. Thậm chí ông đã lên tàu thành công và bay qua Nga trên chiếc MiG-29 (MiG-29) thăm Bắc Cực và Nam Cực.

Tuy nhiên, ông cho rằng chuyến phiêu lưu trên tàu Titan là cực hình nhất trong số đó. Ông rất may mắn khi sống sót trở về, và hy vọng mọi người trên tàu đều có thể thoát ra ngoài an toàn.