Trong tuần qua, đã có 3 trường hợp được xác nhận mắc bệnh dịch hạch ở Nội Mông, khiến tình hình ở Trung Quốc Đại Lục, nơi vừa mới hứng chịu mưa lớn và lũ lụt cùng sự trở lại của COVID, trở nên tồi tệ hơn.

close up photography of brown mouse 1010266
Một số chuyên gia chỉ ra rằng, bệnh dịch hạch thể phổi có đặc điểm lây nhiễm từ người sang người, nếu dịch lan rộng có thể gây thành dịch trên diện rộng. (Ảnh minh họa: Pexels)

Ngày 12/8, Ủy ban Y tế và Sức khỏe của Sonid Right Banner, Xilingol League, Nội Mông báo cáo 2 trường hợp xác nhận mắc bệnh dịch hạch, sống trong cùng một gia đình.

Trước đó, theo Tân Hoa Xã, ngày 7/8, một ca bệnh dịch hạch đã được ghi nhận tại đây. Hiện tại bệnh nhân đã được điều trị tại bệnh viện chỉ định, những người tiếp xúc gần cũng không xuất hiện biểu hiện bất thường, tình hình vẫn đang được theo dõi.

Bệnh dịch hạch là một loại dịch bệnh, còn được gọi là “Cái chết đen”, có đặc điểm khởi phát cấp tính, diễn biến bệnh ngắn, tỷ lệ tử vong cao, tính lây nhiễm mạnh và tốc độ lây lan nhanh. Bệnh lây truyền chủ yếu qua loài gặm nhấm.

Mặc dù hiện các trường hợp mắc bệnh dịch hạch ngày càng hiếm trên thế giới, nhưng lại không hề hiếm gặp ở Trung Quốc. Thời gian ủ bệnh của bệnh dịch hạch tương đối ngắn, thường từ 1 – 6 ngày, các trường hợp cá biệt có thể lên tới 8 – 9 ngày.

Quan chức ĐCSTQ bị nghi ngờ cố tình che giấu tình hình

Trong một báo cáo vào tháng 7/2022, Tân Hoa Xã từng đề cập, từ năm 2019-2022, đã có 11 trường hợp mắc bệnh dịch hạch được xác nhận ở Nội Mông và Ninh Hạ, Trung Quốc. Năm 2019 có 5 ca mắc bệnh dịch hạch, trong đó có 1 ca tử vong; năm 2020 có 4 ca và 3 ca tử vong; năm 2021 có 1 ca và năm 2022 có 1 ca.

Tuy nhiên, theo báo cáo từ các kênh truyền thông Đại Lục như The Paper, China News Pujiang Toutiao (Tin tức hàng đầu Phổ Giang), tháng 9/2022, sau khi dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) bùng phát trở lại và Thượng Hải bị đóng cửa hơn 2 tháng, mật độ chuột tại Thượng Hải vào khoảng tháng 9 cùng năm đã gia tăng nhanh chóng.

Nhưng truyền thông chính phủ không theo dõi và báo cáo sau lần đưa tin đầu tiên, ngoại giới rất khó hiểu được tình hình thực tế vào thời điểm đó.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 1.000 – 2.000 người bị nhiễm bệnh dịch hạch mỗi năm. Con số này không được coi là có căn cứ thực tế, do phần lớn các ca nhiễm bệnh thường không được báo cáo.

Ngoài ra, xét về độ bất minh của dữ liệu trong đợt bùng phát dịch COVID ở Trung Quốc Đại Lục trong những năm gần đây, sự bùng phát trở lại của bệnh dịch hạch ở Nội Mông cũng khiến ngoại giới đặt câu hỏi, liệu chính quyền có đang che giấu điều gì khuất tất.

3 đợt bùng phát dịch hạch lớn ảnh hưởng đến hơn 20 tỉnh thành ở Trung Quốc

Trong lịch sử loài người, bệnh dịch hạch đã 3 lần lây lan xuyên lục địa. Mặc dù ghi chép sớm nhất về bệnh dịch hạch tấn công quân đội Assyria xuất hiện trong “Cựu Ước”, không liên quan đến Trung Quốc, nhưng Trung Quốc cũng là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch hạch.

Có thông tin cho rằng ban đầu là do các thương nhân Trung Quốc và quân đội Mông Cổ khiến dịch hạch lan rộng. Từ cuối thế kỷ 19, ở Trung Quốc đã xảy ra 6 trận đại dịch, ảnh hưởng đến hơn 20 tỉnh (khu tự trị), với khoảng 1,2 triệu ca mắc và 1 triệu ca tử vong.

Theo ghi chép lịch sử, vào cuối triều đại nhà Thanh, dịch hạch, dịch châu chấu, hạn hán, lũ lụt và băng giá nối tiếp nhau, trận dịch cuối cùng đã đưa nhà Thanh lên “đoạn đầu đài”.

Kể từ năm 2020, Trung Quốc Đại Lục dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã liên tiếp hứng chịu những đợt bùng phát COVID, dịch tả lợn châu Phi, bệnh đậu khỉ, dịch châu chấu, hạn hán, lũ lụt, động đất, v.v. Hàng loạt thảm họa chưa từng có liên tiếp xảy ra, gây quan ngại sâu sắc.