NATO: Bắc Kinh khai thác điểm yếu của phương Tây nhằm kiểm soát cơ sở hạ tầng quan trọng
- Bình Minh
- •
Tổng thư ký “Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương” (NATO), ông Jens Stoltenberg, cảnh báo rằng Bắc Kinh đang khai thác điểm yếu của các nước phương Tây, nhằm nỗ lực kiểm soát các cơ sở hạ tầng quan trọng.
Việc Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thúc đẩy dự án “Vành đai và Con đường”, thành phần chiến lược cốt lõi của “ngoại giao cường quốc”, đã gây ra tranh cãi lớn trên toàn thế giới.
NATO: Bắc Kinh tìm cách kiểm soát cơ sở hạ tầng quan trọng của phương Tây
Hãng Reuters (Anh) đưa tin, ngày 21/11 trong chuyến thăm Tây Ban Nha, Tổng thư ký Jens Stoltenberg cảnh báo: “Chúng ta thấy rằng Trung Quốc đang ngày càng kiểm soát cơ sở hạ tầng quan trọng, chuỗi cung ứng và các ngành công nghiệp then chốt của chúng ta.”
Ông Stoltenberg nói: “Khoáng chất đất hiếm từ Trung Quốc có ở khắp mọi nơi, gồm điện thoại di động, ô tô và thiết bị quân sự. Các chế độ độc tài không nên có bất kỳ cơ hội nào khai thác điểm yếu của chúng ta và tiêu diệt chúng ta.”
Ông cho rằng trong cuộc chiến tranh Nga-Ukraine, các nước phương Tây đang dần ngừng phụ thuộc vào nguồn cung cấp năng lượng từ Nga, vì vậy họ phải cẩn thận để không tạo ra sự phụ thuộc mới vào Bắc Kinh (dưới sự kiểm soát của Đảng Cộng sản Trung Quốc – ĐCSTQ). Ông kêu gọi NATO và các đồng minh cải thiện khả năng phục hồi cơ sở hạ tầng và xã hội.
Theo báo cáo, vào tháng Sáu năm nay, NATO đã đạt được một tài liệu chiến lược mới, trong đó mô tả chính quyền Bắc Kinh là kẻ thách thức “lợi ích, an ninh và giá trị của NATO”. Trung Quốc là một cường quốc kinh tế và quân sự mà “chiến lược, ý định và việc xây dựng quân đội của họ vẫn chưa rõ ràng”.
Trước năm 2010, chiến lược NATO năm 2010 thậm chí không đề cập đến Bắc Kinh. Khi đó quốc gia này chủ yếu được coi là đối tác thương mại thân thiện, và cơ sở sản xuất của các nước phương Tây.
Bắc Kinh đầu tư vào các cảng chiến lược ở hơn 60 quốc gia
Dựa trên các báo cáo từ truyền thông châu Âu và Mỹ, ngày 26/10, Chính phủ Đức do Thủ tướng Olaf Scholz đứng đầu đã phê duyệt cho COSCO – tập đoàn thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc, mua lại cổ phần của Tollerort – cảng container nhỏ nhất của Công ty Hậu cần và Cảng Hamburg. HHLA là một công ty hậu cần và vận tải có 3 bến container tại cảng Hamburg.
Do thỏa thuận này bị 6 ban ngành của Chính phủ Đức phản đối nên tỷ lệ mua lại cổ phần của COSCO đã được sửa đổi thành 24,9%, không phải là 35% như thương lượng ban đầu.
Đây là thỏa thuận mua bán cổ phần đạt được với COSCO khi Thủ tướng Đức Olaf Scholz còn là Thị trưởng Hamburg.
Sau khi giảm tỷ lệ sở hữu vốn Trung Quốc, Thủ tướng Scholz tin rằng Đức sẽ không rơi vào bất kỳ sự phụ thuộc chiến lược nào do sự tham gia của vốn Trung Quốc. COSCO Group chỉ tham gia về khía cạnh tài chính, không có quyền quyết định về chiến lược cảng hay nhân sự.
Theo thông tin công khai, cảng Hamburg là cảng lớn nhất ở Đức, và là cảng lớn thứ 3 ở châu Âu, chỉ sau Rotterdam ở Hà Lan và Antwerp ở Bỉ, đồng thời là một trong những cảng lớn nhất thế giới.
Do vị trí của cảng này với lợi thế của nhánh sông Elbe, Cảng Hamburg là cảng lý tưởng cho các cơ sở lưu trữ và trung chuyển.
Ông Anton Hofreiter,Nnghị sĩ nghị viện liên bang của Đảng Xanh của Đức, tin rằng so với hơn 30% cổ phần, việc Chính phủ Đức bán 24,9% cổ phần tại Cảng Hamburg dù có tốt hơn, nhưng quyết định bán cổ phần vẫn là sai lầm.
Theo kết quả thăm dò do tuần báo “Der Spiegel” của Đức công bố ngày 26/10, 81% số người được hỏi ở Đức phản đối việc bán cổ phần cảng cho COSCO.
VOA báo cáo rằng 80% hoạt động thương mại toàn cầu được thực hiện và hoàn thành bằng đường biển, và các cảng là chìa khóa của vận tải đường biển.
Trong số 10 cảng lớn nhất thế giới, Trung Quốc dưới thời ĐCSTQ có 7 cảng trong số đó. Ngoài ra, chính quyền Bắc Kinh đã đầu tư, xây dựng và cho thuê cảng tại ít nhất 63 quốc gia.
ÔngCraig Singleton, thành viên của “Nền tảng bảo vệ các nền dân chủ” (Foundation for Defense of Democracies), một tổ chức tư vấn ở Washington, cho rằng cốt lõi trong chiến lược toàn cầu của Bắc Kinh là kiểm soát các cảng ở các quốc gia có ý nghĩa địa chiến lược quan trọng thông qua đầu tư, xây dựng và cho thuê.
“Những kết nối của các cảng này cho phép Bắc Kinh gây ảnh hưởng chính trị không chỉ ở quốc gia có cảng, mà với ở các nước láng giềng trong nhiều trường hợp,” ông nói.
Ngày 15/11, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen đã công bố chương trình “Hợp tác về Cơ sở hạ tầng và Đầu tư Toàn cầu (PGII)”. Kế hoạch này được thế giới coi là để cạnh tranh với “Vành đai và Con đường”.
Từ khóa ens Stoltenberg NATO Trung Quốc mua cảng biển