Một lần chụp CT gây ra những thiệt hại gì cho cơ thể?
- Ngọc Diệp
- •
Chụp CT được cho là phương pháp chẩn đoán hình ảnh tiên tiến, hiện đại và có độ chính xác cao trong việc xác định và điều trị bệnh. Nhưng trên thực tế, có nhiều bệnh nhân tỏ ra lo ngại khi được đề nghị chụp CT, bởi họ cho rằng bức xạ của nó có nguy cơ gây ung thư. Như vậy, thực chất là chụp CT sẽ gây ra tác hại gì cho cơ thể?
Lợi ích của phương pháp chụp CT
Tên đầy đủ của CT là chụp cắt lớp vi tính, sử dụng các chùm tia X với độ chuẩn trực chính xác, cùng với các máy dò có độ nhạy cao, để tiến hành quét cắt ngang lần lượt xung quanh một bộ phận nào đó trên cơ thể người. Nói đến chụp CT, người ta sẽ nghĩ ngay đến một hình thức kiểm tra khác, đó là chụp X-quang, mặc dù bức xạ khi chụp X-quang sẽ nhỏ hơn nhưng hình ảnh của chụp CT lại rõ nét hơn nên nó là phương pháp rất được ưu tiên.
Cũng chính vì vậy cho nên đối với những người hút thuốc lâu năm thì bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên chụp CT ngực thay vì chụp X-quang ngực.
Về mặt lâm sàng, phạm vi ứng dụng của kiểm tra CT rất rộng và rất hữu ích trong việc đánh giá các tổn thương nội sọ như tai biến mạch máu não và u não. Do đó khi bệnh nhân bị chóng mặt và nhức đầu, bác sĩ cũng sẽ đề nghị chụp CT vùng đầu.
Trong trường hợp bệnh nhân ho, các bác sĩ sẽ đề nghị chụp CT ngực. Ngoài ra, đối với viêm phổi, giãn phế quản, ung thư phổi, bệnh lao và các bệnh phổi khác, CT cũng có thể xác định rõ.
Khi bệnh nhân bị đau và chướng bụng, CT bụng cũng thường được sử dụng để kiểm tra. Tất cả các cơ quan lớn và nhỏ trong ổ bụng đều có thể được hiển thị rõ ràng dưới CT.
Bên cạnh đó, CT cũng có thể được sử dụng để kiểm tra các tổn thương ở cột sống và tứ chi. Hay chụp CT mạch máu cũng có thể được sử dụng để chẩn đoán các bệnh về mạch máu, đây có thể gọi là khám tổng quát.
So với kiểm tra X-quang, thì hình ảnh kiểm tra CT rõ ràng hơn và có thể tìm thấy các tổn thương nhỏ mà X-quang không nhìn thấy được. Ví dụ, ung thư phổi giai đoạn đầu có thể không biểu hiện gì dưới tia X, nhưng nó sẽ được phát hiện trong khi chụp CT.
Chụp CT gây ra những thiệt hại gì cho cơ thể con người?
Tuy nhiên, để có được hình ảnh rõ nét hơn, thì liều lượng bức xạ khi chụp CT cũng sẽ cao hơn. Tùy thuộc vào khu vực quét, kích thước của phạm vi quét và thời gian tiếp xúc, liều bức xạ của CT cũng khác nhau.
Đối với kiểm tra CT đầu, liều bức xạ trung bình là 2mSv, tương đương với 100 lần chụp X-quang ngực. Khi kiểm tra CT ngực, liều trung bình khoảng 7mSv, tương đương với 350 lần chụp X-quang ngực. Đối với kiểm tra CT bụng, liều trung bình khoảng 8mSv, tương đương với 400 lần chụp X-quang ngực. Và để kiểm tra CT cột sống, liều trung bình là khoảng 6mSv, tương đương với 300 lần chụp X-quang ngực.
Liên quan đến an toàn bức xạ của chụp CT, trên trang web chính thức của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) có một bài viết với tiêu đề ‘Rủi ro bức xạ từ CT’. Trong đó đề cập rằng: Người bình thường trong đời có nguy cơ mắc ung thư là 20%. Sau khi chụp CT, liều bức xạ của nó là 10 mSv, cho nên nguy cơ ung thư đối với cơ thể con người sẽ tăng thêm 0,05%. Như vậy nguy cơ ung thư do một lần chụp CT là rất nhỏ.
Trên thực tế, ngoài CT, trên thế giới chúng ta đang sống, bức xạ hầu như có ở khắp mọi nơi và liều lượng bức xạ mà người bình thường nhận được từ môi trường tự nhiên (như đất, radon trong khí quyển, tia vũ trụ, v.v.) là khoảng 3 mSv mỗi năm.
Do đó, miễn là liều bức xạ nằm trong phạm vi có thể kiểm soát được, thì không cần lo lắng về nguy cơ ung thư.
Đại học X quang Hoa Kỳ khuyến nghị, người trưởng thành bình thường nhận bức xạ quét chẩn đoán trong đời có liều an toàn tối đa tích lũy là 100 mSv, nó tương đương với khoảng 5.000 lần chụp X-quang ngực, 50 lần chụp CT đầu và 66 lần CT ngực liều thấp, 18 CT ngực và 12 lần CT bụng.
Và đối với hầu hết mọi người, tất nhiên là không thể thực hiện nhiều lần kiểm tra như vậy trong đời. Do đó, không cần phải lo lắng về nguy cơ ung thư do chụp CT cho những người chỉ thỉnh thoảng chụp CT.
Tuy nhiên, nếu bệnh nhân là trẻ em, bạn cần thận trọng khi lựa chọn chụp CT, vì trẻ em nhạy cảm hơn với bức xạ. Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ cho rằng trẻ em dưới 15 tuổi được chụp CT nhiều lần sẽ bị nhồi máu cơ tim 10 năm sau lần chụp đầu tiên. Tỷ lệ mắc bệnh bạch cầu, khối u não và các bệnh ung thư khác cũng tương đối cao.
Vậy một người có nên chụp CT hay không?
Trước những phân tích rõ ràng về 2 mặt của chụp CT. Vậy câu hỏi được đặt ra là, một người có nên chọn kiểm tra CT?
Thật ra điều quan trọng trước tiên là việc xem xét liệu lợi ích của nó có lớn hơn rủi ro hay không. Đặc biệt có những người với tình trạng bệnh đặc thù thì việc chụp CT là rất hữu ích để phát hiện sớm ung thư. Nếu ung thư không được phát hiện kịp thời, một khi nó trở nên nặng, thì hậu quả là không thể tưởng tượng được, vì vậy lợi ích vượt trội hơn rủi ro sau khi đánh giá.
Ở một ví dụ khác, một đứa trẻ bị ho không nghiêm trọng lắm, chỉ cần chụp X-quang phổi là đủ. Thì tại thời điểm này, rõ ràng là không phù hợp để bác sĩ chọn kiểm tra CT. Đối với trẻ em, rủi ro lớn hơn lợi ích, vì vậy nó không phải là một lựa chọn tốt.
Từ khóa chụp cắt lớp vi tính chụp CT