Ngày 29/6, Lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Hạ viện Kevin McCarthy tuyên bố ủng hộ việc di dời tất cả các bức tượng của Liên minh miền Nam khỏi khu trưng bày tại Điện Capitol. Tất cả các bức tượng này là thành viên Đảng Dân chủ và do đảng này trước đây đã phê duyệt đưa vào Điện Capitol.

Embed from Getty Images

Ông McCarthy cho biết trong một bài phát biểu tại Hạ viện, ông sẽ bỏ phiếu ủng hộ Nghị quyết HR 3005 nhằm di dời các bức tượng của Liên minh miền Nam. Trên thực tế, đây đều là tượng của các thành viên Đảng Dân chủ, và được Hạ viện [cũng do Đảng Dân chủ giữ thế đa số] chấp thuận vào thời điểm đó. Họ đã ban hành luật phân biệt chủng tộc, có thể nói là thay thế các luật phân biệt chủng tộc cũ bằng các sáng kiến ​​phân biệt chủng tộc mới.

Ông nhấn mạnh: “Dự luật mà chúng ta đang biểu quyết vào ngày hôm nay, đã từng tiến hành bỏ phiếu trước đây. Và tôi ủng hộ nó, ngay lúc này tôi ủng hộ nó. Hãy để tôi nêu một thực tế đơn giản. Tất cả những bức tượng đang bị dỡ bỏ bởi dự luật này đều là tượng của Đảng Dân chủ.”

Dự luật được thông qua Hạ viện hôm 29/6 tìm cách dỡ bỏ các tác phẩm điêu khắc bằng đồng của những người ủng hộ quân đội Liên minh miền Nam trong Nội chiến. Nó cũng tìm cách thay thế bức tượng bán thân của cựu Chánh án Roger Taney, người đã đưa ra phán quyết Dred Scott 1857 ủng hộ chế độ nô lệ, bằng một trong những bức tượng Thurgood Marshall – thẩm phán Tối cao Pháp viện da màu đầu tiên.

Trong phán quyết Dred Scott 1857, ông Taney viết rằng người da đen không thể là công dân Mỹ và chế độ nô lệ không bị cấm theo Hiến pháp Hoa Kỳ. Quyết định này sau đó đã bị đảo ngược bởi Tu chính án thứ 13 và 14 của Hiến pháp, vào năm 1862 và 1868 tương ứng.

“Điều thú vị là, những bức tượng cần dỡ bỏ đã được gửi đến Điện Capitol từ chính các tiểu bang do Đảng Dân chủ giữ thế đa số, được gửi đến Hạ viện do Đảng Dân chủ kiểm soát đa số [vào thời điểm đó] và họ đã chấp nhận những bức tượng này. Tôi nghĩ dự luật nên đi xa hơn nữa,” lãnh đạo Đảng Cộng hòa tại Hạ viện nói thêm.

Ông McCarthy cũng nhận định, Đảng Dân chủ đã thông qua các luật phân biệt đối xử, như luật Jim Crow đã tách biệt và tước quyền của mọi người dựa trên màu da của họ. Đáng chú ý, hiện tại họ vẫn đang cố gắng phân biệt đối xử dựa trên màu da của mọi người thông qua cái gọi là Lý thuyết chủng tộc phê phán trong khắp các tổ chức của Hoa Kỳ.

“Thưa bà chủ tịch, hôm nay Đảng Dân chủ đã nhân đôi điều mà tôi cho là lịch sử đáng xấu hổ này, bằng việc thay thế sự phân biệt chủng tộc trong quá khứ bằng sự phân biệt chủng tộc của lý thuyết chủng tộc phê phán. Họ tiếp tục coi chủng tộc là phương tiện chính để đánh giá đặc tính của một con người,” ông phát biểu.

Ông McCarthy nhận thấy chính quyền Biden đang thúc đẩy các sáng kiến ​​về lý thuyết chủng tộc phê phán tại tất cả các cơ quan liên bang, bao gồm Bộ Quản trị Nhân sự liên bang, Văn phòng Quản lý Nhân sự (OPM), Bộ Giáo dục và quân đội.

Tổng thống Joe Biden đã ban hành một lệnh hành pháp hồi tháng 1/2021 nhằm phản đối sự phân biệt chủng tộc, mà chính quyền của ông cho rằng đang tràn ngập khắp nước Mỹ. Ông khẳng định vào thời điểm đó: “Chính phủ Liên bang nên tìm kiếm một biện pháp tiếp cận toàn diện để tăng cường công bằng cho tất cả mọi người, bao gồm cả người dân người da màu và những người khác trong lịch sử, vốn bị coi thường, bị gạt ra ngoài lề xã hội và bị ảnh hưởng theo hướng bất lợi bởi nghèo đói và bất bình đẳng dai dẳng.”

Bà Kiran Ahuja, người vừa được xác nhận là giám đốc OPM, đã ca ngợi công việc của Tiến sĩ Ibram X. Kendi. Bà cũng sẽ được quyền quyết định các sáng kiến ​​nguồn nhân lực và chính sách nhân sự cho hàng nghìn nhân viên liên bang, bao gồm cả việc yêu cầu đào tạo theo lý thuyết chủng tộc phê phán.

Trong phiên điều trần hồi tháng 4, bà Ahuja đã bị Thượng nghị sĩ Cộng hòa Josh Hawley (tiểu bang Missouri) chất vấn. Ông nêu rõ quan ngại về việc ủng hộ các tác phẩm của ông Kendi trong quá khứ, bởi ông này là một “nhà hoạt động chống phân biệt chủng tộc” và là người ủng hộ mô hình lý thuyết chủng tộc phê phán.

Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 9/2020 với The Atlantic, ông Kendi nói rằng, dù lý thuyết chủng tộc phê phán và các bài học về “những gì thực sự đã xảy ra trong lịch sử” khiến mọi người thù ghét Hoa Kỳ, thì hãy cứ làm như vậy.

“Chúng ta cần giúp đất nước thoát khỏi các cấu trúc và hệ thống chính sách phân biệt chủng tộc đó, thay thế chúng bằng các chính sách, cấu trúc và hệ thống chống phân biệt chủng tộc hơn nữa. Nói cách khác, chỉ có nhận thức là chưa đủ, chúng ta phải hành động để có thể tiến hành cải đất nước này,” ông Kendi bày tỏ với The Atlantic.

Trong phiên điều trần hồi tháng 4, Thượng nghị sĩ Hawley đã xoáy vào quan điểm của bà Ahuja về việc đào tạo theo lý thuyết chủng tộc phê phán. Ông còn hỏi liệu bà Ahuja có tán đồng với ông Kendi rằng, cuộc bầu cử của cựu Tổng thống Donald Trump là “tiến bộ phân biệt chủng tộc”, cũng như nhìn nhận của bà về việc Hoa Kỳ có phải là một quốc gia có hệ thống phân biệt chủng tộc hay không.

Bà Ahuja sau đó đã trả lời: “Tôi hiểu rõ vai trò của mình ở vị trí này. Tôi rất coi trọng điều đó và tôn trọng các nguyên tắc của hệ thống giá trị. Tôi cũng hiểu giá trị của việc không ai bị phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc của họ — tôi là một cựu luật sư dân quyền và tôi hiểu điều đó rất rõ ràng. Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều ủng hộ những gì Martin Luther King Jr. đã nói, đó là chúng ta nên được đánh giá bởi nội hàm của nhân cách chứ không phải màu da của chúng ta, và đó là cách tiếp cận mà tôi đã thực hiện.”

Tuy nhiên, ý tưởng trong lý thuyết chủng tộc phê phán và Kendi hoàn toàn trái ngược với tầm nhìn của Martin Luther King Jr.

Minh Ngọc (Theo The Epoch Times)

Xem thêm: