Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã bắt đầu chuyến thăm 3 ngày tới Bắc Kinh. Vào ngày 6/4, ông Macron đã có hội đàm cùng lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình. Giới quan sát chỉ ra, chuyến đi này là cơ hội để tái thiết lập Pháp và châu Âu vào tư cách là “con đường thứ ba” giữa Mỹ và Trung Quốc.

Macron Tap Can Binh
Ông Tập Cận Bình (phải) và ông Macron tại Quảng Châu. (Ảnh chụp màn hình CCTV)

Macron tin vào vai trò trung gian của Trung Quốc, Điện Kremlin bác bỏ

Chiều 6/4 tại quảng trường bên ngoài cổng phía Đông của Đại lễ đường Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình đã tổ chức nghi thức chào mừng chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Buổi chiều, ông Tập Cận Bình và ông Macron hội đàm.

Bản tin vắn mà Tân Hoa Xã của ĐCSTQ đưa tin chỉ có hơn 300 chữ, ông Tập Cận Bình nói rằng “tình hình quốc tế rối ren đan xen”, rằng quan hệ Trung-Pháp có “kết nối chiến lược mật độ cao, chất lượng cao”, kêu gọi Trung Quốc và Pháp hướng theo cái gọi là “đa cực hóa thế giới, dân chủ hóa quan hệ quốc tế”.

Nhưng tin vắn không có chữ nào nhắc đến phản ứng của ông Macron. Điều này khác với việc trước đó (31/3) ông Tập Cận Bình gặp Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã đưa tin về phát biểu của cả hai bên.

Reuters đưa tin, ông Macron cho biết cuộc chiến của Nga ở Ukraine đang gây bất ổn và chấm dứt nhiều thập kỷ hòa bình ở Ukraine, qua đó nói rằng tin tưởng ông Tập Cận Bình có thể đưa các bên trở lại bàn đàm phán.

Trước cuộc gặp với ông Tập, ông Macron đã có bài phát biểu tại một khu cộng đồng người Pháp ở Bắc Kinh, cho biết Pháp sẽ tìm cách hợp tác với Trung Quốc để “chia sẻ trách nhiệm vì hòa bình và ổn định ở Ukraine”.

Nhưng hôm đó ngay lập tức phía Nga đã loại trừ khả năng ĐCSTQ làm trung gian để ngừng chiến tranh ở Ukraine, cho rằng Nga vốn đã chịu nhiều thất bại quân sự, không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục các hoạt động tấn công.

Theo AFP, khi được hỏi về khả năng hòa giải của ĐCSTQ, người phát ngôn Dmitry Peskov của Điện Kremlin hôm 6/4 cho biết không nghi ngờ rằng ĐCSTQ có tiềm năng hòa giải. “Nhưng tình hình ở Ukraine rất phức tạp, không có triển vọng về một giải pháp chính trị. Hiện tại chúng tôi không có giải pháp nào khác ngoài việc tiếp tục các hoạt động quân sự đặc biệt (cách nói của Điện Kremlin cho cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine)”.

Đại sứ Trung Quốc tại EU: Tình hữu nghị Trung-Nga “không giới hạn” chỉ là cách nói

ĐCSTQ chưa bao giờ lên án cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine, trước đó giới quan sát đã đầy nghi ngờ về những nỗ lực của ông Macron, cho rằng ông Zelensky ở cách xa hàng ngàn dặm, còn ĐCSTQ cũng không có tư cách là bên hòa giải.

Nói với Epoch Times vào ngày 6/4, Giáo sư Sun Guoxiang tại Khoa Quan hệ Quốc tế và Doanh nghiệp – Đại học Nanhua (Đài Loan), cho rằng một số người ở các nước châu Âu thực sự mang màu sắc chủ nghĩa lý tưởng với ôm ấp hy vọng rằng ĐCSTQ có thể tận lực hết trách nhiệm trong vai trò được gọi là trung gian hòa giải mà họ diễn.

Về vấn đề này, nói với Epoch Times vào ngày 6/4, Giáo sư Feng Chongyi tại Đại học Công nghệ Sydney là chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc, cho rằng ông Tập Cận Bình và Putin sẽ không nghe ông Macron, họ sẽ hành động theo logic chính trị của các nhà độc tài như vẫn thấy.

Đáng chú ý nhất phải kể là ngay trước thềm chuyến thăm của nhà lãnh đạo châu Âu tới Trung Quốc, đại sứ của ĐCSTQ tại EU có phát biểu hiếm thấy khi nói rằng Trung Quốc không đứng về phía Nga, việc nói rằng tình hữu nghị Trung-Nga “không có giới hạn” chỉ là cách nói uyển chuyển. Chính phủ Trung Quốc không công nhận việc Nga sáp nhập các lãnh thổ Ukraine, bao gồm cả Crimea.

Theo New York Times, ông Fu Cong đã tuyên bố trong cuộc phỏng vấn rằng cộng đồng quốc tế đã hiểu sai quan hệ giữa ĐCSTQ và Nga, cái gọi là “không có giới hạn” giữa Trung Quốc và Nga chỉ là cách nói mà thôi.

Tuy nhiên, ông Fu Cong dường như phớt lờ lời vào ngày 24/2 của người phát ngôn Bộ Ngoại giao ĐCSTQ về ý định của ông Tập Cận Bình: “Không có giới hạn cho hợp tác Trung-Nga, không có vùng cấm và không có giới hạn”.

Bà Von der Leyen tham gia đối thoại 3 bên

Sau cuộc gặp Tập – Macron, bà Chủ tịch EU Ursula von der Leyen đã tham gia vào cuộc đối thoại 3 bên, trong đó đặc biệt thảo luận về vấn đề Ukraine.

Trong một bài phát biểu vào tuần trước, bà von der Leyen đã cảnh báo Bắc Kinh không nên trực tiếp ủng hộ cuộc chiến ở Ukraine, đồng thời nói rằng bà loại trừ khả năng EU khỏi Trung Quốc “tách rời”.

Dòng tweet đầu tiên mà bà von der Leyen chia sẻ sau khi đến Trung Quốc là: “Mối quan hệ giữa EU và Trung Quốc rất sâu rộng và phức tạp. Cách chúng ta quản lý chúng sẽ ảnh hưởng đến sự thịnh vượng và an ninh của EU”.

“Tôi đang ở Bắc Kinh để thảo luận với Chủ tịch Tập và Thủ tướng Lý về tương lai của quan hệ EU-Trung Quốc”.

Nhận định về vấn đề này, giáo sư Feng Chongyi cho biết xu hướng chính của EU vẫn sẽ là cứng rắn, họ họ có lập trường vững vàng để cùng đối phó với Nga và giúp Ukraine giành chiến thắng. Chỉ trên cơ sở này EU mới có thể xem xét việc đối phó với ĐCSTQ. Nhưng các nhà lãnh đạo khác nhau và các nước khác nhau có cách tiếp cận khác nhau. Đây không phải vấn đề mâu thuẫn.

Châu Âu có con đường thứ ba không?

Tờ SCMP đưa tin vào ngày 5/4 rằng ông Macron là người ủng hộ mạnh mẽ nhất Liên minh châu Âu, ông tin rằng chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài 3 ngày là cơ hội để tái thiết lập Pháp và châu Âu vào tư cách là “con đường thứ ba” giữa Mỹ và Trung Quốc.

Giáo sư Sun Guoxiang nói với Epoch Times rằng những gì ông Macron đã thể hiện là những gì Pháp đã làm kể từ thời Tổng thống Charles de Gaulle, họ không nhất thiết phải hoàn toàn đi theo đường lối của Mỹ.

Nhưng ông cho rằng cái gọi là “con đường thứ ba” có thách thức khó khăn nhất, “vì cạnh tranh địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng cao, và châu Âu ngày càng khó đóng vai trò độc lập”.

Nhưng Pháp có thể tham gia vào trật tự hàng hải Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là điều đương nhiên. Giáo sư Sun Guoxiang nhận định “Pháp cũng có báo cáo chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, báo cáo này không hoàn toàn giống với báo cáo của Mỹ. Tuy nhiên, không gian (con đường thứ ba) này ngày càng nhỏ hẹp hơn trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng lớn về địa chính trị và địa kinh tế [giữa Mỹ và Trung Quốc]”.

Ông nói với Epoch Times rằng Pháp là lãnh đạo của NATO ở châu Âu. Ông Macron luôn muốn đóng một vai trò quan trọng để cân bằng với Mỹ. Ông thậm chí từng đề cập đến việc thành lập lực lượng NATO, cho rằng không thể dựa vào Mỹ: “Ông Macron luôn muốn giữ một khoảng cách nhất định với Mỹ và đề cao địa vị của Pháp. Vì vậy, ông ấy đến Trung Quốc để thực hiện một số hành động khác biệt”.

Chuyên gia: ĐCSTQ vẫn nhất quán ý đồ gây chia rẽ các bên

Giới quan sát có chỉ ra vấn đề chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Pháp Macron là cơ hội để ĐCSTQ thực hiện chiến lược chia rẽ Châu Âu và Mỹ.

Về vấn đề này, giáo sư Sun Guoxiang nói rằng ĐCSTQ vẫn thường làm vậy với nhiều bên. Ví dụ, liên quan đến Đối thoại Tứ giác An ninh, ĐCSTQ muốn chia rẽ Ấn Độ để nước này không hội nhập chặt chẽ với Mỹ, Nhật Bản và Úc. Còn vấn đề gây chia rẽ trong EU đã được ĐCSTQ thúc đẩy sớm hơn nhiều. Ví dụ ĐCSTQ thiết lập cơ chế “17 cộng 1” để lôi kéo các nước thành viên mới gia nhập EU (sau đó có Litva và những nước khác đã rút lui).

Ông nói lần này ông Macron đi cùng Chủ tịch Ủy ban châu Âu von der Leyen, ý tưởng này giống như chuyến thăm Trung Quốc trước đây của Thủ tướng Đức, ông Macron muốn Đức và Pháp đi cùng nhau chính là để thể hiện hình ảnh EU tiếp tục thống nhất. “Vì chiến lược phân hóa của Trung Quốc (ĐCSTQ), EU cần chứng tỏ rằng họ chỉ có một tiếng nói để đối phó với các hành động của Trung Quốc”.

Ông Sun Guoxiang cho rằng hiện nay không giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, có thể chia tách hoàn toàn thị trường, chuyến đi của ông Macron là để giao lưu kinh tế với Trung Quốc. Nhưng ĐCSTQ cũng sử dụng kinh tế hoặc thị trường để chia rẽ châu Âu và Mỹ, chia rẽ giữa nước thành viên cũ và nước thành viên mới của EU. “Bao gồm một số cơ sở hạ tầng, hoặc một số cám dỗ về kinh tế và thị trường…”, giáo sư Sun Guoxiang nói, “Vì vậy, chúng ta phải nói rằng Trung Quốc (ĐCSTQ) rất rõ ràng và đang tiếp tục chia rẽ các thể chế khác”.

Chuyên gia quan hệ quốc tế này chỉ ra, nhìn từ buổi lễ chào đón ông Macron của ông Tập Cận Bình cho thấy theo quy cách rất cao. Trước đó, Thủ tướng Singapore và Thủ tướng Malaysia thăm Trung Quốc đều được chào đón với quy cách rất cao. ĐCSTQ đang thể hiện ý muốn là khi bên đối tác đến Trung Quốc, dù hình thức chủ động hay bị động, đều sẽ được nâng lên mức cao nhất.