Thời đỉnh điểm của Đại Thế chiến II, Đức Quốc xã đã thành lập một sư đoàn chiến binh tình nguyện người Ukraine để chiến đấu chống Liên Xô, theo CTV News phân tích. Được biết đến với tên gọi “Sư đoàn Ukraine số 1” –và còn được gọi là “Sư đoàn Waffen-SS Galicia” hoặc là “Sư đoàn số 14 của Waffen-SS”– đội quân này đã tham chiến và gây nhiều tội ác ở Ukraine, Ba Lan, Slovakia, và Nam Tư cũ. Cá nhân ông Yaroslav Hunka là người Ukraine. Lúc ông sinh ra năm 1925, địa phương đó thuộc Đệ Nhị Cộng hòa Ba Lan.

Yaroslav Hunka 2
Ông Yaroslav Hunka được đón chào long trọng như một anh hùng “chống Nga” ở Quốc hội Canada vào hôm thứ Sáu tuần trước khi Tổng thống Zelensky có mặt ở đó. (Ảnh chụp màn hình video)

Sư đoàn Waffen-SS Galicia

Ông Hunka, một cựu chiến binh phát xít người Ukraine được Quốc hội Canada đứng chào long trọng tới 2 lần, trong sự hiện diện của phái đoàn Ukraine vốn bị nhiều nghi ngờ liên quan tới chủ nghĩa phát xít mới. Tiếp đến, Chủ tịch Hạ viện Canada Anthony Rota phải từ chức chỉ sau vài ngày. Sư đoàn Galicia lại một lần nữa được công chúng quan tâm mặc dù đã gần 80 trôi qua kể từ khi nó bị giải tán vào năm 1945.  Trong bối cảnh câu chuyện nhanh chóng nóng lên, truyền hình Canada CTV News đã có đăng bài viết và video giải thích rõ một số chi tiết về đơn vị đơn vị quân đội Galicia này, Trí Thức VN xin truyền đạt lại nội dung này.

Yaroslav Hunka
Ông Yaroslav Hunka được đón chào long trọng như một anh hùng “chống Nga” ở Quốc hội Canada vào hôm thứ Sáu tuần trước khi Tổng thống Zelensky có mặt ở đó. (Ảnh chụp màn hình video)

“Các thành viên của đơn vị này đã tham gia vào hoạt động sát nhân hàng loạt (Holocaust) đối với những người Do Thái, người Ba Lan, và người Ukraine trong [Đại Thế chiến II], và nhiều người trong số họ đã làm điều này trước khi gia nhập đơn vị quân đội này,” Giáo sư khoa học chính trị Ivan Katchanovski của Đại học Ottawa nói với CTV News của Canada. “Họ bị coi là kẻ cộng tác với Đức Quốc xã và họ thậm chí không được chính phủ Ukraine coi là anh hùng ở Ukraine.”

Sư đoàn quân sự này ban đầu được Đức Quốc xã thành lập vào năm 1943 với các tình nguyện viên từ vùng Galicia phía Tây Ukraine, trên cơ sở những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine với động cơ bề nổi là muốn giải phóng đất nước của họ khỏi sự chiếm đóng của Liên Xô.

Tức là, người Đức tập hợp những người sống ở Liên Xô nhưng bất mãn chế độ, rồi vũ trang họ sao cho họ chiến đấu cho Đức, dưới danh nghĩa là chiến đấu cho tự do của mình.

Giáo sư Katchanovski, người nhiều năm dày công nghiên cứu các xung đột ở Ukraine, nói có các bằng chứng liên quan đến “đơn vị bù nhìn” do Đức Quốc xã lãnh đạo ấy với khoảng một nghìn thường dân thiệt mạng ở Ba Lan và Ukraine.

“Họ tàn sát toàn bộ ngôi làng của cư dân Ba Lan trong khu vực này… bao gồm cả phụ nữ và trẻ em với lý do là có liên quan đến các đảng phái Liên Xô,” ông Katchanovski nói. “Đây thuần túy là một vụ giết người hàng loạt mà không thể có bất kỳ một biện minh thích đáng nào.”

Mặc dù ông Hunka đã được xác nhận là thành viên của đơn vị này, lúc đó ông 19 tuổi, nhưng hiện nay người ta vẫn chưa xác định vai trò của ông ta trong các hoạt động của đơn vị. Có một số người Canada thậm chí cho rằng vẫn chưa thực sự có đủ chứng cứ cho những cáo buộc về tội ác chiến tranh nói trên của bản thân sư đoàn.

Giáo sư Katchanovski đã chỉ ra các bài đăng trên blog yêu nước mà rõ ràng được viết bởi chính ông Hunka bằng tiếng Ukraine, trong đó tự thuật việc ông lớn lên ở đất nước này trong bối cảnh mà ông miêu tả là bị Liên Xô và Đức chiếm đóng, và kể về việc ông gia nhập Sư đoàn SS Galicia năm 1943.

img063
Ông Hunka đăng hình của mình (người ở giữa, hàng trước) trong đơn vị. (Nguồn ảnh từ bài của ông Hunka đăng trên blog yêu nước)
img060
Ông Hunka kể đây là bức ảnh trở về đơn vị vào tháng 12/1943 sau khi được đào tạo.
img061
Ông Hunka có ảnh về nơi tập luyện khoảng 2 tuần trước khi ra tiền tuyến.

Sư đoàn này nằm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của quân SS khét tiếng của Đức Quốc xã, vốn bị Tòa án quân sự quốc tế Nuremberg tuyên bố là một tổ chức tội phạm chiến tranh.

“Ngoài việc này, Sư đoàn SS Galicia còn liên quan đến các vụ bạo lực khác,” ông Katchanovski cho hay. “Họ đã tham gia trấn áp cuộc nổi dậy chống Đức Quốc xã ở Slovakia, và họ cũng tham gia vào cuộc đàn áp tàn bạo và bạo lực đối với phong trào đảng phái chống Đức Quốc xã ở Nam Tư.”

Nó được đổi tên thành Sư đoàn Ukraine số 1 của Quân đội Quốc gia Ukraine vào tháng 3/1945, chỉ 2 tháng trước khi đầu hàng quân Anh vào tháng 5/1945, rồi bị giải tán.

Hơn 8.000 chiến binh của sư đoàn này đã chuyển đến Vương quốc Anh vào năm 1947. Vì họ chiến đấu chống Liên Xô cộng sản, cho nên khoảng 600 đã người được phép chuyển đến Canada trong thời Chiến tranh Lạnh, sau quyết định của nội các liên bang năm 1950.

Chính phủ Canada quyết định vào thời điểm đó: “Những người Ukraine này phải chịu giám sát an ninh đặc biệt, nhưng không nên bị từ chối vì lý do họ từng phục vụ trong quân đội Đức.”

Năm 1985, vấn đề lại nổi lên, do dư luận nhìn nhận rằng Canada là nơi trú ẩn tuyệt vời của tội phạm chiến tranh Đức Quốc xã, khiến thủ tướng lúc đó là Brian Mulroney ra lệnh điều tra để làm rõ.

Báo cáo cuối cùng năm 1986 của Ủy ban Điều tra Tội phạm Chiến tranh đã viết: “Các cáo buộc về tội ác chiến tranh đối với các thành viên của Sư đoàn Galicia chưa bao giờ được chứng minh”“hơn nữa, trong trường hợp không có bằng chứng về việc tham gia hoặc hiểu biết về các tội ác chiến tranh cụ thể, thì chỉ lấy việc là thành viên của Sư đoàn Galicia sẽ không thể đủ để biện minh cho việc truy tố.”

Kết luận này hiển nhiên bị phản đối mạnh mẽ bởi không ít cộng đồng quốc tế, trong đó có nhiều nhóm Do Thái, kể cả trong và ngoài Canada.

CEO của B’nai Brith Canada, Michael Mostyn, nói thẳng rằng các tình nguyện viên của sư đoàn này chính là “những kẻ tư tưởng chủ nghĩa dân tộc cực đoan”, những kẻ “mơ ước về một nhà nước Ukraine đồng nhất về mặt sắc tộc và tán thành ý tưởng [phát xít] thanh lọc sắc tộc.”

Theo Trung tâm Nghiên cứu Holocaust Những người bạn của Simon Wiesenthal —một tổ chức nghiên cứu lịch sử về nạn diệt chủng thời Đức Quốc xã— thì sư đoàn Ukraine “chịu trách nhiệm về vụ sát hại hàng loạt thường dân vô tội với mức độ tàn bạo và ác độc không thể tưởng tượng được.”

“Những chiến binh đó đã tham gia vào các hành động tàn bạo thực sự chống lại người Do Thái và các nạn nhân khác của chế độ Đức Quốc xã,” cựu nghị sĩ và chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Trung tâm Wiesenthal Michael Levitt nói với CTV News. “Các đơn vị của Đức Quốc xã, giống như đơn vị mà ông [Hunka] từng tham gia, đã không cho các nạn nhân của Holocaust, hàng triệu người trong số họ, người Do Thái và những người khác, cơ hội được sống, [vậy mà ông Hunka] có con cháu và sống đến 98 tuổi.”

Các di tích ở Canada tôn vinh sư đoàn đã trở thành mục tiêu phá hoại, bao gồm vụ việc năm 2020 ở Oakville, Ontario, và vụ việc năm 2021 ở Edmonton, nơi một bức tượng bị phun sơn với dòng chữ “Đức Quốc xã thực sự.”

ukrainian monument 1 5546660 1628895190864
Tượng đài ca ngợi các chiến binh Ukraine chiến đấu cho Đức ở Ukraine, bị phun sơn với dòng chữ “phát xít chính cống.” (Nguồn ảnh CTV News)
ukrainian monument 1 5546674 1666788694047
Một tượng đài khác ở Roman Shukhevych, một thành viên của Ukrainian Youth Unity Complex. (Nguồn ảnh CTV News)

Witold Dzielski, Đại sứ Ba Lan tại Canada, nói rằng sư đoàn quân sự mà ông Hunka tham gia đã góp phần gây ra cái chết của 6 triệu người Ba Lan trong chiến tranh, một nửa trong số đó là người Do Thái.

Bộ trưởng giáo dục Ba Lan cũng đã kêu gọi dẫn độ Hunka.

“[Hunka] là người đã tham gia vào một tổ chức nhắm vào người Ba Lan, thực hiện các vụ giết người hàng loạt người Ba Lan, không chỉ quân nhân mà cả dân thường,” ông Đại sứ Dzielski nói với CTV News hôm Thứ Hai. “Đối với tôi, những người như vậy không nên xuất hiện ở nơi công cộng và có lẽ nên bị truy tố.”

Trong một trường hợp khác mà có thể trở thành tham chiếu, đó là trường hợp cựu thành viên đội hành quyết SS của Đức Quốc xã Helmut Oberlander đã có thể nhập quốc tịch Canada và sống lặng lẽ trong nhiều năm cho đến khi bị quan chức bắt giữ vào những năm 1990. Sau cuộc chiến pháp lý trục xuất kéo dài hàng thập kỷ, Oberlander qua đời do tuổi già ở Canada vào năm 2021 ở tuổi 97 trước khi phải nhận trừng phạt.

“[Điều] cực kỳ quan trọng là chúng ta phải ngẫm lại “thành tích” cực kỳ khủng khiếp của Canada trong “thành tích” buộc các thành viên Đức Quốc xã phải chịu trách nhiệm về tội ác của họ.” Levitt từ Trung tâm Wiesenthal bình luận. “Chúng ta đã thất bại trong việc này, và [Canada] đã trở thành nơi trú ẩn thiên đường cho rất nhiều người đã đến.”

Nhật Tân