Theo hình ảnh vệ tinh mà CNN thu được, trong những năm gần đây, Nga, Trung Quốc và Mỹ đều đã bắt đầu xây dựng các cơ sở mới và đào các đường hầm mới tại khu vực bãi thử hạt nhân tương ứng của họ.

p3392741a159754652
Hơn 100 hầm chứa tên lửa đạn đạo hạt nhân được phát hiện gần sa mạc Ngọc Môn Quan (Yumenguan) ở tỉnh Cam Túc, Trung Quốc. (Nguồn hình ảnh: Twitter Will Marshall)

Mặc dù hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy Nga, Trung Quốc hay Mỹ đang chuẩn bị cho các vụ thử hạt nhân sắp tới, nhưng các chuyên gia quân sự nổi tiếng về chống phổ biến vũ khí hạt nhân cho rằng việc mở rộng 3 địa điểm thử hạt nhân gần đây khác với các bãi thử hạt nhân khác trong vài năm qua. Các địa điểm thử nghiệm hạt nhân này bao gồm khu vực Tân Cương phía tây Trung Quốc, khu vực Biển Bắc Cực của Nga và Sa mạc Nevada của Mỹ.

Ông Jeffrey Lewis, giáo sư tại Trung tâm James Martin, đã chỉ ra rằng hình ảnh vệ tinh trong vòng 3 đến 5 năm qua cho thấy sự xuất hiện của các đường hầm mới, đường mới và cơ sở lưu trữ tại các địa điểm này, thậm chí cả lưu lượng phương tiện đến và đi từ các khu vực này cũng đã tăng lên. 

Ông nói rằng chúng tôi thực sự đã thấy nhiều dấu hiệu cho thấy Nga, Trung Quốc và Mỹ có thể tiếp tục thử nghiệm hạt nhân. Không quốc gia nào trong số này thực hiện các hoạt động như vậy kể từ lệnh cấm thử nghiệm hạt nhân toàn diện đối với thử nghiệm hạt nhân dưới lòng đất năm 1996. Mặc dù tất cả đều đã ký hiệp ước cấm nhưng họ vẫn chưa phê chuẩn nó.

Ông Cedric Leighton, từng nhà phân tích tình báo và đại tá Không quân Mỹ, hiện đã nghỉ hưu, phân tích hình ảnh các cơ sở hạt nhân ở Nga, Trung Quốc và Mỹ và đưa ra kết luận tương tự.

Ông cho biết rõ ràng là Nga, Trung Quốc và Mỹ không chỉ đầu tư nhiều thời gian, sức lực và kinh phí để hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân của mình, mà còn chuẩn bị cho các hoạt động có thể liên quan đến thử nghiệm hạt nhân.

Địa điểm thử nghiệm hạt nhân Bắc Băng Dương của Nga, đường cảng thông suốt vào mùa đông

Các nhà phân tích chỉ ra rằng có sự ngờ vực nghiêm trọng giữa Mỹ, Trung Quốc và Nga, và những động thái mở rộng này có thể gây ra một cuộc chạy đua hiện đại hóa cơ sở hạ tầng thử nghiệm hạt nhân. Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi tháng 2 đưa ra cảnh báo hiếm hoi rằng ông cũng sẽ ra lệnh thử hạt nhân nếu Mỹ hành động trước.

Có thông tin cho biết địa điểm thử nghiệm hạt nhân của Nga tại Quần đảo Novaya Zemlya ở Bắc Băng Dương đang được xây dựng quy mô lớn từ năm 2021 đến năm 2023, các tàu và tàu chở hàng mới đã cập cảng, và đường vào cảng được thông suốt trong mùa đông, các đường hầm đã xuyên sâu vào vùng núi Bắc Cực. Hoạt động mở rộng này vẫn không dừng lại sau khi Nga xâm lược Ukraine vào năm ngoái, thậm chí ngay cả Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu cũng đã đến thị sát vào giữa tháng 8 năm nay.

Trung Quốc tiếp tục đào đường hầm dưới lòng đất ở Lop Nur, Tân Cương 

Các chuyển động cũng được phát hiện tại bãi thử hạt nhân Lop Nur ở huyện Nhược Khương, Tân Cương, Trung Quốc. Trong những năm gần đây, đường hầm ngầm thứ năm đã được đào và một con đường mới đã được hoàn thành. 

Ngoài ra, các khu vực hành chính và khu vực hỗ trợ cũng xuất hiện trong kế hoạch xây dựng mới, bao gồm cả việc xây dựng một cơ sở có thể lưu trữ chất nổ. Vào tháng 4, “Tổ chức Hòa bình Sasakawa” của Nhật Bản cũng cáo buộc rằng các hoạt động tại địa điểm thử nghiệm đã tăng lên, đồng thời cho rằng đường hầm thứ 6 đang được xây dựng và Trung Quốc có thể có ý định tiến hành “một vụ thử hạt nhân cận tới hạn” (chưa tới giới hạn).                              

Cơ sở ngầm tại địa điểm thử nghiệm hạt nhân Nevada của Mỹ được mở rộng

Cơ sở ngầm “Khu phức hợp U1a” tại Khu thử nghiệm hạt nhân Nevada ở Mỹ đã được mở rộng đáng kể từ năm 2018 đến năm 2023. 

Theo Bộ Năng lượng Mỹ, tổ hợp U1a được sử dụng trong “các thử nghiệm hạt nhân cận tới hạn” để đảm bảo độ tin cậy của kho vũ khí hiện tại mà không cần tiến hành thử nghiệm hạt nhân toàn diện. Mặc dù vụ thử hạt nhân dưới lòng đất gần đây nhất của Mỹ diễn ra vào năm 1992, nhưng nước này đã ở trong tình trạng chuẩn bị cho các vụ thử hạt nhân từ lâu, bởi Mỹ có chính sách tiến hành các vụ thử hạt nhân trong thời gian tương đối ngắn (khoảng 6 tháng), nó có thể ngăn cản đối thủ đưa ra quyết định phản ứng.

“Liên minh các nhà khoa học” Mỹ chỉ ra rằng mặc dù 3 nước đang tiến hành “các cuộc thử nghiệm cận tới hạn” nhưng họ khó có thể tiến hành các vụ thử hạt nhân toàn diện. Ông Jeffrey Lewis giải thích rằng một trong những lợi ích của thử nghiệm hạt nhân là thu được dữ liệu mô phỏng máy tính cập nhật hơn để chỉ ra hậu quả của các vụ nổ hạt nhân, đặc biệt là đối với Trung Quốc, vì cả Mỹ và Nga đều đã tiến hành hàng trăm đến hàng ngàn cuộc thử nghiệm, trong khi Trung Quốc chỉ tiến hành 45 lần từ những năm 1960 đến 1980, công nghệ lúc đó chưa đủ và dữ liệu thu được cũng không tốt.