Tờ Volkskrant của Hà Lan đã đăng bài viết của biên tập viên Marije Vlaskamp từng là phóng viên trú tại Trung Quốc, ​​tiết lộ câu chuyện vào mùa thu năm 2022 cô đã 2 lần bị bàn tay đen hải ngoại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sách nhiễu khi vu khống cô với cảnh sát Hà Lan rằng cô là kẻ khủng bố.

shutterstock 1453473527
Các hoạt động quấy rối ở nước ngoài của ĐCSTQ bao gồm tạo ra hỗn loạn, đứng sau thao túng và gây áp lực, gieo rắc bất đồng và đánh lạc hướng cảnh sát. Hình ảnh Tổng lãnh sự quán ĐCSTQ tại Gothenburg, Thụy Điển, 26/8 2018. (Ảnh: Tupungato / Shutterstock).

Cô Vlaskamp, ​​người am hiểu những thủ đoạn đàn áp những người bất đồng chính kiến ​​​​của ĐCSTQ từng là phóng viên trú tại Trung Quốc của tờ Volkskrant từ năm 2001 – 2019, hiện là biên tập viên của tờ Volkskrant; những vấn đề cô theo dõi về Trung Quốc bao gồm cả sự đàn áp của người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương và thủ đoạn ĐCSTQ sách nhiễu những người Trung Quốc bất đồng chính kiến ​​ở nước ngoài.

Vì công việc, cô đã kết nối lại với nhà bất đồng chính kiến Vương Tĩnh Du (Wang Jingyu) ​​​​ở Trùng Khánh trốn sang Hà Lan xin tị nạn chính trị.

Vào ngày 15/10/2022, Đại sứ quán ĐCSTQ tại Hà Lan tuyên bố họ bị đe dọa đánh bom và đã báo cảnh sát. Sau khi xem tin này, cô Vlaskamp cảm thấy ớn lạnh vì trước đó cô đã nhận được những tin nhắn đe dọa nói rằng đại sứ quán ĐCSTQ sẽ tìm ra kẻ đe dọa đánh bom và cô sẽ là nghi phạm hàng đầu. Ngày hôm trước đó hộp thư công việc của cô cũng nhận được một email từ trang web Booking.com bản tiếng Trung, cho biết cô đã đặt phòng tại khách sạn Holiday Inn (trong khi cô không đặt).

Cùng ngày 15/10 mà Đại sứ quán ĐCSTQ tại Hà Lan tuyên bố họ bị đe dọa đánh bom thì ông Vương Tĩnh Du cũng nhận được thông tin về việc đặt phòng khách sạn Holiday Inn, theo đó ông nhận được tin nhắn nặc danh trên Telegram bằng tiếng Trung, nội dung: “Cảnh sát và tôi đang trên đường đến bắt anh và người bạn phóng viên của anh”.

Sau đó ông Vương tiếp tục nhận được những tin nhắn Telegram ẩn danh đe dọa như vậy, mỗi lần như vậy ông đều chụp ảnh màn hình và gửi cho cô Vlaskamp.

Điều khiến cô Vlaskamp ớn lạnh là những tin nhắn đe dọa gửi ông Vương cho thấy đối phương biết những thông tin cá nhân như tuổi, số điện thoại di động và số năm làm việc ở Trung Quốc của ông.

Một tin nhắn đe dọa gửi tới ông có nội dung: “Bạn sẽ bị liệt vào danh sách kẻ khủng bố trong danh sách truy nã quốc tế của các cơ quan cảnh sát châu Âu”. Tin nhắn văn bản đe dọa đến từ tài khoản Telegram có tên “Alice”.

Để đối phó đe dọa đánh bom giả, ông Vương nhanh chóng đến đồn cảnh sát ở The Hague nói với họ rằng có thể có kẻ mạo danh tên ông đe dọa đánh bom giả.

Người tên “Alice” trước đó đã liên lạc riêng với cô Vlaskamp, ​​khai man rằng bản thân là nạn nhân của chế độ ĐCSTQ, yêu cầu được gặp cô xin được phỏng vấn gần đại sứ quán ĐCSTQ.

Sau đó khi “Alice” biết danh tính bị lộ đã yêu cầu ông Vương Tĩnh Du ngừng nhận phỏng vấn với truyền thông Hà Lan, đồng thời yêu cầu cô Vlaskamp gỡ các bài viết về ông Vương.

Lời tố đe dọa đánh bom khác là vào ngày 16 từ Đại sứ quán ĐCSTQ ở Oslo, tố cáo cũng dùng danh tính ông Vương và cô Vlaskamp, ​​kèm theo số điện thoại của họ.

Sau đó ông Vương đến đồn cảnh sát nói rằng có thể có đe dọa đánh bom giả thứ hai. Lúc này có tình huống lạ khi một người từ đại sứ quán ĐCSTQ đã gọi điện cho ông Vương nói rằng họ chính là người đã báo cảnh sát tố cáo ông Vương mang theo bom. Phía cảnh sát Hà Lan sau khi phát hiện đó là vở kịch do Đại sứ quán ĐCSTQ đạo diễn thì không khỏi kinh ngạc!

Sau khi điều tra, cảnh sát Hà Lan phát hiện hồ sơ đặt phòng và đe dọa đánh bom cho thấy địa chỉ IP ở Trung Quốc Đại Lục và Hồng Kông.

Tuy điều tra của cảnh sát vẫn tiếp tục, nhưng cô Vlaskamp đã từ bỏ mọi ảo tưởng rằng nghi phạm sẽ bị bắt. Cô nhấn mạnh đây là lần đầu tiên có kẻ không rõ danh tính nhân danh ĐCSTQ để đe dọa phóng viên ở Hà Lan, còn nhà chức trách Hà Lan rất non kém trong đối phó với trò quấy rối của ĐCSTQ. Mặc dù các hoạt động quấy rối ở nước ngoài của ĐCSTQ bao gồm tạo ra sự hỗn loạn, đứng sau thao túng và gây áp lực, gieo rắc bất đồng và đánh lạc hướng cảnh sát, nhưng cảnh sát tại Hà Lan lại không thể tìm thấy bằng chứng rõ ràng để làm chứng chống lại.