Sau ngày 14/7 với số ca nhiễm kỷ lục 2.229 ca, “tâm dịch” TP.HCM vào sáng 15/7 tiếp tục ghi nhận thêm 603 ca nhiễm virus Vũ Hán (nCoV) mới theo công bố của Bộ Y tế Việt Nam. Tổng số ca nhiễm trên ca nhiễm trên cả nước trong sáng nay là 805 ca, gồm 801 ca trong nước (tại 11 tỉnh thành ở cả 3 miền Bắc-Trung-Nam) và 4 ca nhập cảnh. 

Tổng cộng 77 ca đang điều tra dịch tễ (chưa rõ nguồn lây) tại 4 tỉnh thành có số ca nhiễm đang tăng nhanh, gồm TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Ninh Thuận, cho thấy nhiều điểm dịch vẫn tiếp tục bùng phát ngoài cộng đồng.

di sieu thi tp thu duc 2
Hình ảnh người dân đi mua đồ tại Co.op Mart xa lộ Hà Nội, trước giờ giãn cách 2 phường thuộc quận 9 cũ, nay thuộc TP Thủ Đức, chiều 14/7. (Ảnh: Tôi là dân Thủ Đức/Facebook)

Tổng số ca nhiễm cộng đồng của đợt dịch thứ 4 này, tính từ ngày 27/4 đến nay, là 34.659 ca.  6.850 người được công bố bình phục, tăng 71 người so với 6.779 người vào thời điểm 6h ngày 14/7.

Dịch ghi nhận ở 58/63 tỉnh, thành, trong đó:

  • nhóm trên 19.400 ca: TP.HCM 19.405;
  • nhóm trên 5.700 ca: Bắc Giang 5.726;
  • nhóm trên 1.800 ca: Bình Dương 1.887;
  • nhóm trên 1.600 ca: Bắc Ninh 1.672;
  • nhóm trên 800 ca: Đồng Tháp 818;
  • nhóm trên 500 ca: Tiền Giang 585, Hà Nội 557 ca; Phú Yên 542, Long An 523;
  • nhóm trên 400 ca: Đồng Nai 443;
  • nhóm trên 200 ca: Đà Nẵng 289, Khánh Hòa 277;
  • nhóm trên 100 ca: Vĩnh Long 192, Hưng Yên 191, Quảng Ngãi 183, Nghệ An 137, Hà Tĩnh 125, Lạng Sơn 113, An Giang 104, Vĩnh Phúc 102, Bà Rịa – Vũng Tàu 101;
  • nhóm từ 10-100 ca: Bến Tre 68, Điện Biên 58, Hà Nam 52, Hải Dương 51, Trà Vinh 40, Tây Ninh 32, Bình Phước 31, Sóc Trăng 31, Thái Bình 30, Ninh Thuận 26, Hậu Giang 22, Bình Định 22, Cần Thơ 21, Bình Thuận 19, Thanh Hóa 18, Kiên Giang 18, Hải Phòng 17, Cà Mau 16, Lâm Đồng 13, Hòa Bình 12, Bạc Liêu 12, Nam Định 10, Thừa Thiên Huế 10;
  • nhóm từ 1-dưới 10 ca: Gia Lai 8, Đăk Lăk 7, Lào Cai 6, Bắc Kạn 5, Phú Thọ 5, Quảng Ninh 5, Quảng Nam 5, Ninh Bình 4, Đăk Nông 4, Quảng Trị 3, Thái Nguyên 3, Sơn La, Tuyên Quang, Yên Bái mỗi nơi 1 ca.

Với 19.405 ca nhiễm đã ghi nhận cộng diễn biến số ca nhiễm liên tục “leo thang” trong 9 ngày gần đây, tổng số ca nhiễm tại TP.HCM có nguy cơ vượt mốc 20.000 ca ngay trong ngày. Từ 0h hôm nay, ngày 15/7, TP.HCM phong tỏa thêm khu phố 4, 5, 6, 7 phường 13 (quận 10) với gần 10.000 dân trong 14 ngày. Nửa ngày trước, từ 12h ngày 14/7, toàn bộ phường Tăng Nhơn Phú A và phường Long Thạnh Mỹ (TP Thủ Đức) đã bị phong tỏa với hơn 78.000 dân sinh sống.

Công ty TNHH PouYuen Việt Nam (quận Bình Tân) với khoảng 23.000 lao động còn lại vẫn làm việc phải tạm dừng sản xuất từ ngày 14-23/7 (10 ngày), dù hơn 30.000 công nhân đã tạm nghỉ trước đó do liên quan đến các ca COVID-19.

Trưa 14/7, Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM phủ định thông tin TP.HCM sẽ đóng cửa toàn TP (lock down) từ 0h ngày 15/7. Tuy nhiên, việc tiếp tục mở rộng vùng phong tỏa với khoảng 88 ngàn dân, tin tức dịch lan vào nhiều khu công nghiệp và sự bất nhất thông tin trước đó khiến người dân tiếp tục đổ xô mua lương thực, thực phẩm dự trữ.   

Sau 6 ngày áp dụng giãn cách toàn TP.HCM theo Chỉ thị 16, thêm nhiều sự việc cưỡng chế, phạt vi phạm, tăng giá gây bất bình trong dư luận.

Trong khi đó, dịch với nguồn lây thứ phát từ ổ dịch ban đầu tại các chợ tiếp tục có xu hướng lan nhanh ở các khu công nghiệp tại Đồng Nai, với nhiều doanh nghiệp ở các huyện Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Nhơn Trạch và TP. Biên Hòa đã có ca mắc; một số công ty ghi nhận chùm ca dương tính như Changshin, Namyang…

Sở Y tế Bình Dương thừa nhận số ca nhiễm trong tỉnh đang tăng nhanh do không kiểm soát được nguồn lây từ TP.HCM, đồng thời với sự lây nhiễm chéo trong các khu cách ly, khu phong tỏa, từ khu nhà trọ vào trong công ty và ngược lại. Với số ca nhiễm hiện đã vượt 1.800 ca – đứng thứ 3 cả nước, ngành y tế Bình Dương dự báo số ca bệnh sẽ tiếp tục tăng trong khoảng 10 ngày tới khi tăng cường lấy mẫu xét nghiệm diện rộng.

TP.HCM, Đồng Nai và Bình Dương là ba tỉnh có số công nhân lớn nhất, chiếm khoảng 1/4 tổng số công nhân cả nước. Trong đó, TP.HCM có 1,6 triệu công nhân làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất; Đồng Nai có 1,2 triệu và Bình Dương 1 triệu lao động – theo Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.

Số tỉnh đã qua 14 ngày không có ca nhiễm tăng lên 12 tỉnh, gồm: Yên Bái, Quảng Trị, Tuyên Quang, Sơn La, Ninh Bình, Thái Nguyên, Hải Dương, Phú Thọ, Điện Biên, Hòa Bình, Quảng Ninh, Bắc Kạn; bổ sung thêm tỉnh Bắc Kạn so với thời điểm 6h ngày 14/7.

Tổng số ca nhiễm COVID-19 Việt Nam đã công bố từ đầu mùa dịch (tháng 1/2020) đến nay là 38.239 ca (36.280 ca trong nước và 1.959 ca nhập cảnh.). Tổng số bệnh nhân hiện đang điều trị tăng lên 28.456 bệnh nhân (tổng 9.642 người được công bố bình phục, 138 người tử vong).

Trong đó, số ca COVID-19 do lây nhiễm trong nước cao kỷ lục tiếp tục “leo thang” trong đợt dịch lần 4, gồm các ngày 25/6 (845 ca); ngày 3/7 (914 ca); ngày 4/7 (873 ca); ngày 5/7 (1.089 ca); ngày 6/7 (1.029 ca); ngày 7/7 (1.007 ca), ngày 8/7 (1.307 ca); ngày 9/7 (1.616 ca); ngày 10/7 (1.853 ca); ngày 11/7 (1.945 ca); ngày 12/7 (2.383 ca); ngày 13/7 (2.296 ca); ngày 14/7 (2.934 ca). Liên tiếp trong 9 ngày qua, tổng số ca nhiễm liên tục tăng, từ trên 1.000 ca đến trên 2.000 ca mỗi ngày.

Thông tin các ca nhiễm mới như sau:

801 ca lây nhiễm trong nước:

TP.HCM (603)

Các ca nhiễm 37637-38239: gồm 547 ca là các trường hợp trong khu cách ly, khu vực đã được phong tỏa; 56 ca đang điều tra dịch tễ.

Đồng Nai (72)

Các ca nhiễm 37565-37636: gồm 16 ca là các trường hợp F1; 47 ca có tiền sử đi về từ TP.HCM; 9 ca đang điều tra dịch tễ, kết quả xét nghiệm ngày 12/7 dương tính nCoV.

Đồng Tháp (36)

Các ca nhiễm 37457-37492: là các trường hợp F1 trong khu cách ly và khu vực đã được phong tỏa, kết quả xét nghiệm ngày 12-14/7 dương tính nCoV, đang được điều trị tại Khu điều trị F0 Trường Cao đẳng cộng đồng Đồng Tháp.

Phú Yên (18)

Các ca nhiễm 37493-37503, 37538-37544: là các trường hợp trong khu cách ly, khu vực đã được phong tỏa.

Khánh Hòa (18)

Các ca nhiễm 37547-37564: liên quan đến ca 17725, đã được cách ly, kết quả xét nghiệm ngày 12/7 dương tính nCoV.

Bà Rịa – Vũng Tàu (17)

Các ca nhiễm 37505-37521: gồm 9 ca là các trường hợp F1; 2 ca có tiền sử đi về từ TP.HCM; 6 ca đang điều tra dịch tễ. Kết quả xét nghiệm ngày 14/7 dương tính, đang được điều trị tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Hà Nội (11)

Các ca nhiễm 37522-37530, 37545-37546: là các trường hợp F1, đã được cách ly trước đó, kết quả xét nghiệm ngày 13-14/7 dương tính nCoV.

Hưng Yên (10)

Các ca nhiễm 37445-37454: là các trường hợp F1, đã được cách ly trước đó, kết quả xét nghiệm ngày 14/7 dương tính nCoV, đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh.

An Giang (8)

Các ca nhiễm 37437-37444: gồm 4 ca là các trường hợp F1; 4 có tiền sử đi về từ TP.HCM, kết quả xét nghiệm ngày 13-14/7 dương tính nCoV.

Ninh Thuận (7)

Các ca nhiễm 37531-37537: gồm 1 ca là F1 của ca 26635; 6 ca đang điều tra dịch tễ, kết quả xét nghiệm ngày 14/7 dương tính nCoV, đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận.

Đắk Nông (1)

Ca nhiễm 37455: nữ, 49 tuổi, địa chỉ tại huyện Krông Nô, là F1 của ca 28474, đã được cách ly từ trước, kết quả xét nghiệm ngày 14/7 dương tính nCoV, đang được điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Krông Nô.

4 ca nhập cảnh:

Ca 37435: nữ, 62 tuổi, địa chỉ huyện An Phú. Ngày 12/7, bà nhập cảnh qua Cửa khẩu Quốc tế Long Bình, được cách ly tại tỉnh An Giang, kết quả xét nghiệm ngày 14/7 dương tính nCoV, hiện đang được cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế huyện An Phú.

Ca 37436: nữ, 34 tuổi, địa chỉ huyện An Phú. Ngày 30/5, chị nhập cảnh qua Cửa khẩu Quốc tế Long Bình, được cách ly tại tỉnh An Giang.

Ca 37456: nữ, 23 tuổi, địa chỉ huyện Yên Khánh. Ngày 10/6, cô từ Nhật Bản nhập cảnh tại sân bay Cam Ranh, sau khi cách ly 21 ngày, chuyển cách ly tại nhà ở tỉnh Ninh Bình. Kết quả xét nghiệm ngày 12/7 dương tính nCoV, đang được điều trị tại Phòng khám Đa khoa Khu vực Cầu Yên, huyện Hoa Lư,.

Ca 37504: nam, 50 tuổi, địa chỉ huyện Long Điền. Ngày 29/6, ông nhập cảnh, được cách ly tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, kết quả xét nghiệm ngày 13/7 dương tính nCoV.

Ngày 14/7, thêm 25.377 người đã tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 AstraZeneca và Sinopharm. Tổng cộng Việt Nam đã tiêm 4.146.767 liều vắc-xin. Trong đó, 3.859.995 người đã tiêm 1 mũi, 286.772 người đã tiêm đủ 2 mũi.

Cập nhật vào 7h30 sáng 14/7, 2.212.534 người đã đăng ký tiêm vắc-xin ngừa COVID-19, qua Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19, tăng thêm 1.573.096 người so với thời điểm 7h30 sáng 12/7 (639.438 người). Hiện Việt Nam đang có 4 loại vắc-xin ngừa COVID-19, gồm AstraZeneca (Anh), Sinopharm (Trung Quốc), Pfizer và Moderna (cùng của Mỹ).

Nguyễn Sơn

Xem thêm:

Ngoại trưởng Đức Heiko Maas: Trung Quốc tặng vắc-xin vì mục đích chính trị