Điều gì có tác động sâu sắc nhất đến tuổi thọ của một người? Có thể khiến nhiều người ngạc nhiên khi mà câu trả lời không phải là chế độ ăn uống hay tập thể dục, mà là đặc điểm tính cách. Đây là một kết luận được nhiều học giả rút ra sau các nghiên cứu.

sống lâu
Tích cực và nhận thức về cảm xúc xếp vị trí hàng đầu để có được một cuộc sống khỏe mạnh và trường thọ. (Ảnh: BAZA Production/ Shutterstock)

Hai đặc điểm tính cách chính giúp trường thọ: Tính tích cực và nhận thức về cảm xúc

Tỉnh Okinawa, Nhật Bản nổi tiếng về tuổi thọ, điều này được mô tả trong cuốn sách bán chạy nhất “Ikigai: Bí quyết sống lâu và hạnh phúc của người Nhật” (Ikigai: The Japanese Secret to a Long and Happy Life) của hai tác giả người Tây Ban Nha Héctor García và Francesc Miralles. Hai người họ đã đến thăm Okinawa, Nhật Bản, để thảo luận về bí quyết trường thọ, và khám phá ra triết lý nhân sinh “Ikigai” của người Nhật có tác động sâu sắc đến tuổi thọ.

Đồng thời, cuốn sách cũng đề cập đến một nghiên cứu do Đại học Yeshiva, Hoa Kỳ thực hiện, tập trung vào tính cách của 250 người sống trên trăm tuổi và tổng kết 2 đặc điểm tính cách chính giúp trường thọ: Tính tích cực và nhận thức về cảm xúc (Emotional Awareness).

Theo nghiên cứu, hầu hết những người sống trăm tuổi đều có tính cách tích cực, họ tin rằng nụ cười là điều không thể thiếu trong cuộc sống, họ coi bình yên và hạnh phúc là ưu tiên hàng đầu trong cuộc sống. Những người trường thọ này thường lạc quan, dễ gần, cho dù có lúc lâm vào cảnh túng quẫn, họ vẫn có thể tìm thấy niềm vui trong cuộc sống, vì vậy, tuổi thọ của họ sẽ dài hơn, cuộc sống sẽ hạnh phúc hơn.

Thứ hai, nghiên cứu cho thấy hầu hết những người sống trăm tuổi đều có nhận thức về cảm xúc cao, họ thường không kìm nén cảm xúc của mình mà dũng cảm bày tỏ chúng với người thân và bạn bè xung quanh. Dạng trí tuệ cảm xúc cao này giúp xây dựng các mối quan hệ ổn định và giải quyết xung đột để cải thiện hạnh phúc tổng thể.

Có thể thấy rằng cả tính tích cực và nhận thức về cảm xúc đều có thể giúp kéo dài tuổi thọ và cải thiện hạnh phúc của con người, đặc biệt các đặc điểm tính cách đóng vai trò quan trọng trong việc định hình cuộc sống cá nhân.

Ngoài ra, nhà khoa học y tế người Brazil Martins sau 10 năm nghiên cứu về những người cao tuổi trường thọ đã phát hiện ra rằng khoảng 90% những người cao tuổi trường thọ đều rất được kính trọng. Hơn nữa, nghiên cứu của y học hiện đại cũng chỉ ra rằng đặc điểm đạo đức cao và đạo đức thấp có những tác động hoàn toàn khác nhau đối với sức khỏe và tuổi thọ của con người:

(1) Người có đạo đức cao thường đối xử tốt với người khác, khi gặp khó khăn, họ thường nghĩ đến người khác trước mà không màng đến danh tiếng hay lợi ích. Họ hành động công tâm, tôn trọng người khác và thích giúp đỡ mọi người. Những người như vậy có tâm hồn thanh thản và không thù hận, tự nhiên sẽ được những người xung quanh tôn trọng. Vì vậy, họ có nhiều bạn bè và những mối quan hệ tốt đẹp. 

Hơn nữa, một người có đạo đức cao có thể cởi mở với mọi người và mọi thứ, vì vậy họ giữ được thái độ vô tư, không lo lắng. Họ có thể giữ cho mình một tâm thái bình tĩnh và yên bình. Người như vậy ăn được ngủ được, khả năng miễn dịch tốt, tự nhiên sẽ khỏe mạnh trường thọ.

Nghiên cứu y học hiện đại đã chứng minh rằng khi cơ thể người ở trạng thái tinh thần thoải mái vui vẻ thì hệ thần kinh nội tiết hoạt động bình thường, sự phối hợp và điều hòa của các cơ quan diễn ra bình thường, chức năng của các cơ quan cũng có thể thực hiện bình thường, từ đó, khả năng miễn dịch được tăng cường, và mầm bệnh sẽ không có điều kiện để phát triển.

trường thọ
Hầu hết những người sống trăm tuổi đều có tính cách tích cực. (Ảnh: Olena Yakobchuk/ Shutterstock)

(2) Người có đạo đức xấu thường hay có tư tưởng thù địch, thiếu sự tin tưởng và luôn phòng thủ khi kết thân với người khác. Họ luôn tìm cơ hội để bắt bẻ khi nghe ai đó nói và những điều tồi tệ thường đến với họ. Hơn nữa, người như vậy cũng thường hẹp hòi, vô tâm, ghen tỵ và thường xuyên cãi vã với người khác vì những chuyện vặt vãnh. Kiểu người này thường gây thù chuốc oán, suốt ngày chìm trong bầu không khí căng thẳng, ăn không ngon, ngủ không yên, luôn trong tâm trạng lo sợ, áp lực. Gánh nặng tâm lý vô hình này khiến vỏ não luôn trong tình trạng căng thẳng cao độ, dẫn đến rối loạn chức năng các cơ quan trong cơ thể.

Nghiên cứu y học hiện đại đã chứng minh rằng căng thẳng tinh thần là yếu tố nguy cơ gây ra nhiều loại bệnh tật như huyết áp cao, bệnh tim mạch và mạch máu não. Điều này khiến người đạo đức xấu khó có thể sống trường thọ.

Do đó, nếu muốn sống lâu và khỏe mạnh, bạn không chỉ cần chú ý đến chế độ ăn uống và cải thiện thói quen sinh hoạt mà việc duy trì một thái độ tốt cũng rất quan trọng!

Thiền định tạo ra thay đổi tích cực về tình cảm và sự đồng cảm

Một nhà khoa học về thần kinh não bộ đã chia sẻ trên TED Talks về thí nghiệm về thiền định của mình. Thí nghiệm được thực hiện trên một nhóm tình nguyện viên ở Boston bằng cách yêu cầu họ ngồi thiền 30-40 phút mỗi ngày, thí nghiệm kéo dài trong 3 tháng. Trước và sau cuộc thí nghiệm, não của họ được quét bằng chụp cộng hưởng từ (MRI). Những tình nguyện viên này không phải là nhà sư cũng không phải là người yêu thích thiền định. Họ có ít kinh nghiệm trong việc thiền định và không biết cách thực hiện như thế nào. Họ đã ngồi thiền trong 3 tháng theo yêu cầu của các nhà khoa học. Sau 3 tháng chụp cộng hưởng từ (MRI) của họ có nhiều chất xám hơn.

Ngoài ra, có một phát hiện thú vị là thùy trán của não bộ của họ cũng trở nên lớn hơn. Phần thùy trán này chịu trách nhiệm về năng lực lý giải và trí nhớ. Khi tuổi càng cao, thùy trước của não sẽ nhỏ lại và teo lại, điều này cũng giải thích tại sao người già trí có tri nhớ kém và không dễ dàng lý giải được mọi chuyện. Thế nhưng, thùy trước của não của một người thực hành thiền định 50 tuổi cũng giống như của một thanh niên 25 tuổi, điều này cho thấy thiền định có thể ngăn chặn hoặc trì hoãn quá trình lão hóa của não bộ. 

thiền định
Thiền định giúp khu vực tiếp giáp của thùy đỉnh phía trên tai người dần thay đổi, bộ phận này chịu trách nhiệm về sự thay đổi tình cảm và đồng cảm của một người. Hình ảnh các học viên Pháp Luân Công tại Toronto, Canada, luyện tập bài thiền định. (Ảnh: Wikimedia Commons)

Một thay đổi nữa là khu vực tiếp giáp của thùy đỉnh phía trên tai người cũng dần thay đổi, bộ phận này chịu trách nhiệm về sự thay đổi tình cảm và đồng cảm của một người. Thay đổi cuối cùng là hạch hạnh nhân nhỏ hơn ở những người thực hành thiền. Hạch hạnh nhân quyết định sự chạy trốn và chiến đấu, khi một người cảm thấy nhiều áp lực trong thời gian dài, hạch hạnh nhân sẽ to ra, ngược lại, hạch hạnh nhân sẽ nhỏ lại ở những người ít cảm thấy căng thẳng. 

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thiền có lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần, đây không chỉ là kinh nghiệm cá nhân của bản thân người thiền mà còn là kết quả của những lần chụp MRI não. 

Bạn cũng có thể thử thiền định một mình, nếu kiên trì thực hiện, bạn có thể cảm nhận được sự thay đổi to lớn về thể chất và tinh thần. 

Đăng ký học thiền, rèn luyện cả tâm lẫn thân tại đây.

Ngọc Diệp (t/h)