Trong vòng một tuần sau khi Hamas tấn công tên lửa quy mô lớn vào dân thường Israel và quân đội Israel đã đáp trả, không thấy nước Ả Rập nào rút khỏi các Thỏa thuận Abraham (Abraham Accord) mà Các nước Ả Rập đã ký với Israel trong năm 2020 để bình thường hóa quan hệ ngoại giao. 

p2936561a906272227
Tổng thống Mỹ Trump, Bộ trưởng Ngoại giao Bahrain là Tiến sĩ Zayani, Thủ tướng Israel là Netanyahu, và Bộ trưởng Ngoại giao Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất Al Nahani đã ký “Thỏa thuận Abraham” vào ngày 15/9/2020 (Nguồn: White House / Shealah Craighead).

Theo trang Breitbart đưa tin ngày 16/5, tháng 9 năm ngoái, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiếp lãnh đạo Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Bahrain tại Nhà Trắng và tổ chức lễ ký kết Thỏa thuận Abraham, bình thường hóa quan hệ với nhà nước Do Thái Israel. Sau đó Sudan, Morocco  và quốc gia Hồi giáo Kosovo cũng lần lượt ký vào thỏa thuận bình thường hóa với Israel. 

Các Thỏa thuận Abraham không đề cập đến Palestine và người Palestine không ngừng kích động tình cảm chống Israel trong toàn khu vực và trên thế giới, nhưng thỏa thuận này cho đến nay vẫn được duy trì.

Vào ngày 15/5, UAE đã cảnh báo chính quyền khủng bố Hamas ở Gaza rằng họ không duy trì được yên bình ở Dải Gaza, gây nguy hiểm cho dự án cơ sở hạ tầng chung đã được lên kế hoạch. Động thái này của UAE cho thấy rằng vương quốc Ả Rập vẫn duy trì cam kết hòa bình với Israel theo thỏa thuận đã ký năm ngoái. 

Tờ Times of Israel đưa tin, một quan chức UAE không muốn nêu tên từng nói với tờ BusinessWorld của Israel: “Chúng tôi vẫn chuẩn bị và sẵn sàng hợp tác với chính quyền Palestine, thúc đẩy dự án dân sự [ở Gaza] dưới sự quản lý của Liên Hợp Quốc, nhưng điều kiện cần của chúng tôi là mọi thứ phải duy trì yên bình”; “Nếu Hamas không hứa thực hiện triệt để hòa bình, vậy thì tính toán của họ là làm cho người dân tại Dải Gaza sống trong đau khổ. Các nhà lãnh đạo của họ phải hiểu rằng các chính sách của họ trước tiên là gây tổn hại cho chính người dân ở Gaza”.

Tương tự, vào ngày 15/5, Chính quyền Palestine (Palestinian Authority) đã phàn nàn rằng dù một số nhà lãnh đạo phương Tây gồm cả Tổng thống Mỹ Biden đã liên hệ để trợ giúp, nhưng trong lúc chiến sự xảy ra đã không có nhà lãnh đạo Ả Rập nào liên lạc với họ, cho thấy chính giới lãnh đạo Palestine tự đóng cửa cô lập trong sự thù địch chứ không phải phía Israel. Kể từ khi thất bại trong cuộc cạnh tranh quyền lực nội bộ với Hamas và năm 2007, Chính quyền Palestine chỉ còn kiểm soát Bờ Tây (West Bank).

Nhiều hãng hàng không bao gồm hai hãng có trụ sở tại UAE đã hủy các chuyến bay đến Israel trong lúc chiến sự vẫn tiếp diễn, Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (Organization of Islamic Cooperation) gồm 57 quốc gia đã chỉ trích Israel, trong đó lớn tiếng nhất là Iran và Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi đó, ngày 16/5, một quan chức Lebanon được dẫn lời chỉ ra rằng nhóm Hezbollah tại Lebanon do Iran hậu thuẫn, không muốn mở rộng xung đột giữa Israel và Hamas. 

Dù lên tiếng chỉ trích Israel, nhưng các nước đã ký thỏa thuận với nhà nước Do Thái vẫn không đảo ngược hướng đi mà họ đã thiết lập từ năm ngoái. Thậm chí nhiều người tại các quốc gia Ả Rập nhận ra rằng chính lực lượng khủng bố Hồi giáo cực đoan do Iran hỗ trợ mới là mối đe dọa chung đối với hòa bình, an ninh tại khu vực Trung Đông. 

Những người chỉ trích cựu Tổng thống Trump cho rằng bạo lực gần đây chứng tỏ nỗ lực hòa bình Trung Đông của ông ấy đã thất bại hoặc khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Nhưng các nước Ả Rập đã đạt được hòa bình với Israel vẫn duy trì quan hệ của họ, thực tế đó cho thấy rằng bất chấp những nỗ lực của Hamas nhằm phá hoại Thỏa thuận Abraham thì thỏa thuận này ít nhất cho đến nay vẫn được bảo đảm.

Thành Dung, Vision Times

Xem thêm: