Nhược điểm chí mạng của Hải quân TQ: Nhật đóng vai quan trọng nếu khai chiến
- Vương Quân
- •
Mặc dù Hải quân Trung Quốc đã tiến hành kiến thiết quân sự quy mô lớn, nhưng vẫn có một số nhược điểm khó khắc phục. Cựu quan chức quân đội Mỹ chỉ ra, một trong những nhược điểm đó là nhân tố địa lý. Chuyên gia cho biết, khi Bắc Kinh phát động chiến tranh, đường giao thông yết hầu trên biển mà Nhật Bản kiểm soát sẽ khởi tác dụng quan trọng.
Nhà nghiên cứu cấp cao của tổ chức nghiên cứu tư vấn Trung tâm An ninh Mỹ mới, cựu sĩ quan tác tác chiến tàu ngầm hải quân Mỹ Tom Shugart, đã nói với nói với Nikkei Asian Review: Khi bạn nhìn thấy căn cứ tàu ngầm của Trung Quốc, xung quanh của mỗi một căn cứ đều tồn tại tương đối nhiều khu vực nước nông. Do đó, tàu ngầm của họ chắc chắn phải đi qua những vùng nước nông này thì mới có thể đến vùng nước sâu. Bởi vì chỉ khi tàu ngầm tiến vào vùng nước sâu, thì mới gần như không bị phát hiện.
Ngược lại, tàu ngầm của Nhật Bản và Đài Loan có thể trực tiếp đi vào vùng biển sâu, đây cũng là “điều kiện xa xỉ” mà phía Trung Quốc muốn nhưng không được. Từ Google Earth có thể phát hiện, bờ biển Trung Quốc là bị màu xanh nhạt bao vây, tức là bị vùng biển nông bao vây, nhưng vùng biển phía đông Đài Loan và Nhật Bản lại có màu sắc đều là màu xanh đậm.
Ông Tom Shugart cho rằng nếu hải quân Trung Quốc muốn từ duyên hải đi vào vùng biển quốc tế, vậy thì cần phải đi qua đường giao thông yết hầu và eo biển khác nhau của chuỗi đảo thứ nhất. Điều này tạo cơ hội cho lực lượng tàu ngầm đối thủ của Trung Quốc – Mỹ và đồng minh của Mỹ. Nếu Mỹ cuốn vào xung đột, hoặc khi xung đột sắp bùng nổ, thì có thể giám sát một cách sát sao và ngăn chặn ý đồ của họ.
Cái gọi là chuỗi đảo thứ nhất, bắt đầu tại quần đảo phía Bắc Nhật Bản và Quần đảo Nam Tây (Nansei Islands), ở giữa tiếp giáp Đài Loan, phía nam kéo dài đến Philippines.
Nhật bản có thể phát huy tác dụng quan trọng vì có thể kiểm soát đường giao thông yết hầu
Ông Jeffrey Hornung, một nhà chính trị học tại Công ty tư vấn Rand Corp cho biết, trong xung đột tiềm ẩn với Bắc Kinh, phương diện kiểm soát vị trí giao thông yết hầu có thể là một trong những cống hiến quan trọng của Nhật Bản.
Ngày 16/4, Tổng thống Mỹ Biden và Thủ tướng Nhật Bản Suga đã ra tuyên bố chung sau cuộc gặp thượng đỉnh, tuyên bố nhấn mạnh “tầm quan trọng của sự hòa bình và ổn định của eo biển Đài Loan”, đây cũng là lần đầu tiên lãnh đạo Mỹ – Nhật nhắc đến Đài Loan trong tuyên bố chung kể từ năm 1969 đến nay. Điều này đã dẫn đến nhiều thảo luận, cũng chính là nếu hòa bình eo biển Đài Loan bị phá vỡ, thì hai đồng minh này sẽ hợp tác như thế nào.
Ngày 30/4, lần đầu tiên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã có bài phát biểu chính sách quan trọng của mình sau khi nhậm chức. Ông nói, Mỹ cần phải làm tốt chuẩn bị cho xung đột tiềm tại trong tương lai, những xung đột này sẽ rất khác so với “chiến tranh cũ” đã làm tiêu hao sức lực của Bộ Quốc phòng trong thời gian dài. Ông Lloyd Austin đã đưa ra một khái niệm mới về “mối đe dọa tổng hợp”, ông yêu cầu các nước đồng minh cần “bắt tay hợp tác” để chuẩn bị tốt cho chiến tranh trong tương lai.
Quần đảo Nam Tây Nhật Bản (Nansei Islands) là từ phía cực nam đảo Kyushu kéo dài đến phía bắc Đài Loan. Nó gồm những đảo tương đối nhỏ tổ hợp thành, trong đó có các chuỗi đảo Okinawa, Osumi, Tokara, Amami, Miyako, Yaeyama. Tháng Tư năm nay, tàu sân bay Liêu Ninh và 5 tàu bảo vệ tàu sân bay của Trung Quốc đã đi qua eo biển Miyako, vị trí của nó nằm ở dòng chảy rộng 250 km giữa đảo Okinawa và Miyako, và sau đó tàu Liêu Ninh hướng về phía nam đi đến Đài Loan.
Ông Jeffrey Hornung đề xuất, tác dụng của Nhật Bản nên là kiểm soát những đường giao thông yết hầu. Nếu nhìn một chút Quần đảo Nam Tây, có nhiều cứ điểm là đường giao thông quan trọng như thế này kết hợp với tàu ngầm của lực lượng tự vệ trên biển và lực lượng phòng ngự của Nhật Bản, Nhật Bản có thể hoàn toàn chặn những cứ điểm này. Điều này sẽ buộc hải quân ĐCSTQ hoặc là luôn đi vòng qua Đài Loan, nếu không sẽ phải trực tiếp đi vào vùng chiến đấu ở Biển Hoa Đông, còn Mỹ và Nhật Bản có thể đưa ra sẵn kế hoạch cho hành động này của Trung Quốc để nắm chắc cục diện chiến đấu.
Ông nói, Nhật Bản cần tập trung vào phòng ngự càng nhiều thì sẽ không cần phải dùng đến tên lửa chống tàu ngầm hoặc dùng đến máy bay tuần tra trên biển P-3C, để tìm kiếm tàu ngầm hoặc tiêu diệt những tàu ngầm này của Trung Quốc, vậy thì quân đội Mỹ sẽ ngày càng có thể dành ra tài nguyên cho chiến đấu.
Ông Tom Shugart, người có 25 năm kinh nghiệm tác chiến tàu ngầm cho rằng tàu ngầm chạy bằng động cơ diesel – điện của Nhật Bản rất thích hợp cho nhiệm vụ như thế này. Hạm đội tàu ngầm động cơ diesel – điện của đồng minh của chúng ta như Nhật Bản, Úc có tác dụng rất quan trọng trong phòng ngự các vị trí yết hầu.
Chiến tranh khu vực biển Đài Loan sẽ nguy hiểm cho an toàn của Nhật Bản
Một khi Bắc Kinh khai chiến với Đài Loan, thì sẽ gây nguy hiểm cho an toàn của Nhật Bản. Cựu Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo chỉ ra, do vị trí địa lý, nên khi ĐCSTQ có hành động xâm phạm Đài Loan thì cũng sẽ mang đến nguy hiểm to lớn cho người dân Nhật Bản. Cho nên Mỹ – Nhật cần xây dựng liên minh. Hồi tháng Tư, hãng tin Kyodo News tại Nhật Bản dẫn nguồn tin tiết lộ, hiện tại tình hình eo biển Đài Loan đã ngày càng khiến Nhật Bản phải chú ý. Chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu chính thức thảo luận các luật liên quan đến tình thế đột nhiên xảy ra liên quan đến Đài Loan.
Bản tin cho biết, Chính phủ Nhật Bản sẽ nhắm vào các tình huống như “tình thế nguy cơ tồn vong”, “tình thế ảnh hưởng quan trọng”, “tình huống tấn công vũ lực” khi Nhật Bản bị tấn công trực tiếp, và vai trò của lực lượng tự vệ của Nhật Bản để tăng cường năng lực phòng vệ cần thiết.
Vương Quân, Vision Times
Xem thêm:
Từ khóa Đài Loan Hải quân Trung Quốc Dòng sự kiện Trung Quốc tấn công Đài Loan quan hệ Mỹ - Nhật Bản