Trong xung đột Mỹ – Trung hiện nay, đồng thời với những mâu thuẫn liên quan các vấn đề về Hồng Kông, Đài Loan… thì hai bên cũng cho thấy tín hiệu về khả năng hợp tác trong nhưng vấn đề khác như biến đổi khí hậu. Liệu quan hệ hợp tác có khả thi không là vấn đề được quan tâm. Tờ Epoch Times dẫn nhận định của giáo sư Pei Minxin, một nhà khoa học chính trị người Mỹ và chuyên gia về Trung Quốc, cho rằng hiện nay hai bên khó tin nhau nên mọi khả năng hợp tác đều khó khăn.

shutterstock 1408706489
Đối đầu Mỹ Trung (Ảnh: fukomuffin/ Shutterstock)

Kể từ khi nhậm chức vào tháng Giêng năm nay, Tổng thống Biden về cơ bản vẫn duy trì chính sách Trung Quốc của người tiền nhiệm Trump trong nhiều vấn đề quan trọng như tiếp tục áp thuế lên hàng trăm tỷ USD hàng nhập khẩu của Trung Quốc và áp đặt các biện pháp mới đối với các công ty Trung Quốc, lên án Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đàn áp các nhà dân chủ Hồng Kông và đàn áp nhân quyền ở Tân Cương.

Pei Minxin, một giáo sư tại Đại học Cremont McKenna (CMC) ở Mỹ, đã có bài công bố trên Nikkei vào ngày 12/8 nói rằng có một sự khác biệt lớn giữa Biden và Trump. Ông Trump cho rằng giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu là một “trò lừa đảo” của ĐCSTQ nên không có chỗ cho sự hợp tác về vấn đề này; trong khi ông Biden tìm cách đạt được đồng thuận với lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình về biến đổi khí hậu và các vấn đề toàn cầu khác.

ĐCSTQ đã nhiều lần nhấn mạnh rằng Mỹ và Trung Quốc có thể hợp tác. Hồi tháng Ba năm nay, ông Ngoại trưởng Vương Nghị của ĐCSTQ cho biết, sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ không có gì đáng ngạc nhiên, nhưng vấn đề quan trọng hơn của mối quan hệ giữa hai nước nên là hợp tác. Ông ta liệt kê những lĩnh vực mà hai nước có thể hợp tác như đại dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19), phục hồi kinh tế và biến đổi khí hậu.

Dù vậy, không bên nào cho thấy có thể tìm thấy sự cân bằng mong manh nào giữa cạnh tranh và hợp tác. Kể từ khi ông Biden lên nắm quyền, hai nước tiếp tục xung đột về các vấn đề như nhân quyền, công nghệ, Đài Loan, Biển Đông và Hồng Kông.

Hudson Institute
Giáo sư Pei Minxin, một nhà khoa học chính trị người Mỹ và chuyên gia về Trung Quốc (Nguồn: Hudson Institute/ CC BY 2.0/ Wikipedia)

Pei Minxin: Hai phương diện không cân xứng cho thấy khó khăn trong hợp tác Mỹ-Trung

Giáo sư Pei Minxin cho rằng, mặc dù có thể còn quá sớm để phủ nhận hoàn toàn sự hợp tác giữa Mỹ và Trung Quốc trong các vấn đề quan trọng như khí hậu, nhưng kinh nghiệm trong 6 tháng qua cho thấy Mỹ và Trung Quốc khó có thể thành công trong việc tìm ra cách để ổn định quan hệ của họ.

Ông cũng cho rằng chắc chắn bất kỳ hình thức hợp tác nào giữa hai đối thủ địa chính trị này đều sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì hợp tác trong bất kỳ vấn đề nào cũng cần có sự tin tưởng tối thiểu, nhưng đáng buồn là chưa thể có được: Bắc Kinh cho rằng Mỹ đang ngăn cản sự trỗi dậy của mình, trong khi Washington cho rằng Bắc Kinh đang cố gắng thay thế vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ và tìm cách thống trị thế giới. Khi mỗi bên nhìn đối phương như mối đe dọa của mình như vậy thì không có sự tin tưởng giữa hai bên.

Theo giáo sư Pei Minxin, nếu số lĩnh vực cạnh tranh ít hơn số lĩnh vực có thể hợp tác thì hợp tác giữa hai đối thủ vẫn có thể xảy ra, nói cách khác là kết quả đo lường tổng thể về cạnh tranh và hợp tác sẽ nghiêng theo hướng hợp tác. Nhưng ông cho rằng đây không phải là trường hợp của quan hệ Mỹ – Trung ngày nay.

Do cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc bao gồm hầu hết các lĩnh vực lợi ích quốc gia, chẳng hạn như ưu thế công nghệ, an ninh, thương mại và ảnh hưởng toàn cầu. Các vấn đề cạnh tranh giữa họ là quá nhiều, trong khi cả Washington và Bắc Kinh đều không thể đưa ra nhiều hơn ba hoặc bốn vấn đề mà họ cho rằng có thể có chỗ để hợp tác. Thực tế so sánh cạnh tranh – hợp tác cho thấy mất cân bằng như vậy nên hiển nhiên hợp tác giữa hai bên chỉ là thứ yếu.

Tiêu biểu như xu hướng chung tại Mỹ là người ta rất quan tâm việc bảo vệ an ninh Đài Loan, các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức ĐCSTQ bị cáo buộc vi phạm nhân quyền ở Hồng Kông và Tân Cương, và vấn đề hạn chế chuyển giao công nghệ cho ĐCSTQ, yêu cầu chính phủ nhanh chóng giải quyết những vấn đề này; trong khi phía ĐCSTQ lại coi Đài Loan, Hồng Kông và Tân Cương là những vấn đề chủ quyền không thể thương lượng. Sự đối đầu này sẽ khiến hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực khác gần như không thể.

Giáo sư Pei Minxin cho rằng dù rất khó đạt được trạng thái cân bằng giữa cạnh tranh và hợp tác này, nhưng có vẻ như lại cũng không còn lựa chọn nào khác ngoài “hợp tác và cạnh tranh”. Thực tế rõ ràng là không thể khôi phục tiếp xúc giữa Mỹ và Trung Quốc, nhưng sẽ rất thảm khốc nếu xảy ra một cuộc chiến tranh lạnh mới. Thách thức đối với Biden và Tập Cận Bình là làm thế nào để cứu vãn thực trạng quan hệ “vừa hợp tác vừa cạnh tranh” giữa hai nước sau một thời gian leo thang xung đột hai bên đến mức nguy hiểm.

 

Chuyên gia Úc: Rất khó để hợp tác với ĐCSTQ

Về vấn đề này, tờ Epoch Times cũng dẫn lại một cuộc phỏng vấn từ hồi tháng Giêng sau khi ông Biden nhậm chức Tổng thống. Cuộc phỏng vấn nhà xã hội học Salvatore Baodas nổi tiếng người Úc là Phó Giáo sư tại Đại học Sydney, ông cũng cho biết rằng mặc dù vẫn chưa được biết rõ chính sách Trung Quốc của ông Biden, nhưng ông vẫn nhận thấy mối quan hệ hợp tác với ĐCSTQ là rất khó.

“Tổng thống Biden sẽ sớm phát hiện ra rằng việc hợp tác với ĐCSTQ là không thể”, ông Baodas nói. “Chế độ Cộng sản Trung Quốc đã trải qua giai đoạn tự do hóa từ những năm 1980 đến khoảng năm 2010. Chúng ta (giờ đây) đã thấy đó không phải là một chế độ tốt, không phải là một chế độ tự do hóa, những gì chúng ta đang thấy dưới lãnh đạo của Tập Cận Bình là mức độ đàn áp ngày càng nhiều hơn ”.

Chuyên gia Baodas cũng tuyên bố rằng các cuộc tiếp xúc của Mỹ với Trung Quốc (ĐCSTQ) trong vài thập kỷ qua rõ ràng là đã không dẫn đến sự thay đổi ở Trung Quốc (ĐCSTQ). Mỗi cuộc tiếp xúc chỉ đơn giản là nhiều khí tài quân sự hơn hoặc nhiều công nghệ hơn được sử dụng để giúp Trung Quốc (ĐCSTQ) thực hiện áp bức người dân và gây hấn với các nước láng giềng.

Lý Duyên, Epoch Times

Xem thêm: