Dịch bệnh ‘viêm phổi Vũ Hán’ do chủng virus corona mới (COVID-19) đang lan rộng trên toàn thế giới và ngày càng trở nên nghiêm trọng. Thống kê đến nay số người bị nhiễm đã hơn 100.000, liên quan đến cả trăm quốc gia. Tuy nhiên, đáng sợ là con số nạn nhân vẫn gia tăng, trong khi có quan điểm “an dân” cho rằng COVID-19 tương tự như cảm cúm (Influenza). Chuyên gia Đài Loan Trương Nam Ký (Zhang Nanji) tại Viện Miễn dịch học Vi sinh thuộc Đại học Dương Minh – Đài Loan đã có phân tích về vấn đề này, đồng thời cảnh báo về viễn cảnh đáng sợ. 

virus corona kinh hien vi
Hình ảnh chụp dưới kính hiển vi cho thấy các chấm màu cam là virus corona chủng mới, còn nền màu xanh là bề mặt của một tế bào. (Ảnh: Đại học Hong Kong).

Có thể thấy, tình trạng nghiêm trọng trong gia tăng số nạn nhân nhiễm ‘viêm phổi Vũ Hán’ trên thế giới đang rất đáng lo ngại. Lấy ví dụ trường hợp tiêu biểu mới đây như nước Mỹ, theo số liệu thống kê về dịch bệnh từ Bưu điện Washington (The Washington Post), tính đến 7:43 tối ngày 5/3, nước Mỹ đã có 230 trường hợp được xác nhận nhiễm COVID-19, trong đó 12 trường hợp tử vong, dịch đã lan rộng đến 19 tiểu bang. Nhưng mới 8 ngày trước (ngày 26/2), nước Mỹ chỉ có 60 trường hợp được xác nhận nhiễm COVID-19, tại thời điểm đó chưa có thông tin về trường hợp tử vong, thật sửng sốt khi chỉ trong 8 ngày mà số lượng đã tăng lên nhiều lần, cho thấy tình trạng lây lan mạnh mẽ của COVID-19. Ngay cả khi thế giới đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt, nhưng nguy cơ lây nhiễm cộng đồng ở các nước vẫn rất cao.

Dịch bùng nổ có thể đủ làm tê liệt một thành phố

Trong trả lời phỏng vấn độc quyền với “sức khỏe heho” (Health & Hope, heho.com.tw) Đài Loan, giáo sư Trương Nam Ký tại Viện Miễn dịch học Vi sinh thuộc Đại học Dương Minh – Đài Loan (National Yang-Ming University) cho biết, đặc trưng bệnh của ‘viêm phổi Vũ Hán’ khác cả với SARS và MERS trước đây, cho nên càng không thể giống virus cúm (Influenza) có gien hoàn toàn khác.

Screen Shot 2020 03 10 at 7.07.36 AM
Ảnh chụp màn hình website bài phỏng vấn giáo sư Trương trên Health & Hope

Giáo sư Trương Nam Ký, người từng là Viện trưởng Học viện Y học Mac Key cho rằng COVID-19 và cúm chắc chắn không giống nhau, phải đặc biệt cẩn trọng. Ông chỉ ra có tình trạng hiểu lầm trầm trọng khi cho rằng số người tử vong ở dịch ‘viêm phổi Vũ Hán’ không cao bằng dịch cảm cúm nên dường như COVID-19 không khủng khiếp như truyền thông vẫn đề cập.

Ông phân tích, vì COVID-19 thuộc về virus RNA (+), loại này dễ dàng bị đột biến trong vật chủ, là dạng “bệnh vô định” mà loài người phải đối mặt, và người bị nhiễm cũng rất khó để chữa lành. Một nguy cơ đáng sợ hơn là một khi dịch bệnh bùng phát trên diện rộng đến mức độ nào đó sẽ khiến số bệnh nhân chờ được giải cứu đông đến mức đủ để làm tê liệt một thành phố, hoặc thậm chí là một quốc gia.

Ông đã vẽ sơ đồ về bệnh ‘viêm phổi Vũ Hán’ và bệnh cảm cúm để giải thích: đường cong của số lượng bệnh nhân COVID-19 cho thấy xu hướng không ngừng “di chuyển lên”, số bệnh nhân khổng lồ có thể khiến hệ thống y tế không đủ sức chịu đựng.

Giáo sư Trương chỉ ra, cho đến nay thế giới đã có hơn 60.000 bệnh nhân COVID-19 (thời điểm ông trả lời phỏng vấn), khi đường cong phân bố bình thường tăng lên thì số người chết sẽ tăng theo, do đến nay (thời điểm phỏng vấn) số người chết đã lên tới 1368 và tiếp tục tăng.

“Nhưng chúng ta thấy rằng, vấn đề nghiêm trọng nhất là số lượng người phục hồi được rất ít, chỉ có vài nghìn người, nhưng đã hơn 4 tuần qua đi mà số người trong trạng thái bệnh được điều trị vẫn còn hơn 50.000, chúng ta không biết thời gian này sẽ bị trì hoãn bao lâu.”

“Những người này có thể cần máy hỗ trợ thở oxy, hoặc thậm chí là phương pháp oxy hóa qua màng ngoài cơ thể (ECMO); nhưng chưa kể vấn đề này, chỉ bàn về số lượng bệnh nhân tiếp tục phát triển đến mức quá lớn có thể ngay cả giường nằm cũng không đủ thì làm thế nào có thể điều trị chu đáo?”

Giáo sư Trương chỉ ra nếu số lượng bệnh nhân trong thành phố Đài Bắc đột nhiên tăng lên do sự lây nhiễm cộng đồng, chắc chắn sẽ làm tê liệt toàn bộ thành phố như Vũ Hán. Nghiêm trọng nhất trong quá trình dịch bệnh là vô số bệnh nhân “luôn bị mắc kẹt” trong tình trạng “không hết bệnh”, vì tình hình bệnh nghiêm trọng này mà cần phải cách ly, nên chi phí lao động và y tế cần rất lớn.

Ngoài ra, vấn đề khó giải quyết nhất là ‘hoảng loạn’, cả người bệnh và người chăm sóc đều rơi vào tình trạng hoảng loạn, tình trạng có thể khiến mọi người kéo nhau đi “giành giật” đồ dùng sinh hoạt và khẩu trang.

Cảm cúm đến và đi nhanh, người bệnh có thể hồi phục hoàn toàn

bị bệnh
(Ảnh: Shutterstock)

Khi phân tích sự phân bố thông thường của dịch cảm cúm, ông chỉ ra tổng số người bệnh trong dịch cảm cúm là rất cao, dù tỷ lệ tử vong tương đối thấp vẫn làm rất nhiều người thiệt mạng. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn là chỉ trong hai tuần, gần như tất cả những người ở giữa kỳ bệnh sẽ bình phục dần và tiến tới hồi phục hoàn toàn.

“Lý do khiến chúng ta không cảm thấy bất cứ điều gì đối với cảm cúm là bệnh đến và đi rất nhanh, bệnh nhân sẽ hồi phục sức khỏe và trở lại làm việc chỉ trong hai tuần. Đường cong của số người được chữa khỏi sẽ chuyển sang hướng thuyên giảm nhanh, không ngưng trệ giống như COVID-19”.

Giáo sư Trương cho biết: “Chỉ cần nhìn vào những thành phố bị phong tỏa như Thượng Hải, Bắc Kinh và Quảng Châu… sẽ thấy rằng mức độ nghiêm trọng của bệnh là kinh khủng.” Mặc dù quan điểm ‘viêm phổi Vũ Hán’ gần giống như bệnh cảm cúm có thể làm mọi người bớt lo sợ, giúp ổn định xã hội để tránh gây hoảng loạn, nhưng tình hình thực tế không thể lạc quan như vậy.

Ngoài ra, nhiễm ‘viêm phổi Vũ Hán’ sẽ gây tổn thương vĩnh viễn cho cơ thể người, chỉ cần phổi bị viêm nhiễm là sẽ để lại những dấu vết không thể xóa nhòa, sợ rằng sẽ không thể hoàn toàn bình phục, không như cảm cúm, không phải lo quá nhiều về di chứng. Nếu dịch bệnh ‘viêm phổi Vũ Hán’ diễn ra trong một thời gian dài thì số người chết sẽ không ngừng tăng, sẽ không thể tưởng tượng được hậu quả nghiêm trọng.

Vì vậy giáo sư Trương Nam Ký  kêu gọi mọi người: Chúng ta phải thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa đối và tuyệt đối không được để sơ suất.

Trí Đạt

Xem thêm: