Theo bảng xếp hạng đầu năm 2022 do công ty Henley & Partners của Anh công bố hôm 11/1, ba quốc gia châu Á đã đứng đầu bảng xếp hạng mới. Điều này cảnh báo rằng, các hạn chế của COVID đang làm trầm trọng thêm tình trạng “du lịch phân biệt chủng tộc” giữa các nước giàu và nghèo.

Embed from Getty Images

Công dân Nhật Bản và Singapore sở hữu những hộ chiếu thân thiện với du lịch nhất, theo bảng xếp hạng mới về quyền lực của hộ chiếu các quốc gia. Không tính đến các hạn chế của COVID-19, bảng xếp hạng đầu năm 2022, người Nhật Bản và Singapore có thể đến 192 quốc gia mà không cần thị thực. Trong khi đó, công dân Afghanistan chỉ có thể du lịch miễn thị thực chỉ với 26 các điểm đến.

Một quốc gia châu Á khác là Hàn Quốc, cùng với Đức giữ ở vị trí thứ hai trong danh sách 199 quốc gia. Phần còn lại của top 10 trong bảng xếp hạng do các quốc gia EU thống trị, Anh và Mỹ đứng thứ 6, sau đó là Úc, Canada và các quốc gia Đông Âu.

Được công bố cùng với bảng xếp hạng hộ chiếu mới là một nghiên cứu về tính di chuyển toàn cầu. Nghiên cứu cho thấy, “sự bất bình đẳng” trong tính di chuyển toàn cầu đã trở nên trầm trọng hơn do các rào cản đi lại trong đại dịch. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres gần đây thậm chí còn ví các hạn chế được đặt ra đối với các quốc gia châu Phi chủ yếu là “du lịch phân biệt chủng tộc”.

Ông Mehari Taddele Maru, giáo sư tại Trung tâm Chính sách Di cư nhận định: “Các yêu cầu đắt đỏ liên quan đến du lịch quốc tế đã thể chế hóa sự bất bình đẳng và phân biệt đối xử.” Ông nói thêm, các quốc gia phát triển “không phải lúc nào cũng [chia sẻ]” sự sẵn sàng ứng phó với “hoàn cảnh thay đổi” của thế giới đang phát triển.

“COVID-19 và tác động của nó với sự bất ổn và bất bình đẳng đã làm nổi bật và làm trầm trọng thêm sự chênh lệch đáng kinh ngạc về tính di chuyển quốc tế giữa các quốc gia phát triển giàu có và các nước nghèo hơn.”

Kết quả nghiên cứu đồng thời dự báo sự không chắc chắn hơn nữa về du lịch và di chuyển trong thời gian còn lại của năm, trong đó đã tính đến sự gia tăng của biến thể Omicron mới. Sự xuất hiện của “một biến thể mới mạnh mẽ như vậy” là một “thất bại địa chính trị lớn” đối với một phần của Mỹ, Anh và EU vì đã không cung cấp nguồn vốn và vắc-xin tốt hơn cho miền Nam châu Phi, theo nhận xét của giáo sư Misha Glenny của Đại học Columbia.

Ông Christian H. Kaelin – chủ tịch Henley & Partners cũng nhìn nhận: “Nếu chúng ta muốn khởi động lại nền kinh tế toàn cầu, điều quan trọng là các quốc gia phát triển phải khuyến khích dòng di cư hướng vào, thay vì kiên trì với những hạn chế đã lỗi thời.”

Nhóm top 10 hộ chiếu quyền lực nhất năm 2022:

  1. Nhật Bản, Singapore (192 quốc gia/vùng lãnh thổ)
    2. Đức, Hàn Quốc (190)
    3. Phần Lan, Ý, Luxembourg, Tây Ban Nha (189)
    4. Australia, Đan Mạch, Pháp, Hà Lan, Thụy Điển (188)
    5. Ireland, Bồ Đào Nha (187)
    6. Bỉ , New Zealand, Na Uy, Thụy Sĩ, Anh, Mỹ (186)
    7. Úc, Canada, CH Czech, Hy Lạp, Malta (185)
    8. Ba Lan, Hungary (183)
    9. Lithuania, Slovakia (182)
    10. Estonia, Latvia, Slovenia (181)

Minh Ngọc (Theo RT)

Xem thêm: