Dân biểu Mỹ Andy Harris chỉ ra rằng trẻ em không có nguy cơ cao sẽ bị nhiễm COVID-19. Trong trường hợp thiếu sự nghiên cứu và hậu quả lâu dài khó lường, không cần thiết phải ép trẻ em tiêm loại vắc-xin này.

Andy Harris
Ông Andy Harris, đồng chủ tịch Hội nghị các bác sĩ hạt nhân thuộc đảng Cộng hòa tại Hạ viện, nói rằng trẻ em không có nguy cơ cao mắc COVID-19 (virus viêm phổi Vũ Hán); trong trường hợp thiếu sự nghiên cứu, không cần thiết phải tiêm chủng bắt buộc cho trẻ em. (Nguồn: Hạ viện Hoa Kỳ/ Wikimedia)

Gần đây, một ban cố vấn từ Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã bỏ phiếu ủng hộ tiêm vắc-xin COVID-19 của Pfizer cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi. Do đó, một số dân biểu đã yêu cầu tiêm chủng bắt buộc cho học sinh. Điều này đã thu hút sự phản đối của một số quan chức y tế. Nhiều phụ huynh cũng lo ngại về việc, liệu chính phủ Hoa Kỳ có ban hành lệnh tiêm chủng bắt buộc cho trẻ em hay không.

Về vấn đề này, ông Andy Harris, đồng chủ tịch của GOP Doctors Caucus (Hiệp hội các bác sĩ hạt nhân), kiêm bác sĩ trong Hạ viện Mỹ, đã trả phỏng vấn chương trình “Báo cáo Quốc tế” của Đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTD) và đưa ra ý kiến ​​của mình từ góc độ chuyên môn.

Ông Harris nói rằng một số học sinh thực sự nên được tiêm chủng, ví như những người có nguy cơ cao mắc một số bệnh hoặc suy giảm miễn dịch. Hoặc các thành viên sống chung với họ là những nhóm có nguy cơ cao. Tuy nhiên, việc tiêm chủng bắt buộc đối với tất cả học sinh là điều hoàn toàn không cần thiết.

Ông chỉ ra rằng từ góc độ an toàn, việc nghiên cứu vắc-xin COVID-19 thời kỳ đầu đã diễn ra cách đây gần một năm rưỡi. Nhưng đối tượng nghiên cứu chỉ giới hạn ở người lớn. Trẻ em mới chỉ được tiêm các loại vắc-xin như vậy trong vài tháng. Hiện tại vẫn chưa biết liệu sau khi tiêm vắc-xin, chúng có để lại hậu quả lâu dài hay không.

“Chúng ta có thể dự đoán và ước tính (hậu quả), nhưng chúng thực sự chưa được nghiên cứu.” Ông Harris nói: “(Công nghệ) vắc-xin mRNA vẫn còn rất mới. Vì vậy nếu (một số trẻ em) gặp phải rủi ro lây nhiễm, thì việc tiêm chủng cũng không thành vấn đề. Nếu chúng không thuộc đối tượng có rủi ro cao, vậy thì tôi nghĩ rằng chúng ta thực sự cần phải xem xét tỷ lệ giữa rủi ro với lợi ích tiềm năng.”

Ông Harris cũng nói rằng nguy cơ trẻ em bình thường nhiễm COVID-19 không cao, “nó thực sự tương tự như nguy cơ mắc cúm mùa thông thường.”

Cùng quan điểm về vấn đề này, giáo sư y khoa Martin Kulldorff thuộc Đại học Harvard (người đã tham gia nghiên cứu vắc-xin hơn 20 năm), cũng cho rằng trẻ em không nên tiêm vắc-xin COVID-19.

“Tôi không nghĩ rằng trẻ em nên tiêm vắc-xin COVID-19. Căn bệnh này không phải là một mối đe dọa lớn đối với trẻ em”, ông Kulldorff  phát biểu trên chương trình “American Thought Leaders”.

Chúng có thể bị nhiễm COVID, giống như bị cảm lạnh thông thường, nhưng điều này không phải là mối đe dọa lớn. Vậy nên, nếu bạn muốn nói về việc bảo vệ hoặc giữ an toàn cho trẻ, tôi nghĩ chúng ta có thể nói về vấn đề như tai nạn giao thông. Tuy nhiên, COVID không phải là một nguy cơ lớn đối với trẻ em”, ông nói thêm.

Lệnh tiêm vắc-xin bắt buộc dành cho người lớn cũng sắp được triển khai tại nhiều nơi ở Hoa Kỳ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến nhân viên liên bang và một số người có việc làm khác. Ông Harris tin rằng điều này là không phù hợp.

Ông nói: “Đối với những người đã bị nhiễm bệnh và có được miễn dịch tự nhiên mà nói, họ không có lý do gì phải tiêm phòng. Trên thực tế, khoa học đã chứng minh rất rõ ràng rằng miễn dịch tự nhiên hiệu quả hơn vắc- xin.”

“Ngoài ra, luôn có từ 15% đến 20% người Mỹ sẽ chống lại lệnh của chính phủ. Họ chỉ không muốn tiêm chủng, bất kể bản thân có được miễn dịch tự nhiên hay không. Nếu tất cả những người này bị sa thải, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng, sẽ rất bất lợi cho kinh tế của họ.”

Ông Harris gợi ý rằng đối với những người cần nhưng không muốn tiêm chủng, thì nên quy định rằng họ nên được xét nghiệm thường xuyên và đảm bảo rằng họ sẽ luôn làm như vậy là được. Lệnh cưỡng chế tiêm vắc-xin không có bất kỳ trường hợp ngoại lệ nào, về lâu về dài lại là lợi bất cập hại.

Bình Minh (t/h)

Xem thêm: