Sau 8.390 ca nhiễm trong ngày 10/8, sang sáng 11/8, thêm 4.802 ca nhiễm virus Vũ Hán (nCoV) mới được Bộ Y tế Việt Nam công bố, gồm 10 ca nhập cảnh và 4.792 ca lây nhiễm trong nước. Số ca chưa rõ nguồn lây ghi nhận ở mức cao: 1.135 ca. 

Thêm 388 bệnh nhân tử vong sau 24h cập nhật (6h ngày 10/8 – 6h ngày 11/8); trong đó TP.HCM chiếm cao nhất, 308 người; tiếp đến là Bình Dương với 44 người.

tiem vac xin 2
Ngày 10/8, hơn 1,4 triệu người Việt Nam đã tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 nhiều loại. Vắc-xin trong nước – Nano Covax đang được giới chức thúc đẩy để cấp phép sử dụng khẩn cấp. (Ảnh minh họa: HCDC)

4.792 ca ghi nhận tại 21 tỉnh thành, gồm: TP.HCM (2.128), Bình Dương (936), Long An (515), Đồng Nai (428), Tây Ninh (263), Tiền Giang (177), Bà Rịa – Vũng Tàu (102), Vĩnh Long (63), Khánh Hòa (41), Phú Yên (33), Bình Thuận (27), Sơn La (19), Đồng Tháp (15), Kiên Giang (12), Bình Định (10), Quảng Ngãi (9), Hà Tĩnh (7), Hà Nội (3), Nghệ An (2), Nam Định (1), Lạng Sơn (1).

Trong đó, tổng cộng 3.657 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa, 1.135 ca đang điều tra dịch tễ.

Cập nhật số ca nhiễm mới tại 21 tỉnh thành, tình hình số ca nhiễm tại 62/63 tỉnh thành của Việt Nam như sau:

  • nhóm trên 131.800 ca: TP.HCM 131.879;
  • nhóm trên 32.700 ca: Bình Dương 32.787;
  • nhóm trên 11.800 ca: Long An 11.807;
  • nhóm trên 9.600 ca: Đồng Nai 9.617;
  • nhóm trên 5.700 ca: Bắc Giang 5.742;
  • nhóm trên 4.100 ca: Đồng Tháp 4.161;
  • nhóm trên 3.400 ca: Khánh Hòa 3.440, Tiền Giang 3.414;
  • nhóm trên 3.000 ca: Tây Ninh 3.077;
  • nhóm trên 2.300 ca: Bà Rịa – Vũng Tàu 2.346;
  • nhóm trên 2.100 ca: Hà Nội 2.143;
  • nhóm trên 1.900 ca: Cần Thơ 1.956;
  • nhóm trên 1.800 ca: Phú Yên 1.872;
  • nhóm trên 1.700 ca: Bắc Ninh 1.724;
  • nhóm trên 1.600 ca: Đà Nẵng 1.667;
  • nhóm trên 1.400 ca: Vĩnh Long 1.446;
  • nhóm trên 1.200 ca: Bình Thuận 1.272, Bến Tre 1.200;
  • nhóm trên 500 ca: An Giang 570, Trà Vinh 547, Ninh Thuận 513;
  • nhóm trên 400 ca: Đăk Lăk 447, Sóc Trăng 434, Nghệ An 415;
  • nhóm trên 300 ca: Kiên Giang 398, Quảng Ngãi 394, Bình Định 383, Hậu Giang 318;
  • nhóm trên 200 ca: Hưng Yên 270, Bình Phước 261, Hà Tĩnh 250, Gia Lai 243, Vĩnh Phúc 232, Quảng Nam 202;
  • nhóm trên 100 ca: Đăk Nông 158, Thừa Thiên Huế 156, Hải Dương 145, Lâm Đồng 140, Lạng Sơn 139;
  • nhóm từ 10-100 ca: Thanh Hóa 91, Hà Nam 68, Sơn La 68, Bạc Liêu 63, Điện Biên 60, Thái Bình 57, Lào Cai 56, Ninh Bình 52, Quảng Bình 51, Cà Mau 47, Hải Phòng 26, Quảng Trị 21, Kon Tum 20, Hà Giang 20, Hòa Bình 16, Phú Thọ 15, Nam Định 14, Thái Nguyên 13;
  • nhóm từ 1-dưới 10 ca: Quảng Ninh 5, Bắc Kạn 5, Yên Bái 3, Tuyên Quang 2, Lai Châu 1 ca.

Nhóm các tỉnh thành đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới hiện còn 2 tỉnh, gồm: Quảng Ninh, Bắc Kạn, không thay đổi so với cập nhật vào 6h ngày 10/8.

Việt Nam tiếp tục thúc đẩy việc cắt giảm thủ tục cấp phép khẩn cấp cho vắc-xin tự sản xuất – Nano Covax. Yêu cầu do Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Y tế. Bộ này cũng đồng thời phải chịu trách nhiệm về chất lượng, tính an toàn vaccine Nano Covax khi được cấp phép.

Trong ngày 10/8, truyền thông trong nước lan tin Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ cho biết lễ ký kết thỏa thuận bảo mật về việc chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin Nano Covax của Công ty Nanogen cho Tập đoàn Vekaria (Ấn Độ) đã diễn ra tại trụ sở cơ quan này.

Công ty tiếp nhận công nghệ là công ty Vekaria Healthcare LLP – thuộc Tập đoàn Vekaria (Ấn Độ). Theo công bố, việc ký thỏa thuận để hai bên tiến tới thảo luận sâu hơn về các nội dung hợp tác cụ thể liên quan đến sản xuất, phân phối vắc-xin Nano Covax quy mô lớn khi các cơ quan chức năng cấp phép sử dụng khẩn cấp.

Vắc-xin này đang thử nghiệm giai đoạn 3, trên 13.000 người (giai đoạn 1: 120 người, giai đoạn 2: 375 người).

Ngày 10/8, Sở Y tế TP.HCM ra văn bản khẩn hướng dẫn chăm sóc người mắc COVID-19 cách ly tại nhà.

Cụ thể, F0 cách ly tại nhà cần có các thuốc thiết yếu như: thuốc hạ sốt, thuốc nâng cao thể trạng (vitamin, chất dinh dưỡng vi lượng, các thuốc y học cổ truyền). Ngoài ra có thể bổ sung các thuốc kháng viêm corticoid và kháng đồng dạng uống trong một số tình huống có chỉ định. Chỉ định sử dụng thuốc kháng viêm corticoid và kháng đồng dạng uống: người bệnh có triệu chứng sớm của suy hô hấp (cảm giác khó thở và/hoặc nhịp thở > 20 lần/phút và/hoặc SpO2 < 95%, nếu có) và chưa liên hệ được nhân viên y tế để được hướng dẫn, hỗ trợ.  

Khi có một trong các triệu chứng như sốt trên 38 độ C, ho, đau họng, tiêu chảy, mất mùi – vị, đau ngực, nặng ngực, cảm giác khó thở thì liên hệ nhân viên y tế qua tổng đài 1022 (bấm số 3 để được tư vấn từ Hội Y học TP.HCM hoặc số 4 để được tư vấn từ “Thầy thuốc đồng hành”) hoặc gọi số điện thoại của Tổ phản ứng nhanh phường, xã, quận huyện để được tư vấn và hướng dẫn xử trí.

Khi có dấu hiệu chuyển nặng như khó thở biểu hiện bằng thở hụt hơi, thở nhanh trên 30 lần/phút, li bì, lừ đừ, tím tái môi, đầu chi, SpO2 < 95% (nếu có dụng cụ đo SpO2 tại nhà) thì liên hệ ngay tổng đài 115 hoặc số điện thoại của Tổ phản ứng nhanh phường, xã, quận, huyện để được cấp cứu và vận chuyển đến bệnh viện.

Một ngày trước, 9/8, trong hướng dẫn tiêm vắc-xin cập nhật, ngành y tế TP đưa những người thuộc nhóm trì hoãn tiêm chủng trước đây xếp vào nhóm cẩn trọng và vẫn có thể tiêm chủng. Những người thuộc nhóm cần thận trọng khi tiêm chủng có thể được tiêm tại tất cả các cơ sở tiêm chủng cố định và lưu động, không bắt tiêm tại bệnh viện, cơ sở điều trị.

Bình Thuận yêu cầu Sở Y tế, UBND các huyện, thị xã, TP lên kế hoạch xét nghiệm tầm soát COVID-19 có thu phí; yêu cầu các doanh nghiệp trong tỉnh tổ chức xét nghiệm cho 100% người lao động theo hình thức xã hội hóa xét nghiệm có trả phí.

Từ 7h ngày 10/8, Thừa Thiên Huế phong tỏa tạm thời thị trấn Phong Điền (huyện Phong Điền) với 7.000 dân sau khi một đôi vợ chồng được phát hiện nghi nhiễm nCoV chưa rõ nguồn lây. Hai ca nghi nhiễm được phát hiện sau hơn 30 ngày tỉnh này không ghi nhận ca nhiễm trong cộng đồng.

Hải Dương hiện đang tạm thời phong tỏa xã Ứng Hòe (từ 7h ngày 9/8) với gần 14.000 người sau khi một nữ công nhân cư trú tại đây dương tính nCoV.

Tổng số ca nhiễm trong cộng đồng của đợt bùng phát hiện tại, từ ngày 27/4 đến nay, là 228.939 ca. 77.574 bệnh nhân được công bố bình phục, tăng 4.428 người so với thời điểm 6h ngày 10/8 (73.146 người).

491 bệnh nhân nặng đang điều trị ICU (giảm 18 người); 20 bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO (giảm 3 người so với thời điểm 6h ngày 10/8).

Tổng số ca mắc COVID-19 Việt Nam từ đầu mùa dịch (tháng 1/2020) đến nay theo Bộ Y tế công bố là 232.937 ca (2.377 ca nhập cảnh và 230.560 ca mắc trong nước). Số tử vong/tổng số bệnh nhân đang điều trị: 4.145/148.444, lần lượt tăng 388 và tăng 3.227 so với con số tương ứng cập nhật lúc 6h ngày 10/8.

Trong ngày 10/8, thêm 1.408.453 người đã tiêm vắc-xin COVID-19 (AstraZeneca, Sinopharm, Moderna, Pfizer) – là ngày có số lượng mũi tiêm cao nhất từ khi bắt đầu các đợt tiêm, nâng tổng số liều Việt Nam đã tiêm là 11.341.864.  Trong đó 10.305.762 người tiêm 1 mũi, 1.036.102 người tiêm đủ 2 mũi.

Nguyễn Sơn

Xem thêm:

Quan chức đào tẩu của ĐCSTQ thành tâm điểm cung cấp thông tin nguồn gốc COVID-19?