Hôm 15/10, gần biên giới giữa phía bắc Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, cảnh sát Hy Lạp đã tìm thấy và giải cứu 92 người đàn ông nhập cư bất hợp pháp gần như khỏa thân, một số người còn bị thương.

p3229811a885744428
Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR) lên án bất kỳ sự đối xử tàn nhẫn hoặc hạ nhục nhân phẩm nào. (Ảnh:  Wikipedia / CC BY-SA 3.0)

Những người này bị nghi là đến từ Syria. Nạn nhân nói với Cơ quan bảo vệbiên giới châu Âu (Frontex) rằng họ bị chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ buộc lên 3 chiếc xe đến sông Marica tại biên giới giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó họ bị ép phải cởi bỏ quần áo, và lên thuyền vượt sông sang Hy Lạp.

Ông Notis Mitarachi, Bộ trưởng Bộ Di trú của Hy Lạp, hôm 15/10 đã đăng một bức ảnh lên tài khoản Twitter cá nhân, trong ảnh có hơn 20 người đàn ông khỏa thân đang cúi mình ở ngoài trời.

“Hành vi của Thổ Nhĩ Kỳ đối với 92 người di cư mà chúng tôi đã giải cứu ở biên giới là một sự xấu hổ cho nền văn minh. Chúng tôi hy vọng Ankara sẽ điều tra vụ việc,” ông Mitarachi bình luận bằng tiếng Hy Lạp và tiếng Anh.

Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ đã đáp trả lại lời chỉ trích trên, và cáo buộc Chính phủ Hy Lạp tạo “tin tức giả”, và lên án những người tị nạn bị ngược đãi ở Hy Lạp.

Ông Fahrettin Altun, người đứng đầu cơ quan truyền thông của Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, kiêm phát ngôn viên chính của Tổng thống Recep Tayyip Erdoğan, đã mô tả các cáo buộc là “vô căn cứ và không có cơ sở” trong một loạt các bài viết được đăng trên Twitter vào cuối ngày 16/10.

Ông Altun viết: “Cỗ máy tin tức giả của Hy Lạp đã hoạt động trở lại.”

Dù thế nào đi nữa, vụ việc những người tị nạn này gần như khỏa thân đã gây náo động châu Âu. Năm 2016, Thổ Nhĩ Kỳ từng đạt được một thỏa thuận với Liên minh châu Âu (EU), trong đó nước này đồng ý ngăn chặn dòng người nhập cư bất hợp pháp quá mức vào châu Âu, để đổi lấy hàng tỷ euro viện trợ của EU.

Hy Lạp hứng chịu cuộc khủng hoảng di cư châu Âu vào năm 2015 và 2016 khi có khoảng 1 triệu người tị nạn từ Syria, Iraq và Afghanistan đến đất nước này, chủ yếu qua Thổ Nhĩ Kỳ, để trốn khỏi chiến tranh và nghèo đói.

Thổ Nhĩ Kỳ thường xuyên cáo buộc Hy Lạp “đẩy” người di cư trở lại một cách thô bạo, trong khi Hy Lạp cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ “đẩy” người di cư đi để gây áp lực lên EU.

(Nội dung tweet: “Vì các ông không thể tìm thấy một trường hợp vi phạm nhân quyền nào, nên các ông chỉ tìm cách phơi bày hình ảnh về sự tàn ác của các ông như nó đã xảy ra! Hãy dành thời gian của các ông để tuân thủ nhân quyền, chứ không phải để thao túng và không trung thực! Đó không phải là vấn đề lớn, chỉ cần văn minh một chút!”)

“Mare Liberum”  – Nhóm nhân quyền có trụ sở tại Berlin, đã đăng tweet cáo buộc Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ hàng ngày đều phạm tội nhân quyền có hệ thống, đối với những người di cư tại vùng Evros giữa biên giới Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ.

Khi các quan chức chính phủ 2 nước công khai thảo luận về những tội ác này, họ chỉ đổ thêm dầu vào lửa đối trong cuộc xung đột kéo dài giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp, thay vì bảo vệ những người di cư đó.

Về vấn đề này, Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn” (UNHCR) vô cùng đau buồn, và kêu gọi hai bên ngừng đổ lỗi cho nhau, cùng tiến hành điều tra càng sớm càng tốt, hy vọng rằng tình trạng này sẽ không tái diễn trong vài ngày tới. UNHCR lên án bất kỳ sự đối xử tàn nhẫn hoặc hạ nhục nhân phẩm nào.

Bình Minh (t/h)