Trong khi giới tình báo Mỹ gặp phải trở ngại về việc truy tìm nguồn gốc COVID-19 và không có kết quả, cựu Ngoại trưởng Pompeo đã đề xuất sử dụng hệ thống tư pháp để truy tìm sự thật.

50641606238 7990c4ab48 k
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Pompeo (Nguồn: Przysucha/ Bộ Ngoại giao Mỹ)

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo gần đây đã viết một bài báo trên Wall Street Journal về cách vượt qua “quyền miễn trừ chủ quyền của nước ngoài” thông qua truy tố tư pháp để đạt được mục đích truy tìm sự thật về nguồn gốc COVID-19.

Bài viết nói, đại dịch đã mang đến tổn thất to lớn cho nước Mỹ, người Mỹ có động lực lớn để đệ đơn kiện, đến nay đã có vài vụ kiện về loại này.

Tuy nhiên, những vụ kiện này đều đối mặt với chướng ngại rất lớn: Quyền miễn trừ chủ quyền nước ngoài (FSIA). FSIA là nguyên nhân khiến ít nhất 8 vụ kiện bị bác bỏ hoặc rút lại, lý do là nước ngoài thông thường không chịu ảnh hưởng bởi tố tụng của tòa án Mỹ. Nhưng quyền miễn trừ không phải được hiến pháp trao quyền, mà là vấn đề Quốc hội quyết định. Quốc hội có thể lập pháp về tình huống ngoại lệ và họ đã đang làm như thế.

Ông Pompeo đề nghị, các nhà lập pháp cần chế định trường hợp ngoại lệ FSIA mới, từ chối quyền miễn trừ chủ quyền của quốc gia không nói hoặc lừa dối cộng đồng quốc tế về tính chất và phạm vi dịch bệnh tại địa phương, từ đó gây ra đại dịch toàn cầu. Tháng 12/2029, Bắc Kinh đã không tuân thủ yêu cầu thông báo trong “Điều lệ Y tế quốc tế” mà Trung Quốc tham gia từ năm 2005 để thông báo về dịch bệnh trong 24 giờ. Điều này sẽ cho phép tố tụng tiếp tục được tiến hành, từ đó có thể công khai chế định trách nhiệm Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với sự bùng phát COVID-19. 

Quốc hội cũng nên thu hồi quyền miễn trừ của các tổ chức quốc tế (Tổ chức Y tế Thế giới) đã giúp đỡ và giật dây Trung Quốc (ĐCSTQ) nỗ lực làm mờ nhạt sự lây lan của virus và các rủi ro về sức khỏe.

Tố tụng này còn có thể vạch trần nhiều thế lực thân cộng trong các tổ chức quốc tế và các công ty phương Tây, các tổ chức tư vấn và các tổ chức khác.

Để đảm bảo rằng Trung Quốc (ĐCSTQ) không thể trì hoãn quá trình tố tụng, sửa đổi của FSIA cũng nên tạo ra tố tụng mới liên quan đến xâm phạm quyền liên bang, hoặc trao quyền tài phán cho các tòa án liên bang đối với các khiếu nại đòi bồi thường liên quan đến COVID theo luật tiểu bang.

Ông Pompeo lấy “Đạo luật công lý chống lại những người ủng hộ khủng bố” năm 2016 và vụ án dân sự trong vụ tấn công khủng bố 11/9/2001 làm ví dụ minh họa, cho thấy rằng Quốc hội hoàn toàn có thể thu hồi quyền miễn trừ chủ quyền của các quốc gia liên quan thông qua lập pháp.

Cựu Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo rằng Bắc Kinh cáo buộc quân đội Mỹ tạo ra virus COVID-19 tại Phòng thí nghiệm quân đội ở Fort Detrick, Maryland và đem nó đến Trung Quốc trong dịp Thế vận hội Quân sự tại Vũ Hán vào năm 2019. Để đảm bảo rằng Bắc Kinh không kiện chống lại Mỹ, chính quyền Biden nên từ bỏ quyền miễn trừ của chính phủ. Đây là một bước mà họ có thể đơn phương thực hiện mà không cần thay đổi luật.

Xét về quan hệ thương mại chặt chẽ giữa Mỹ và Trung Quốc, Trung Quốc (ĐCSTQ) không thể bỏ qua việc kiện tụng của tòa án Mỹ. Nếu Trung Quốc (ĐCSTQ) từ chối, tòa án sẽ đưa ra phán quyết mặc định có hiệu lực thi hành. Đến lúc đó, Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ khó tránh việc không tuân thủ bất kỳ lệnh bồi thường và thiệt hại nào theo lệnh của tòa án. Các nguyên đơn thành công có thể thực hiện các hành động đòi nợ bất động sản thương mại thuộc sở hữu của Chính phủ Trung Quốc trên phạm vi toàn cầu. Các công ty thông thường sẽ không chịu trách nhiệm về các khoản nợ của chủ sở hữu, nhưng có một ngoại lệ khi chủ sở hữu tham gia vào hoạt động hàng ngày của công ty. Với sự kiểm soát rộng rãi của ĐCSTQ đối với các công ty tư nhân của Trung Quốc, điều này không khó để chứng minh.

Xét thấy lưỡng đảng trong Quốc hội đều mong muốn ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm, ông Pompeo hy vọng rằng những ý tưởng trên sẽ được cả hai bên ủng hộ rộng rãi, hơn nữa ông Biden đã nhiều lần bày tỏ mong muốn đảm bảo rằng Trung Quốc (ĐCSTQ) tuân thủ các quy tắc quốc tế.

Thượng Nghị sĩ kỳ cựu kêu gọi tiếp tục điều tra nguồn gốc virus

Sau khi ĐCSTQ từ chối WHO về việc điều tra lại nguồn gốc COVID-19 hồi tháng 7, cơ quan tình báo Mỹ đã đệ trình một báo cáo truy tìm nguồn gốc virus cho ông Biden vào ngày 24/8. Tuy nhiên, dự đoán rằng do thiếu thông tin quan trọng từ Trung Quốc nên chưa thể đưa ra bất kỳ kết luận rõ ràng nào.

Ngày 25/8, Thượng nghị sĩ Jim Risch và Marco Rubio đã lần lượt đưa ra các tuyên bố riêng biệt thúc giục ông Biden tiếp tục điều tra nguồn gốc virus, do đó chính quyền Biden đối mặt với thách thức làm thế nào để có được nhiều thông tin về nguồn gốc virus hơn từ phía Trung Quốc.

Ông Rubio đã yêu cầu chính quyền Biden chuyển ngay báo cáo mật đến Ủy ban Tình báo đặc biệt của Thượng viện và kêu gọi Quốc hội thông qua dự luật COVID-19 của ông. Nghĩa là, nếu ĐCSTQ không cho phép điều tra đầy đủ về nguồn gốc của virus tại phòng thí nghiệm Vũ Hán, thì dự luật này sẽ cho phép trừng phạt và thực hiện các biện pháp hạn chế khác nữa.

Tiêu Nhiên, Vision Times

Xem thêm: