Sung đường hay còn gọi là sung Mỹ, sung ngọt khi được du nhập vào Việt Nam. Quả có vị ngọt, nhiều thịt, mọng nước. Lá có thể dùng ăn sống, đồng thời cũng là một loại thuốc Đông y, rất hiệu quả trong việc chống viêm, giảm đau, làm đẹp, giảm cân và chữa bệnh.

sung đường
Lá sung có vị ngọt, hơi chát, tính ôn, vào kinh tâm và ruột già, có tác dụng thanh nhiệt trừ thấp, giải độc, tiêu sưng, giảm đau… (Ảnh: Alexandre Zorek/ Shutterstock)

Sung đường thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Lá sung có vị ngọt, hơi chát, tính ôn, vào tâm, đại tràng kinh, có tác dụng thanh nhiệt trừ thấp, giải độc, tiêu sưng, giảm đau… 

1. Trà lá sung

Lá ​​sung rất giàu chất chống oxy hóa và nhiều chất dinh dưỡng như canxi, sắt, magie, mangan, phốt pho và vitamin A, C, E, K, axit malic, axit citric, enzyme trái cây, v.v. Có thể thu hái lá sung tươi, không bị ô nhiễm, rửa sạch, phơi khô pha uống như trà. Khi uống, rửa sạch trà trước, sau đó đổ nước sôi vào và ngâm trong 3-4 giây là được. 

Trà lá sung có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống tiêu chảy, nói chung có tác dụng điều trị tiêu chảy do viêm ruột rất hiệu quả. Do trong lá sung có chứa hàm lượng flavonoid cao nên có tác dụng tốt trong việc điều trị các bệnh về tim mạch, mạch máu não, cao huyết áp, hội chứng tăng độ nhớt máu ở người trung niên và cao tuổi. 

shutterstock 1267876894
Trà lá sung có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống tiêu chảy, nói chung có tác dụng điều trị tiêu chảy do viêm ruột rất hiệu quả.(Ảnh: Harismoyo/ Shutterstock)

2. Chống viêm và giảm đau, làm đẹp và dưỡng nhan 

Lá sung có tác dụng giải độc, tiêu sưng, bổ khí, giảm đau, trừ thấp nhiệt. Tác dụng chính của lá sung sau khi dùng làm thuốc là giúp giảm sưng tấy, giảm đau, đối với chứng sưng đau do bệnh trĩ gây ra có tác dụng điều trị rõ rệt. 

Trong quá trình điều trị, có thể cho lá sung vào nồi, đun sôi với nước, chắt ra nước thuốc cho vào chậu, có thể xông chỗ bị bệnh hoặc có thể trực tiếp ngâm chỗ bệnh vào nước này, ngày 2 lần, mỗi lần trong 20 phút. Như vậy có thể làm giảm sưng và đau, các triệu chứng sẽ được cải thiện nhanh chóng. 

Mùa hè bị muỗi đốt, rửa sạch đun sôi lá sung, lấy nước cốt bôi lên vết muỗi đốt, có thể làm giảm ngứa nhanh chóng. Lá sung giã nát lá đắp lên mặt có thể loại bỏ tàn nhang hiệu quả và có tác dụng làm đẹp da.

3. Tác dụng giảm cân

Lá sung có thể ăn như rau, sau khi luộc sơ có thể trực tiếp trộn với các món nguội hoặc xào. Nó có thể đóng một vai trò trong việc giảm cân. Lý do là vì lá sung rất giàu enzyme thủy phân và lipase, có thể đẩy nhanh quá trình phân hủy và chuyển hóa chất béo trong cơ thể, đồng thời có thể cải thiện chức năng tiêu hóa của cơ thể, làm cho cơ thể thon gọn. Vì vậy, lá sung có thể giúp giảm cân với hiệu quả rõ ràng. 

4. Trị bệnh tê phù chân và hôi chân

Sau khi phát bệnh tê phù, ngứa ngáy không chịu nổi, có thể dùng lá sung để chữa trị. Lấy một lượng lá sung vừa đủ cho vào nước, đun sôi trong 10 phút rồi để nguội tự nhiên. Sau khi nhiệt độ nước giảm xuống mức thích hợp thì dùng để ngâm chân, thời gian mỗi lần ngâm khoảng 15 phút, 2 lần/ một ngày. Sau 3-5 ngày các triệu chứng bệnh tê phù có thể được cải thiện rõ rệt. 

Trị hôi chân cũng làm tương tự như vậy, mỗi ngày ngâm 2 lần, mỗi lần 10 phút, sau 3-5 ngày sẽ thấy hiệu quả. 

shutterstock 1388367302
Ngâm chân bằng nước nấu lá sung có tác dụng trị hôi chân hiệu quả. (Ảnh minh họa: RasaSopittakamol/ Shutterstock)

5. Phòng chống ung thư 

Lá sung có chứa các thành phần tự nhiên như axit malic, psoralen có khả năng ngăn ngừa ung thư tế bào. Đồng thời, lá sung cũng rất giàu chất xơ có tác dụng tăng cường nhu động ruột, đào thải cặn bã trong cơ thể, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, phòng chống ung thư hiệu quả. 

6. Điều trị bệnh lang ben

Người bệnh uống trà lá sung sau đó phơi nắng, đây là một liệu pháp quang trị liệu (chữa bệnh bằng ánh sáng) hiệu quả, đặc biệt trong quá trình điều trị bệnh lang ben, tác dụng điều trị của loại quang trị liệu này đối với bệnh nhân là rất rõ ràng.

Chống chỉ định của lá sung trong các trường hợp

Lá sung có chứa một lượng nhỏ độc tố, những người thiếu chất và cảm mạo nên thận trọng khi dùng, khi lấy một lượng lớn để dùng làm thuốc đều phải có sự hướng dẫn của bác sĩ. Lá sung có chứa các chất nhạy cảm với ánh sáng, trừ trị lang ben ra, nên tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Sử dụng thận trọng trên da khô và da dị ứng.