Hôm Chủ nhật (ngày 14/3) trở thành ngày đẫm máu nhất kể từ cuộc biểu tình chống đảo chính ở Myanmar, có ít nhất 39 người thiệt mạng trong cuộc đụng độ. Nhiều nhà máy bị phóng hỏa, trong đó có các nhà máy do Trung Quốc làm chủ, khiến nhiều nhân viên Trung Quốc bị thương.

Theo báo cáo của Reuters, hôm Chủ nhật, một tổ chức nhân quyền cho biết, một số nhà máy do Trung Quốc làm chủ đã bị phóng hỏa tại một khu công nghiệp ở Hlaingthaya, một thị trấn phía bắc Yangon, Myanmar. Lực lượng an ninh đã bắn chết ít nhất 22 người biểu tình.

Hiệp hội Hỗ trợ Các Tù nhân Chính trị (AAPP) cho biết 16 người biểu tình khác đã bị giết chết ở nơi khác và một cảnh sát cũng bị thiệt mạng.

Đại sứ quán Trung Quốc cho biết nhà máy may mặc ở Laydaya đã bị đốt phá bởi những kẻ tấn công không rõ danh tính, một số nhân viên Trung Quốc bị thương và nhiều nhân viên bị mắc kẹt bên trong.

Không có nhóm nào nhận trách nhiệm về vụ tấn công đốt phá nhà máy.

Ít nhất 126 người đã bị giết chết kể từ bắt đầu cuộc biểu tình

Truyền thông địa phương cho biết, lực lượng an ninh đã nổ súng vào những người biểu tình tại một khu công nghiệp, nơi tập trung những người nhập cư từ khắp đất nước.

“Thật khủng khiếp. Mọi người bị bắn ngay trước mắt tôi. Tôi sẽ không bao giờ có thể quên được cảnh tượng này!”, một nhiếp ảnh gia xin giấu tên cho biết.

Truyền thông nhà nước thông báo rằng thiết quân luật sẽ được áp dụng ở Laydaya và một khu vực khác của Yangon.

Đài truyền hình Myawadday do quân đội điều hành cho biết, sau khi 4 nhà máy may mặc và một nhà máy sản xuất phân bón bị đốt cháy, lực lượng an ninh đã vào cuộc và khoảng 2.000 người đã ngăn không cho xe cứu hỏa đi vào các nhà máy này.

Doctor Sasa, đại biểu dân cử của quốc hội bị chính quyền quân sự lật đổ, bày tỏ tình đoàn kết với người dân Laydaya. Ông nói: “Những thủ phạm, những kẻ tấn công, kẻ thù của người dân Myanmar, SAC (Hội đồng Hành chính Quốc gia) độc ác sẽ phải chịu trách nhiệm cho từng giọt máu đã rơi xuống.”

Hiệp hội Hỗ trợ Các Tù nhân Chính trị (AAPP) cho biết, tổng cộng 126 người đã thiệt mạng kể từ cuộc biểu tình chống đảo chính ở Myanmar vào tháng Hai. Tính đến thứ Bảy (ngày 13/3), hơn 2.150 người đã bị giam giữ, nhưng mới hơn 300 người được thả ra.

Tweet: Người biểu tình ở khu vực nông thôn tại Myanmar hôm 14/3:

Tình cảm chống cộng của người Myanmar dâng cao sau các cuộc biểu tình

Trước vụ đốt nhà máy do Trung Quốc làm chủ, Đại sứ quán Trung Quốc mô tả tình hình là “rất nghiêm trọng” và yêu cầu Myanmar thực hiện các biện pháp tiếp theo để ngăn chặn bạo lực.

Trang Facebook của Đại sứ quán Trung Quốc tràn ngập những bình luận tiêu cực bằng tiếng Myanmar và hơn một nửa số (trong hơn 29.000 phản hồi) sử dụng hình mặt cười.

Trong mắt người dân Myanmar, chính là ĐCSTQ đã hậu thuẫn cho chính phủ quân sự nước này lên nắm quyền. Kể từ khi cuộc đảo chính quân sự của Myanmar khiến đất nước rơi vào tình trạng hỗn loạn, tình cảm chống Trung cộng của đất nước đã dâng cao. Những người chống đảo chính quân sự nói rằng so với sự lên án của các nước phương Tây, Bắc Kinh vẫn một mực im lặng, không hề đưa ra một lời chỉ trích nào cho hành động đảo chính này.

Ngay cả những người nhập cư Myanmar sống ở nước ngoài cũng phản cảm đối với việc ĐCSTQ hậu thuẫn cho chính phủ quân sự. Vào ngày 20/2, hơn 400 người nhập cư Myanmar từ Khu vực Vịnh San Francisco và Bắc California đã tập trung trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco để phản đối sự hậu thuẫn của chế độ Cộng sản Trung Quốc đối với cuộc đảo chính này của chính quyền quân sự Myanmar. 

Koko Ley, một thành viên của tổ chức “Myanmar Tự do” và là người tổ chức biểu tình, cho biết: “ĐCSTQ hậu thuẫn cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar. Chúng tôi kháng nghị ở đây là để phản đối và yêu cầu ngay lập tức ngừng việc hậu thuẫn chính phủ quân sự Myanmar, bao gồm cả quân sự, kinh tế, ngoại giao, kỹ thuật, v.v.”

[ads12]

Liên hợp quốc và Vương quốc Anh lên án hành động bạo lực của chính quyền quân sự Myanmar

Đặc phái viên Liên hợp quốc về Myanmar đã lên án “các hành động tàn bạo đang tiếp tục” của chính quyền quân sự Myanmar đối với những người biểu tình, bà Christine Schraner Burgener nói rằng bà đã “nghe được thông tin từ những người liên hệ của mình tại Myanmar, những người tận mắt nhìn thấy những vụ giết người đau lòng, lạm dụng người biểu tình và tra tấn tù nhân trong những ngày cuối tuần.”

Bà nói rằng cuộc đàn áp làm suy yếu triển vọng hòa bình và ổn định. Bà kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ người dân Myanmar và nguyện vọng dân chủ của họ.

Vương quốc Anh cho biết họ đã bị sốc trước việc quân đội Myanmar dùng vũ lực gây sát thương để chống lại những người vô tội ở Laydaya và những nơi khác.

Ông Dan Chugg, đại sứ Anh tại Myanmar cho biết: “Chúng tôi kêu gọi chấm dứt ngay tình trạng bạo lực này và thúc giục chế độ quân sự trả lại quyền lực cho những người do người dân Myanmar bầu ra một cách dân chủ.” 

Theo Trương Đình, Lý Duyên, Epoch Times

Xem thêm: