Với lập luận cả Israel và Ukraine đều “rất then chốt”, việc đưa vũ khí và tiền cho họ là “đầu tư thông minh” đem lại lợi ích “nhiều thế hệ” cho Mỹ, Tổng thống Biden yêu cầu gói viện trợ “khẩn cấp” cho hai cuộc chiến tranh này.

  • Nhà thờ Chính thống Giáo Saint Porphyrius gần 1.000 năm lịch sử ở Gaza bị oanh tạc và các hoạt động cứu người trong đống đổ nát đang diễn ra. Theo phe Gaza nói, trong đó đang có hơn 500 dân thường lánh nạn:
nha tho Gaza
Ảnh nhà thờ Chính thống Giáo Saint Porphyrius gần 1.000 năm lịch sử ở Gaza trước khi bị dội bom. (Ảnh cắt từ video)
nha tho Gaza 1
Ảnh nhà thờ Chính thống Giáo Saint Porphyrius gần 1.000 năm lịch sử ở Gaza trước khi bị dội bom. (Ảnh cắt từ video)

Trong bài phát biểu từ Phòng Bầu Dục được phát qua truyền hình hôm Thứ Năm (19/10), Tổng thống Mỹ Joe Biden nói sẽ yêu cầu Quốc hội gói viện trợ quân sự “chưa từng có” cho Israel và Ukraine vào Thứ Sáu hôm nay, miêu tả đó là “đầu tư thông minh” đem lại lợi ích dài hạn cho “an ninh quốc gia Mỹ trong nhiều thế hệ tới”.

  • TT Biden muốn viện trợ 100 tỷ USD cho Israel, Ukraine, Đài Loan và vụ biên giới — Trong bối cảnh Quốc hội Mỹ đang gia tăng lực cản việc tiếp tục viện trợ cho Ukraine, Bloomberg (hôm 17/10) và một số kênh truyền thông khác đã đưa ra nhận định rằng Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ tìm cách ghép các gói viện trợ lại thành một gói lớn. Ông kỳ vọng rằng do tình hình chiến tranh Israel dẫn tới khả năng dễ thông qua viện trợ cho Israel, từ đó có thể thông qua cả gói lớn trong đó có phần cho Ukraine.
  • TT Biden: Mỹ mạnh ‘nhất quả đất’ mọi thời đại, dư sức gồng cho cả Israel và Ukraine — Hôm 15/10, khi được phóng viên CBS News thăm dò về khả năng của Mỹ, Tổng thống Biden khẳng định rằng nước Mỹ thời chính quyền Biden là mạnh nhất “trong lịch sử nhân loại” chứ không chỉ “nhất thế giới” thôi. Và Mỹ thừa sức gồng mình cho cả hai cuộc chiến cùng một lúc.

“Tôi sẽ gửi tới Quốc hội một yêu cầu ngân sách khẩn cấp để tài trợ cho các nhu cầu an ninh quốc gia của Mỹ, để hỗ trợ các đối tác then chốt của chúng tôi, bao gồm cả Israel và Ukraine,” Tổng thống Biden nói. “Đó là một khoản đầu tư thông minh sẽ mang lại lợi ích cho an ninh quốc gia Mỹ trong nhiều thế hệ tới, [và] giúp chúng ta giữ cho quân đội Mỹ tránh khỏi nguy hiểm.”

Tuy không nói rõ cụ thể số lượng, nhưng các thông tin không chính thức được lưu hành những ngày qua đã đánh tiếng rằng đây sẽ là gói kỷ lục với tổng số 105 tỷ USD. Trong đó có 60 tỷ đô la dành cho Ukraine và thêm 14 tỷ đô la dành cho Israel.

Tổng thống Ukraine đã không che giấu sự thực rằng chính quyền Kiev đang sống bằng các nguồn tài trợ của phương Tây, khi nói rằng sự tồn vong của đất nước ông phụ thuộc vào “tình đoàn kết” với phần còn lại của thế giới, và Ukraine “sẽ thua trận” nếu viện trợ từ phương Tây bị gián đoạn.

Lập luận cho gói viện trợ vũ khí và đạn dược này, Tổng thống Biden nói: “Chúng ta không thể bỏ qua vấn đề nhân đạo đối với những người Palestine vô tội, những người chỉ muốn sống trong hòa bình và có cơ hội [mưu sinh].”

Trong khi đó, Israel đang tiến hành oanh tạc liên tục Dải Gaza kể từ 8/10. Thậm chí Israel báo trước cho nhân dân Palestine hãy di tản khỏi nơi bị oanh tạc, mặc dù lệnh di tản này được coi là bất khả thi. Đây là một cuộc oanh tạc dài ngày trắng trợn rất hiếm trong lịch sử chiến tranh, khi mà bên tấn công báo trước sẽ tấn công vào nơi ở của dân thường. Ngay cả quân khủng bố, nếu tấn công dân thường thì nhiều khi cũng không dám nói trước như thế.

Hiện nay, với đèn xanh của Mỹ, quân đội Israel tuyên bố cuộc tấn công trên bộ đã sẵn sàng và có thể tiến hành bất cứ lúc nào.

“Bây giờ các bạn nhìn thấy Gaza từ xa. Các bạn sẽ sớm nhìn thấy nó từ bên trong. Lệnh sẽ đến,” Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant nói hôm Thứ Năm với các nhóm quân của mình đã tập hợp ở đường biên với Gaza.

Israel từ trước khi xung đột nổ ra, đã luôn nhận được khoảng 3,8 tỷ đô la viện trợ của Mỹ hàng năm. Là một đồng minh chiến lược ở Trung Đông, ở Israel luôn luôn có thường trực kho vũ khí của Mỹ.

Giải thích cho gói viện trợ bổ sung cho Israel và Ukraine, Tổng thống Mỹ Joe Biden cảnh báo rằng “sự hỗn loạn có thể lan rộng ở những nơi khác trên thế giới” nếu Washington không hành động chống lại “những kẻ khủng bố”“những kẻ độc tài”, đồng thời tuyên bố rằng cả Hamas và Nga đều tìm cách “tiêu diệt hoàn toàn một nền dân chủ láng giềng.”

Trong gói 105 tỷ đô la, ngoài phần cho Israel và Ukraine, theo báo cáo từ AP, còn có chi 14 tỷ đô la cho an ninh biên giới Mỹ, 7 tỷ đô la cho khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (bao gồm viện trợ cho Đài Loan), và 10 tỷ đô la cho các dự án nhân đạo.

Tổng thống Biden nói viện trợ này sẽ là một “cam kết chưa từng có đối với an ninh của Israel” và sẽ giúp tài trợ cho hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome của đất nước, với hy vọng mang lại cho hệ thống này “lợi thế quân sự về chất lượng.”

Khủng hoảng nhân đạo ở Gaza

Nhà Trắng đã lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ Israel kể từ vụ tấn công khủng bố chết người của Hamas vào ngày 7/10, mà ông Biden ví như vụ 11/9/2001 ở Mỹ.

Theo Israel, Hamas đã cướp đi 1.400 mạng sống và bắt cóc khoảng 200 người. Israel đã đáp trả bằng cách phong tỏa Gaza và dội bom đạn vào nơi ở của 2,3 triệu cư dân Palestine kể từ 8/10. Phía Gaza nói họ đã mất đi 3.785 mạng sống.

Viện trợ nhân đạo

Điểm duy nhất có thể đưa viện trợ vào cho dân chúng ở Gaza hiện nay là cửa khẩu Rafah, nằm trên đường biên giới với Ai Cập.

Tổng thống Biden tuy nói rằng đã tìm cách cho cửa khẩu thông quan, nhưng như Reuters báo cáo, hiệu quả cho đến nay còn rất hữu hạn.

Ông Biden nói Israel và Ai Cập đã đồng ý cho 20 xe tải cỡ lớn (truck) đi qua chốt giao giới này. Theo 2 nguồn tin từ Ai Cập báo cáo mà Reuters đưa tin, thì thực tế có nhiều hàng hóa viện trợ khác. Hơn 100 xe tải (truck) đang chờ đợi ở Ai Cập.

Mặc dù đã có thỏa thuận, nhưng vận chuyển cứu trợ đã bị làm chậm trễ bởi các cuộc oanh tạc từ Israel, đồng thời Israel yêu cầu phải có được bảo đảm từ bên vận chuyển rằng những hàng hóa đó sẽ không rơi vào tay Hamas.

Trước sự trì trệ này, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres nói ông sẽ đích thân tới cửa khẩu Rafah vào Thứ Sáu hôm nay để tìm cách giải quyết.