Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo bày tỏ, vụ tấn công bạo lực nhằm vào nhà máy in của tờ Epoch Times ở Hồng Kông là “kinh hoàng, nhưng không phải là bất ngờ” . Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng lên án cuộc tấn công và đang thúc giục nhà chức trách Hồng Kông điều tra vụ việc.

50641606238 7990c4ab48 k
Cựu Ngoại trưởng Mike pompeo [Nguồn: Ron Przysucha/ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ]

Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo lên án vụ tấn công

Trong một tuyên bố gửi tới tờ Epoch times, ông Pompeo nhận định rằng thông qua cuộc tấn công này, “Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tiếp tục chứng tỏ (cho ngoại giới) rằng họ sẽ không tôn trọng thỏa thuận của họ về quyền tự do của người dân Hồng Kông.”

“Hoa Kỳ nên gửi một thông điệp rõ ràng rằng, việc tiếp tục đàn áp người dân Hồng Kông và làm xói mòn các quyền tự do của họ, đặc biệt là quyền tự do báo chí sẽ không được dung thứ”, ông Pompeo nói.

Vào khoảng 4 giờ sáng ngày 12/4, bốn người đàn ông đeo mặt nạ đã đột nhập vào xưởng in của thời báo Epoch Times ở Hồng Kông và đập phá thiết bị in ấn bằng búa tạ, đổ khối bê tông lên thiết bị, phá hủy nhiều máy tính và bảng điều khiển trung tâm của xưởng in. Vụ tấn công kéo dài khoảng hai phút, đã buộc tờ Epoch Times của Hồng Kông phải tạm ngừng in chỉ vài ngày trước khi các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ nổi tiếng ở Hồng Kông ra hầu tòa.

Đây là vụ tấn công thứ hai mà nhà in phải hứng chịu trong vòng 18 tháng. Trong thời kỳ này, chính quyền Trung Quốc đã thắt chặt đáng kể sự kìm kẹp của mình đối với Hồng Kông. Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc của ĐCSTQ đã thông qua “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” vào năm ngoái và gần đây nhất là thông qua cái gọi là “cải cách” hệ thống bầu cử của Hồng Kông, đề xuất chỉ cho phép những người “yêu nước” (thực chất là “yêu đảng”) cai trị Hồng Kông.

Kể từ khi Hồng Kông trở lại dưới quyền cai trị của ĐCSTQ vào năm 1997, quyền tự do báo chí của đặc khu này cũng suy giảm và hiện đứng thứ 80 trong Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới, giảm mạnh so với vị trí thứ 18 năm 2002.

Việc đàn áp tự do báo chí ở Hồng Kông cho phép thế giới nhìn thấy bộ mặt thật của ĐCSTQ

Ông Benedict Rogers, đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành của Hong Kong Watch, nói rằng: “Cuộc tấn công này vào Đại Kỷ Nguyên là một ví dụ đáng buồn khác về các mối đe dọa ngày càng tăng đối với tự do truyền thông và tự do ngôn luận ở Hồng Kông, và cần phải được lên án dứt khoát”. 

Cô Laura Harth của chức nhân quyền Safeguard Defenders nói rằng: “Tôi không nghi ngờ gì về việc ĐCSTQ tin rằng một trong những tội trạng quan trọng nhất (nếu không phải là lớn nhất) của những người Hồng Kông yêu tự do là cho thế giới thấy bộ mặt thật của chế độ tàn ác này.” 

Cô Laura Harth nói thêm: “Quyền tự do báo chí của Hồng Kông đã mở ra một cánh cửa vô giá, cho phép ngoại giới nhìn thấy bộ mặt thật của ĐCSTQ và sự khinh thường của họ đối với các giá trị phổ quát”.

“Nhiều người trong chúng ta đang tự hỏi bản thân rằng những tiếng nói dũng cảm và những người làm công tác tin tức này sẽ được phép tiếp tục trong bao lâu. Thật không may, câu trả lời đang nhanh chóng trở nên rõ ràng”, cô nói.

Cô lưu ý về việc chính quyền Hồng Kông đã khởi tố ông trùm truyền thông Lê Trí Anh (Jimmy Lai) và cũng là nhà xuất bản của tờ báo địa phương Apple Daily. Nhà báo Đường Nhược Uẩn (Tang Ruoyun) của Đài phát thanh Hồng Kông (RTHK), người trước đây đã thách thức một quan chức của Tổ chức Y tế Thế giới về vấn đề Đài Loan, đã từ chức dưới áp lực và xóa tất cả các dòng tweet khỏi tài khoản Twitter cá nhân của cô ấy.

Kết hợp những sự việc này với cuộc tấn công ác độc vào nhà in của thời báo Epoch Times hôm thứ Hai (ngày 12/4), “ý định của chế độ đều quá rõ ràng: áp đặt (lên Hồng Kông) bức tường kiểm duyệt và kiểm soát tương tự đã áp đặt lên Đại Lục, cản trở quyền được biết của thế giới và khả năng hành động dựa trên bằng chứng”, cô Harth nói.

Dân biểu các nước: Cuộc tấn công nhà in là cuộc chiến lâu dài giữa thiện và ác

Các dân biểu Hoa Kỳ và các quốc gia khác cũng lên tiếng lên án sau vụ đập phá nhà in của tờ Epoch Times ở Hồng Kông .

“Cuộc tấn công gần đây vào Nhà in Epoch Times Hồng Kông là một cuộc tấn công trực tiếp vào nền tự do mà Hoa Kỳ chúng tôi trân trọng. Nó cần phải bị lên án rộng rãi”. Dân biểu Hoa Kỳ Byron Donalds nói, “Thế giới đã tận mắt chứng kiến ​​tác động chết người của sự thiếu minh bạch của ĐCSTQ, và chúng ta phải có nhiều tổ chức nhà báo hơn đưa tin về những hành động tàn bạo của chế độ này”.

Hạ nghị sĩ Louie Gohmert (R-Texas) nói rằng thời báo Epoch Times “nổi bật như một tài sản quý giá trong cuộc chiến vì sự thật và báo cáo công bằng.”

Ông nói với tờ Epoch Times, “Cuộc tấn công vào nhà in Epoch Times Hồng Kông là một trận chiến lâu dài giữa thiện và ác. Khi những kẻ bất lương ham muốn quyền lực đang tấn công quyền tự do ngôn luận trên toàn thế giới, hy vọng rằng sẽ có những người dũng cảm yêu sự thật hãy lên tiếng và lên án hành vi man rợ này.”

Ông Markus Wiechel, một thành viên Quốc hội Thụy Điển, gọi vụ xâm nhập là “tin tức khủng khiếp” và nói thêm rằng thời báo Epoch Times “với tư cách là một trong số ít các phương tiện truyền thông độc lập ở Hồng Kông thực hiện các chức năng cực kỳ quan trọng” là mang lại những quan điểm không bị kiểm duyệt.

“Đặc biệt khi chúng ta thấy rằng các quyền và tự do cơ bản của con người đã nhiều lần bị vi phạm, trong đó có quyền tự do báo chí và ngôn luận, những người bảo vệ những giá trị bất khả xâm phạm này cũng cần phải hành động”, ông nói.

Nghị sĩ Ý Lucio Malan cho biết trong một tuyên bố với Thời báo Epoch Times rằng cuộc tấn công vào nhà in ở Hồng Kông là “một hành động tàn bạo khác của chế độ Bắc Kinh chống lại nền dân chủ và tự do của Hồng Kông. Nếu không có ĐCSTQ với sự đồng tình của các nhà chức trách, hoàn toàn không thể nào phát sinh một cuộc tấn công như vậy”“ngoài việc sử dụng công nghệ tiên tiến của thế kỷ 21, Bắc Kinh còn sử dụng một phương pháp đã có lịch sử một hoặc hai trăm năm.”

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lên án vụ tấn công nhà máy in của thời báo Epoch Times Hồng Kông

Đối với vụ tấn công này, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết: “Chúng tôi lên án vụ tấn công nhà máy in của thời báo Epoch Times, đồng thời kêu gọi các nhà chức trách Hồng Kông điều tra kỹ lưỡng và đưa thủ phạm ra trước công lý.”

“Hoa Kỳ lo ngại về việc (ĐCSTQ ở Hồng Kông) liên tục nhằm bịt miệng các kênh truyền thông độc lập và đàn áp quyền tự do ngôn luận theo những cách khác, bao gồm cả việc tấn công các nhà báo vì động cơ chính trị.”

Người phát ngôn cũng cho biết: “Chúng tôi cam kết bảo vệ quyền tự do báo chí cùng khả năng tiếp cận thông tin và ý tưởng tự do, rộng rãi hơn trên khắp thế giới.”

Người phát ngôn nói thêm: “Quyền tự do ngôn luận, bao gồm quyền tự do ngôn luận cho các nhà báo, là điều cần thiết đối với sự minh bạch.”

Anders Corr, nhà xuất bản của Tạp chí Rủi ro Chính trị có trụ sở tại New York, coi vụ tấn công là “một huân chương danh dự” do ĐCSTQ trao cho Epoch Times, cho thấy sức mạnh của tin tức từ tờ báo chống lại ĐCSTQ.

Hạ nghị sĩ Hoa Kỳ Greg Steube đăng Twitter: “Cuộc tấn công gần đây vào cơ sở của Thời báo Epoch Times ở Hồng Kông chứng tỏ rằng, ĐCSTQ sẽ không để bất kỳ ai không ủng hộ chế độ cộng sản của mình lên tiếng. Chúng ta phải đối phó với các mối đe dọa của ĐCSTQ và buộc họ phải chịu trách nhiệm về những hành vi bạo lực này.”

Thời báo Epoch Times Hồng Kông cũng đã ra tuyên bố rằng họ sẽ không bao giờ lùi bước, và kêu gọi sự chú ý của quốc tế, đồng thời lên án mạnh mẽ việc ĐCSTQ đã thuê tội phạm tấn công và tạo ra khủng bố trắng.

Vào ngày 30/3, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã ban hành “Báo cáo Quốc gia về Nhân quyền” mới nhất, trong đó có một chương nói về việc chính quyền Trung Quốc (ĐCSTQ) phá hủy có hệ thống quyền tự do và quyền tự chủ của Hồng Kông, vi phạm các cam kết quốc tế.

Báo cáo liệt kê một loạt vi phạm nhân quyền lớn mà Hồng Kông phải đối mặt, bao gồm việc cảnh sát Hồng Kông bắt giữ tùy tiện và đối xử bạo lực với người biểu tình; kiểm soát chặt chẽ Internet, ngôn luận, tin tức và tự do hội họp và lập hội ôn hòa; có động cơ chính trị trả đũa các cá nhân bên ngoài Hồng Kông; tính phí và hạn chế người Hồng Kông rời khỏi Hồng Kông vì lý do chính trị.

Mộc Lan (t/h)

Xem thêm: