Kế hoạch của Nhật Bản xả nước thải hạt nhân đã qua xử lý của Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I ra Thái Bình Dương được Liên Hợp Quốc phê chuẩn vào hôm thứ Ba (4/7).

GettyImages 1231501860
Cảnh bể chứa nước thải hạt nhân của Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I, chụp ngày 21/2/2021. (Nguồn ảnh: Philip Fong/AFP/Getty)

“Chúng tôi đã so sánh lựa chọn này với các lựa chọn khác và xác nhận rằng đây là một lựa chọn hiện có với thành tích tốt”, người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) là Rafael Grossi phát biểu tại một cuộc họp báo ở Tokyo.

Ông cho biết cách tiếp cận này đã được áp dụng bởi các nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động trên khắp thế giới, bao gồm cả những nhà máy ở Trung Quốc và Hàn Quốc. Ông Grossi đang có chuyến thăm 4 ngày tới Nhật Bản để đệ trình báo cáo an toàn đưa ra 2 năm trước về kế hoạch xả nước thải hạt nhân, còn cơ quan quản lý hạt nhân của Nhật Bản cũng đưa ra bản đánh giá quan trọng.

Nhật Bản dự tính trong vòng 30 – 40 năm tới sẽ xả vào Thái Bình Dương hơn 1,3 triệu tấn nước thảm họa hạt nhân Fukushima I đã qua xử lý. Chính phủ Nhật Bản cho biết từ khoảng mùa hè này sẽ bắt đầu xả nước được xử lý bằng ALPS, chưa quyết định ngày cụ thể.

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết sau khi nhận được báo cáo của IAEA: “Tôi sẽ không phê duyệt bất kỳ (kế hoạch) phóng thích nào tác động có hại đến sức khỏe và môi trường của người dân Nhật Bản cũng như trên toàn thế giới”; “Tôi sẽ giải thích cẩn thận cho mọi người cả trong và ngoài nước với thái độ tinh tường”.

Vào tháng 3/2011, một trận sóng thần kinh hoàng đã gây sập hệ thống làm mát của lò phản ứng Fukushima I khiến lò phản ứng tan chảy. Sau đó nước được sử dụng để làm mát lò phản ứng và nước ngầm khu vực này đều bị nhiễm phóng xạ hạt nhân, khiến Fukushima I trở thành thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trên thế giới kể từ Chernobyl.

Nước bị ô nhiễm được xử lý thông qua hệ thống lọc tinh vi để loại bỏ hầu hết các chất phóng xạ. Tuy nhiên, không có cách thực tế nào để lọc tritium, một đồng vị phóng xạ của hydro. Bức xạ từ tritium có chu kỳ bán rã 12,3 năm, có thể gây hại cho sức khỏe nhưng Nhật Bản khẳng định liều lượng trong nước ở Fukushima chưa tới 1/40 của mức an toàn, tức chỉ tương ứng 1/7 mức tiêu chuẩn an toàn dùng nước của Tố chức Y tế thế giới.

Sau khi Chính phủ Nhật Bản công bố kế hoạch xả thải ra biển vào năm 2021 đã làm dấy lên mối lo ngại và phản đối từ các nước láng giềng và ngư dân địa phương, đặc biệt là phản ứng mạnh từ nhà cầm quyền Trung Quốc.

Trước đánh giá của IAEA, Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản cho biết báo cáo không thể dùng làm “giấy thông hành” cho việc xả nước, trong khi truyền thông nhà nước Trung Quốc lên án kế hoạch xả nước là “tội ác chống lại toàn nhân loại”.

Bộ Ngoại giao Nhật Bản trả lời họ đã nhiều lần cố gắng dùng minh chứng khoa học giải thích cho các quan chức ở Bắc Kinh về lập trường của Tokyo, nhưng họ không nghe.

Bộ trưởng Nông nghiệp Hàn Quốc thì lưu ý lệnh cấm đối với các sản phẩm nông nghiệp từ vùng xung quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima sẽ được giữ nguyên cho đến khi những lo ngại của công chúng Hàn Quốc được giải tỏa.

Theo một cuộc thăm dò do Gallup tiến hành vào tuần trước, 78% người Hàn Quốc lo ngại rằng nước biển và hải sản trong khu ảnh hưởng nước thải ra có thể bị ô nhiễm. Tháng trước, Văn phòng Giáo dục Thành phố Seoul đã thông báo vấn đề giải quyết lo lắng của học sinh và phụ huynh, theo đó sẽ tăng cường kiểm tra bức xạ trong các bữa ăn ở trường.