Theo báo cáo của Aboluowang.com, nhiều kênh truyền thông nước ngoài có phiên bản tiếng Trung, nhưng hầu hết đều sử dụng “chữ Hán giản thể”. Tuy nhiên, ngày 6/11, ấn phẩm hàng đầu của Nikkei “Nihon Keizai Shimbun” thông báo rằng chữ Hán chính thể (phồn thể) sẽ được sử dụng trên “Tài khoản X” của họ, làm dấy lên các cuộc thảo luận sôi nổi.

Nihon Keizai Shimbun
Một người đàn ông đang cầm tờ nhật báo kinh doanh của Nhật Bản, Nikkei hay Nihon Keizai Shimbun, ở Tokyo hôm 24/7/2015. (Nguồn ảnh: YOSHIKAZU TSUNO/AFP qua Getty Images)

Ngày 6/11, tài khoản của trang web Nikkei phiên bản tiếng Trung “cn.nikkei.com” trên nền tảng X (trước đây là Twitter) thông báo: “Kể từ hôm nay, tài khoản X của cn.nikkei.com sẽ thử nghiệm sử dụng các ký tự phồn thể của Trung Quốc.”

Bài đăng đã làm dấy lên các cuộc thảo luận sôi nổi giữa cư dân mạng. Một số người cười nói “Tập Cận Bình không thích bài đăng này”; “Làm thế là đúng”; “Đây là một khởi đầu tốt”.

Sau thông báo này, một lượng lớn bài đăng bằng tiếng Trung phồn thể bắt đầu xuất hiện, chỉ có một số ít bằng tiếng Trung giản thể.

p3413802a534740519 sss
Trang web Nikkei phiên bản tiếng Trung thông báo bắt đầu sử dụng các ký tự truyền thống của Trung Quốc. (Ảnh/ Tài khoản X của cn.nikkei.com)

Các “Tiểu phấn hồng” (thanh niên Trung Quốc yêu nước mù quáng) thi nhau bày tỏ sự giận dữ và phản đối.

Tuy nhiên, hầu hết cư dân mạng đã để lại bình luận khen ngợi:

“Chữ truyền thống của Trung Quốc rất đẹp và đáng kế thừa.”

“Ủng hộ chữ Hán Chính thể (phồn thể).”

“Tuyệt vời! Đây mới là tiếng Trung phồn thể.”

“Sẽ tốt hơn nếu logo, tiêu đề và phần giới thiệu đều đổi thành chữ Hán phồn thể.”

“Đáng lẽ phải làm vậy từ lâu rồi.”

“Chữ Hán phồn thể mới là chữ Hán chân chính.”

“Không sao, không cần phải giải thích, trực tiếp thay chữ là được.”

Ở Trung Quốc Đại Lục, ngay từ những năm 1950, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã cưỡng chế thúc đẩy phổ biến chữ Hán giản thể, từ bỏ chữ Hán chính thể (phồn thể).

ĐCSTQ tuyên bố, việc thực hiện đơn giản hóa chữ Hán nhằm giải quyết vấn đề tiếng Trung khó viết khó học, tạo thuận lợi xóa nạn mù chữ. Tuy nhiên, sự thực không phải vậy. Người Hoa ở Hồng Kông, Macao, Đài Loan và nhiều nơi trên thế giới vẫn sử dụng chữ phồn thể, nhưng tỷ lệ người mù chữ ít hơn nhiều so với Trung Quốc Đại Lục.

ĐCSTQ coi văn hóa trước đây là văn hóa cũ của phong kiến, coi văn hóa truyền thống Trung Hoa là một trở ngại cho thực hiện của chủ nghĩa cộng sản, cần phải nhanh chóng loại bỏ, thay thế văn hóa truyền thống Trung Hoa bằng văn hóa Đỏ, bằng cách cải cách chữ viết và “cải cách giáo dục” tẩy não.

Điều này khiến đông đảo người Trung Quốc không còn khả năng tìm lại văn hóa truyền thống chính tông của Trung Hoa, và bị ảo tưởng rằng chữ giản thể mới là xu thế chung của thời đại.

Bình Minh (t/h)