Sau 9.340 ca nhiễm trong ngày 9/8, sang sáng 10/8, thêm 5.149 ca nhiễm virus Vũ Hán (nCoV) mới được Bộ Y tế Việt Nam công bố, gồm 5 ca nhập cảnh và 5.144 ca lây nhiễm trong nước. Thêm 360 ca tử vong sau 24h cập nhật (6h ngày 9/8 – 6h ngày 10/8).

COVID 19 tphcm 2
Khám sàng lọc tại một điểm tiêm vắc-xin COVID-19 lưu động tại TP.HCM. (Ảnh: HCDC)

5.144 ca ghi nhận tại 23 tỉnh thành, gồm: TP.HCM (2.490), Bình Dương (1.325), Đồng Nai (354), Long An (313), Bà Rịa – Vũng Tàu (109), Tây Ninh (102), Tiền Giang (100), Bến Tre (58), An Giang (53), Vĩnh Long (52), Sóc Trăng (43), Ninh Thuận (32), Kiên Giang (26), Cần Thơ (23), Đăk Lăk (19), Phú Yên (13), Đồng Tháp (13), Hậu Giang (8), Gia Lai (6), Cà Mau (2), Hải Dương (1), Bạc Liêu (1), Hà Nội (1).

Trong đó, tổng cộng 4.482 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa, 662 ca đang điều tra dịch tễ.

Cập nhật số ca nhiễm mới tại 23 tỉnh thành, tình hình số ca nhiễm tại 62/63 tỉnh thành của Việt Nam như sau:

  • nhóm trên 128.200 ca: TP.HCM 128.285;
  • nhóm trên 31.800 ca: Bình Dương 31.851;
  • nhóm trên 10.700 ca: Long An 10.715;
  • nhóm trên 8.800 ca: Đồng Nai 8.811;
  • nhóm trên 5.700 ca: Bắc Giang 5.740;
  • nhóm trên 4.000 ca: Đồng Tháp 4.058;
  • nhóm trên 3.300 ca: Khánh Hòa 3.399;
  • nhóm trên 3.200 ca: Tiền Giang 3.237;
  • nhóm trên 2.800 ca: Tây Ninh 2.814;
  • nhóm trên 2.200 ca: Bà Rịa – Vũng Tàu 2.244;
  • nhóm trên 2.000 ca: Hà Nội 2.080;
  • nhóm trên 1.800 ca: Cần Thơ 1.873, Phú Yên 1.815;
  • nhóm trên 1.700 ca: Bắc Ninh 1.724;
  • nhóm trên 1.500 ca: Đà Nẵng 1.593;
  • nhóm trên 1.300 ca: Vĩnh Long 1.383;
  • nhóm trên 1.100 ca: Bình Thuận 1.182, Bến Tre 1.151;
  • nhóm trên 500 ca: An Giang 570, Trà Vinh 539;
  • nhóm trên 400 ca: Ninh Thuận 484, Sóc Trăng 413, Đăk Lăk 411;
  • nhóm trên 300 ca: Kiên Giang 383, Quảng Ngãi 374, Bình Định 373, Hậu Giang 307;
  • nhóm trên 200 ca: Nghệ An 285, Hưng Yên 270, Bình Phước 261, Vĩnh Phúc 232, Hà Tĩnh 228, Gia Lai 206;
  • nhóm trên 100 ca: Quảng Nam 194, Thừa Thiên Huế 151, Đăk Nông 141, Lạng Sơn 138, Hải Dương 138, Lâm Đồng 122;
  • nhóm từ 10-100 ca: Thanh Hóa 91, Hà Nam 68, Điện Biên 60, Bạc Liêu 60, Thái Bình 53, Ninh Bình 52, Quảng Bình 50, Sơn La 47, Cà Mau 47, Lào Cai 44, Hải Phòng 26, Quảng Trị 21, Kon Tum 20, Hà Giang 20, Hòa Bình 16, Phú Thọ 15, Thái Nguyên 13, Nam Định 12;
  • nhóm từ 1-dưới 10 ca: Bắc Kạn 5, Quảng Ninh 5, Yên Bái 3, Tuyên Quang 2, Lai Châu 1 ca.

Nhóm các tỉnh thành đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới hiện còn 2 tỉnh, gồm: Quảng Ninh, Bắc Kạn, không thay đổi so với cập nhật vào 6h ngày 9/8.

Trong ngày 9/8, Sở Nội vụ TP.HCM đề nghị giám đốc Sở Y tế, giám đốc các bệnh viện, Chủ tịch UBND TP Thủ Đức, các quận, huyện huy động nhân viên y tế tại các khu phong tỏa trong TP tham gia vào đợt kiểm soát dịch COVID-19. Nhân lực huy động bao gồm tất cả cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan y tế, đã tiêm vắc-xin phòng COVID-19, có kết quả xét nghiệm âm tính tham gia xét nghiệm, điều trị và tiêm vắc-xin theo yêu cầu của ngành y tế TP.

Cũng từ 9/8, TP.HCM cho phép nhân viên siêu thị, cửa hàng tiện lợi được ra đường từ 18h đến 6h sáng hôm sau để chuẩn bị hậu cần, sắp xếp hàng hóa và vệ sinh, khử khuẩn khu vực kinh doanh. Việc kiểm soát được tiến hành theo danh sách được tích hợp vào hệ thống trên cổng thông tin của Sở Công Thương. Còn theo danh sách do Sở Công Thương xác nhận, người đứng đầu các hệ thống siêu thị, cửa hàng bình ổn, cửa hàng tiện lợi cấp thẻ công tác hoặc giấy xác nhận công tác cho những nhân viên này.

Hà Nội đối diện nguy cơ lây lan dịch COVID-19 tại các chốt kiểm soát giấy đi đường, sau công văn hỏa tốc siết chặt việc cấp và sử dụng giấy đi đường trong thời gian giãn cách do Chủ tịch TP ký tối 8/8, áp dụng ngay sáng 9/8.

Theo PGS-TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, việc không đảm bảo giữ khoảng cách tối thiểu 2 m thì nguy cơ lây nhiễm rất cao nếu chẳng may trong số đó có F0. Nếu cán bộ trực chốt là F0 lại thường xuyên dùng tay cầm giấy đi đường, giấy tờ của người dân thì nguy cơ lây nhiễm cao cho nhiều người. Cũng có khả năng ngược lại, có người dân đi đường nào là F0 sẽ lây cho cán bộ trực và từ đó lây cho người khác. “Một ví dụ là chuỗi lây nhiễm Công ty SEI mà bảo vệ lây cho công nhân nhà máy”– PGS Phu cảnh báo, báo Người Lao Động dẫn tin.

Trong khi đó, vào chiều 8/8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội công bố về kế hoạch sẽ xét nghiệm sàng lọc khoảng 300.000 người tại 30 quận, huyện, thị xã, từ ngày 10-17/8, để tìm tách F0 trong các khu nguy cơ như khu dân cư xung quanh ổ dịch, nơi tập trung nhiều F0, F1, nơi mật độ dân cư lớn, chợ dân sinh…

Tổng số ca nhiễm trong cộng đồng của đợt bùng phát hiện tại, từ ngày 27/4 đến nay, là 220.906 ca. 73.146 bệnh nhân được công bố bình phục, tăng 4.423 người so với thời điểm 6h ngày 9/8 ( 68.723 người).

509 bệnh nhân nặng đang điều trị ICU (tăng 8 người); 23 bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO (tăng 3 người so với thời điểm 6h ngày 9/8).

Tổng số ca mắc COVID-19 Việt Nam từ đầu mùa dịch (tháng 1/2020) đến nay theo Bộ Y tế công bố là 224.894 ca (2.367 ca nhập cảnh và 222.527 ca mắc trong nước). Số tử vong/tổng số bệnh nhân đang điều trị: 3.757/145.217, lần lượt tăng 360 và tăng 4.551 so với con số tương ứng cập nhật lúc 6h ngày 9/8.

Trong ngày 9/8, thêm 599.941 người đã tiêm vắc-xin COVID-19 (AstraZeneca, Sinopharm, Moderna, Pfizer), nâng tổng số liều Việt Nam đã tiêm là 9.987.587.  Trong đó 8.984.300 người tiêm 1 mũi, 1.003.287 người tiêm đủ 2 mũi.

Nguyễn Sơn

Xem thêm:

Nhà phát minh công nghệ vắc-xin COVID: Chính sách của ông Biden “hại nhiều hơn lợi”