Bom nguyên tử mới B61-13 đang chờ Quốc hội Mỹ duyệt. Mạnh gấp 24 lần quả từng được ném xuống Hiroshima, B61-13 nếu được ném xuống Moskva sẽ tiêu diệt 300.000 người.

B61 13
Hình 3D về vụ nổ do B61-13 gây ra, theo mô phỏng giả lập. (Ảnh: Getty Images)

Dòng bom nguyên tử B61 là loại bom có từ thời Chiến tranh Lạnh, ném từ máy bay và rơi tự nhiên chứ không có hệ thống dẫn đạo, vẫn được Mỹ cải tiến qua thời gian với các phiên bản khác nhau.

Tháng trước, phiên bản mới nhất của dòng bom này —B61-13— đã được Lầu Năm Góc giới thiệu, và kế hoạch hiện đang chờ Quốc hội duyệt, để “tăng cường khả năng răn đe kẻ địch và đảm bảo an ninh cho các đồng minh”, đồng thời cũng là cung cấp cho chính quyền Biden “các lựa chọn bổ sung cho khả năng tấn công các mục tiêu quân sự khó công phá và các mục tiêu trên diện rộng.”

Nó được giới thiệu là tương tự với phiên bản cũ hơn, B61-7, nhưng mạnh mẽ hơn. Newsweek cho hay Mỹ đã sản xuất 600 quả B61-7 tính đến nay. Theo Newsweek, model B61-7 là hàng trung bình, thua xa vũ khí mạnh nhất mà Mỹ hiện có trong kho.

Theo quan chức Ngũ Giác Đài, B61-13 có sức nổ 360 kiloton, gấp 24 lần quả bom nguyên tử mà Mỹ ném ở thành phố Hiroshima, Nhật Bản, trong Đại Thế chiến II, năm 1945. Quả bom ném xuống Nhật Bản vào thế kỷ trước có sức nổ 15 kiloton, tức là tương đương 15.000 tấn chất nổ TNT.

Trong một serie các bài được đăng liên tiếp vài ngày gần đây trên tạp chí Newsweek (Mỹ), đã công bố các kết quả mô phỏng khi ném quả bom này vào các thành phố trên thế giới, kèm theo minh họa bằng hình ảnh trên bản đồ.

B6113
B61-13 360 kiloton nếu được ném xuống Moskva, thì sẽ sát hại 300.000 người, theo kết quả mô phỏng.
  • Nga thông qua dự luật rút khỏi hiệp ước cấm thử hạt nhân — Nga chính thức rút khỏi Hiệp ước Cấm thử Hạt nhân Toàn diện (CTBT) vào cuối tuần, nói rằng tuy CTBT được lập ra năm 1996 nhưng chưa từng thực sự hữu hiệu. Vì có 8 nước sở hữu vũ khí nguyên tử tuy ký nhưng mà không phê chuẩn (Mỹ, Trung Quốc, Ai Cập, Israel, Iran) hoặc hoàn toàn không tham gia (Triều Tiên, Ấn Độ, và Pakistan). Nga tuyên bố tuy rút khỏi hiệp ước, nhưng Nga sẽ không tiến hành bất kỳ vụ thử vũ khí nguyên tử nào mới, trừ phi Mỹ làm trước.

Theo kết quả mô phỏng giả lập, nếu ném B61-13 vào Moskva, thì 311.480 người sẽ chết ngay và 868.860 người sẽ bị thương. Moskva là thủ đô của Nga với dân số khoảng 13 triệu người.

Nếu ném vào St Petersburg, thì 360.150 người sẽ chết và 685.930 người bị thương.

B61-13 nếu được ném trúng vào phố Downing, London, thì 567.000 người sẽ mất mạng và 1,6 triệu người sẽ bị thương.

Còn nếu ném vào Paris hoa lệ, thì sức nổ 360 kiloton sẽ sát hại trên 1 triệu người, và 2,1 triệu người khác sẽ bị thương, theo kết quả mô phỏng giả lập.

b617
B61-7 (model cũ) nếu được ném xuống London thì tầm ảnh hưởng sẽ như thế này.
b617blast
B61-7 (model cũ) nếu được ném xuống Paris thì tầm ảnh hưởng sẽ thế này, theo mô phỏng giả lập.

Trong các hình mà mô phỏng giả lập đưa ra ở trên, vòng vàng sậm bên trong là nơi vụ nổ trực tiếp, vòng vàng là tầm ảnh hưởng của quả cầu ‘lửa’, còn vòng xám bên ngoài là công phá do áp suất của vụ nổ tạo ra.

Nếu đối chiếu B61-13 (model mới, đang chờ duyệt) và B61-7 (model cũ, đã có trong kho) thì model mới mạnh hơn khá nhiều, với quả cầu ‘lửa’ trùm rất lớn.

Trong các tính toán của hệ thống giả lập, các hậu quả như thương tật do nhiễm phóng xạ, di chứng, tác hại môi trường, v.v. là chưa được tính đến.

Phần trong phạm vi quả cầu lửa được coi là bị oanh tạc thành bụi. Còn phần bên ngoài thì tùy khoảng cách, có thể sẽ ở trạng thái là các ngôi nhà bị đánh bay.

Các bản đồ được công bố là từ Alex Wellerstein, giáo sư về công nghệ nguyên tử.

B6113 1
Chính quyền Obama phê duyệt việc phát triển B61-12, chiếc đầu tiên được sản xuất vào tháng 11/2021. (Ảnh: USAF)
B6113
Chính quyền Obama phê duyệt việc phát triển B61-12, chiếc đầu tiên được sản xuất vào tháng 11/2021. (Ảnh: USAF)

Việc phát triển và thử nghiệm vũ khí nguyên tử của Mỹ là vẫn được làm trong những năm qua. Nhưng không phải bao giờ cũng được đưa tin rầm rộ lên báo chí. Theo một bình luận của RT, lần này đúng vào lúc chiến tranh mà Mỹ hậu thuẫn ở Ukraine đang đi vào bế tắc, và một số chuyên gia đã lên tiếng về nguy cơ leo thang chiến tranh.

Nhật Tân