Trận lũ lụt Hà Bắc và ở Hắc Long Giang đã gây chấn động toàn thế giới và gây thiệt hại nặng nề về tính mạng và tài sản của người dân Trung Quốc. Nhất là sau khi lũ rút, đối diện với cảnh nhà cửa tan hoang, công cuộc tái xây dựng lại không biết bao lâu mới hoàn thành. Hơn nữa, sau khi lũ rút có thể sẽ kéo theo các loại dịch bệnh truyền nhiễm, vấn đề vệ sinh môi trường, vấn đề lương thực, nước uống. Vì vậy, có người nói “sau lũ sẽ có đại dịch” không phải là không có căn cứ.

GettyImages 1596238350
Một người phụ nữ đẩy chiếc bè tạm bợ chứa đầy hàng hóa được trục vớt từ một ngôi nhà khi bà lội qua dòng nước lũ đang rút hôm 5/8/2023 tại Trác Châu, tỉnh Hà Bắc, phía nam Bắc Kinh, Trung Quốc. (Nguồn ảnh: Kevin Frayer/Getty Images)

Nhưng câu hỏi quan trọng hơn là tại sao hầu như năm nào ở Trung Quốc do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cai trị cũng có lũ lụt nghiêm trọng như vậy? Năm 2020 có lũ lớn ở trung và hạ lưu sông Dương Tử, năm 2021 có lũ lớn ở Trịnh Châu, Hà Nam và năm nay có lũ lớn ở Hà Bắc, Hắc Long Giang. Tất nhiên, nhiều người sẽ nói rằng đây là những thảm họa tự nhiên, nhưng theo tác giả bài viết này, ngoài những thảm họa thiên nhiên do thời tiết khắc nghiệt gây ra, điều quan trọng hơn là chính quyền ĐCSTQ trong vấn đề quản trị có nhiều “nhân họa” (thảm họa do con người gây ra), nên mới khiến cho thảm họa xảy ra hết lần này đến lần khác.

Dưới đây là 7 thảm họa do ĐCSTQ cai trị gây ra:

Chính sách phòng ngừa thảm họa là lời nói rỗng tuếch

Vài ngày trước khi xảy ra thảm họa lũ lụt, các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ vừa quảng cáo rầm rộ cuốn sách mới của Tập Cận Bình về kiểm trị thủy, có tên “Đi sâu vào học tập quán triệt những trình bày và phân tích quan trọng của Tập Cận Bình về trị thủy”, đã tâng bốc ông Tập Cận Bình là “chỉ rõ phương hướng phía trước về trị thủy trong thời đại mới”, và nói rằng lối tư duy trị thủy của ông có phương châm 16 chữ (tiếng trung), đại ý là: Ưu tiên tiết kiệm nước, cân bằng không gian, quản trị hệ thống và nỗ lực hai tay. Phương châm 16 chữ này nghe có vẻ cao cả, nhưng chúng thực sự là những từ hình dung trống rỗng. Và sự thật cũng cho chúng ta biết rằng có sự khác biệt một trời một vực về trị thủy của Tập Cận Bình và trị thủy của Đại Vũ.

Những người ở nước ngoài đều biết, mỗi khi có bão lớn hoặc mưa lớn ập đến, không chỉ lực lượng quân đội chuẩn bị trước, sẵn sàng xuất quân phòng chống thiên tai, cứu nạn bất cứ lúc nào, hơn nữa lãnh đạo quốc gia cũng thường đích thân đến trung tâm chỉ huy phòng chống thiên tai để thị sát và nắm bắt thông tin mới nhất, đồng thời nhắc nhở người dân về những thông tin phòng chống thiên tai mới nhất.

Ví dụ, bất cứ khi nào một cơn bão đổ bộ vào Đài Loan, tổng thống sẽ thị sát Trung tâm Ứng phó Thảm họa Trung ương, đồng thời kêu gọi công chúng chuẩn bị những gì, ở đâu cần sơ tán trước. Ở Mỹ, trước khi bão đến gần, Tổng thống Mỹ thường tổ chức họp báo để kêu gọi người dân chuẩn bị ứng phó với thiên tai. Khi ông Trump tại vị, ông thậm chí còn biến Twitter cá nhân của mình thành một trung tâm phòng chống và ứng phó thảm họa thời tiết, phát đi những diễn biến mới nhất của bão và thông tin phòng chống thảm họa bất cứ lúc nào để giúp công chúng ứng phó bất cứ lúc nào.

Tuy nhiên, ông Tập Cận Bình, người chỉ rõ ra phương hướng trị thủy trong thời đại mới, rõ ràng không có sự triển khai và chỉ huy cụ thể nào trước khi xảy ra mưa lớn, cho nên khi lũ lớn bất ngờ ập đến đã khiến cho chính quyền và người dân trở tay không kịp, cuối cùng tạo thành thảm họa lũ lụt lớn nhất trong nửa thế kỷ qua. Do đó, phương châm trị thủy, trình bày và phân tích về phòng chống thảm họa mà ĐCSTQ nói đều là rỗng tuếch,  trống rỗng.

Xả lũ không cảnh báo trước, thiên tai biến thành thảm họa lớn

Dù là mưa lũ ở đâu, đều xuất hiện tình trạng nước lũ dâng cao đột ngột khiến người dân không kịp tránh. Nguyên nhân là do việc xả lũ khẩn cấp của hồ chứa, nhưng lại không cảnh báo trước cho người dân vùng hạ lưu sơ tán, thì sẽ dẫn đến thương vong nghiêm trọng. Đặc biệt, có nhiều hồ chứa lén lút xả lũ vào nửa đêm, người dân thức dậy lúc rạng sáng đã thấy xung quanh ngập trong nước, có thể giữ được mạng sống là đã quá may mắn.

Vì sao các hồ xả lũ mà không báo trước? Về điểm này còn nhiều ý kiến ​​khác nhau, có người cho rằng chính quyền sợ bị quy trách nhiệm nên nửa đêm lén lút xả lũ, không cho dân biết. Cũng có người cho rằng chính quyền không muốn đền bù thiệt hại cho người dân nên không đưa ra cảnh báo lũ, để đến khi nước lũ nhấn chìm tất cả thì mới thoái thác, nói rằng là do mưa lớn gây ra.

Ví dụ như lần Bá Châu ở Hà Bắc bị ngập lụt lần này, CCTV cho rằng lũ lụt là do “mưa lớn”, nhưng thực tế là do việc xả lũ của hồ chứa, điều này khiến người dân Bá Châu rất tức giận và đi đến trước tòa nhà của chính quyền địa phương để phản đối. Kết quả là họ đã bị cảnh sát đánh đập.

Hy sinh người dân để bảo vệ thủ đô và mũ ô sa

Thể chế ĐCSTQ không phải là một chính phủ dân chủ bình thường, mà là một thể chế coi “làm quan là mục tiêu và giá trị để theo đuổi” hoặc “chủ nghĩa quyền lực là trung tâm“, do đó khi các quan chức nghĩ về bất kỳ việc ra quyết định nào, thứ mà họ suy xét đầu tiên thường không phải là người dân, mà là trung ương đảng và vị trí quan chức của họ.

Mới đầu khi xảy ra lũ lụt, Bí thư Tỉnh ủy Hà Bắc Nghê Nhạc Phong (Ni Yuefeng) đã công khai tuyên bố rằng cần “giảm bớt áp lực phòng ngừa và kiểm soát lũ lụt của Bắc Kinh, kiên quyết làm tốt vai trò của thành phố sông bảo vệ thủ đô”. Kết quả là lũ đã được dẫn và xả vào các khu vực như Trác Châu (tỉnh Hà Bắc), mặc dù đã giữ được Bắc Kinh và Tân khu (quận mới) Hùng An, nhưng Trác Châu và Hà Bắc trở thành những khu vực hứng chịu thảm họa với thương vong nặng nề nhất.

Như đã biết, quá khứ, người đứng đầu địa phương ở Trung Quốc còn được gọi là “quan phụ mẫu địa phương”, có nghĩa là người đứng đầu địa phương sẽ yêu dân như con, dân có thể tin tưởng quan chức. Tuy nhiên dưới thể chế của ĐCSTQ, ưu tiên hàng đầu của những người đứng đầu địa phương là làm thế nào để ủng hộ Trung ương Đảng và làm thế nào để nhân lúc thiên hạ đại loạn mà tâng bốc Trung ương Đảng một cách lớn giọng, để đổi lấy cơ hội được thăng quan phát tài. Còn về việc có bao nhiêu người dân hy sinh, các quan chức cơ bản không thèm quan tâm.

Kiểu suy nghĩ “bảo vệ thủ đô là bảo vệ chức quan” này rất phổ biến trong lịch sử của ĐCSTQ. Ví dụ, khi “nạn đói ba năm” xảy ra ở Trung Quốc vào năm 1960, Lý Tỉnh Tuyền (Li Jingquan), Bí thư Tỉnh ủy Tứ Xuyên lúc bấy giờ, đã nhất quyết chuyển ngũ cốc của Tứ Xuyên cho Bắc Kinh, ông thà để người dân Tứ Xuyên chết đói còn hơn là để người Bắc Kinh chết đói. Kết quả đã khiến hàng chục triệu người Tứ Xuyên chết đói.

Quan chức cấp cao né tránh, không biết gì

Ở các quốc gia hải ngoại bình thường, khi xảy ra thiên tai lớn trong dân chúng, việc các nhà lãnh đạo nhà nước ra tiền tuyến để chia buồn thăm hỏi và khảo sát thiên tai là điều rất quan trọng và cũng là việc làm thông thường.

Ví dụ vào năm 2018, khi một trận lũ lụt lớn xảy ra ở Gia Nghĩa, Đài Loan, Tổng thống Thái Anh Văn đã đi xe bọc thép đến hiện trường để xem xét tình hình thảm họa, nhưng bị người dân hét lên, muốn bà xuống xe để đi thì mới có thể đích thân trải nghiệm sự đau khổ của người dân bị thảm họa. Bà Thái Anh Văn cũng thực sự xuống xe và đi bộ, chấp nhận sự kháng nghị và phàn nàn của các người dân bị nạn. Công việc xem xét thảm họa tại hiện trường, ngoài việc chia buồn với các nạn nhân và giải tỏa nỗi bất bình của công chúng, quan trọng hơn là nó có thể tập trung nhiều nguồn lực hơn cho việc cứu trợ thảm họa và lập lại trật tự trong khu vực thảm họa nhanh hơn.

Tuy nhiên, trận lụt Hà Bắc lần này rõ ràng xảy ra gần kinh đô Bắc Kinh, nhưng từ đầu đến cuối đều không nhìn thấy 7 thành viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ xuất hiện để xem xét tình hình thảm họa, còn ông Tập Cận Bình thì càng không thấy đâu. Ngay cả thành phố Trác Châu của tỉnh Hà Bắc, nơi chịu thảm họa nghiêm trọng nhất, cũng không thấy bóng dáng của thị trưởng và bí thư thành phố.

Điều nực cười hơn nữa là các kênh truyền thông của ĐCSTQ nói rằng ông Tập Cận Bình “đích thân chỉ huy, đích thân bố trí” việc trị thủy, giống như chỉ đạo chống dịch. Nhưng dù là Hà Nam, Hà Bắc hay Hắc Long Giang, ông ấy chưa từng xuất hiện tại hiện trường vùng thiên tai, vậy làm sao ông ấy có thể “đích thân chỉ huy và bố trí”?

Cho nên, ĐCSTQ hằng ngày hô hào “vì nhân dân phục vụ”, nhưng khi nhân dân lâm nguy thì cán bộ Đảng lại tranh nhau trốn tránh và lặn mất tăm. Vì sao lại như thế? 

  • Thứ nhất, sợ phải đối mặt với những lời chỉ trích từ những người dân bị thảm họa và thế giới bên ngoài. 
  • Thứ hai, sợ sự an toàn tính mạng sẽ bị ảnh hưởng. 
  • Thứ ba, nếu muốn đẩy trách nhiệm, nhất là các quan chức cấp cao của Trung ương Đảng, chỉ cần không ra mặt, thì có thể dễ dàng đổ trách nhiệm cho các quan chức địa phương, còn bản thân thì vẫn là “vĩ đại, quang vinh, chính xác” như trước. Đây là suy nghĩ thực sự của các quan chức cấp cao của ĐCSTQ.
  • TQ: Một phó thị trưởng thành phố bị lũ cuốn trôi làm dấy lên tranh luận sôi nổi

Dàn dựng để quay video, chụp ảnh, lợi dụng sự hỗn loạn để được thăng quan

Bất cứ khi nào một thảm họa lớn xảy ra, đó là lúc các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ phấn khích nhất, bởi vì màn trình diễn dàn dựng, tạo giả để tuyên truyền của họ lại có dịp được long trọng công khai.

Ví dụ, tuyên truyền sai sự thật nổi tiếng nhất về trận lụt ở Hà Bắc là màn trình diễn cứu hộ trực thăng của CCTV, chính quyền đã điều động máy bay trực thăng và các nhiếp ảnh gia lên mái nhà để giải cứu người dân bị nạn, cảnh quay tạo cảm giác vô cùng nguy hiểm, nhưng ống kính lại vô tình quay trúng mực nước tại ngay đó, nước chỉ ngập đến nửa bánh xe ô tô. Nước ngập nông như thế, nhưng lại cử đội cứu hộ kiểu Hollywood, thực sự cho thấy Đảng “thương và bảo vệ” tính mạng của người dân.

Có người còn quay được cảnh chính quyền địa phương cử quân đội giả vờ bê bao cát để làm bờ bao chống lũ, nhưng thực chất chỉ để lừa bịp người dân, lấy lòng cấp trên.

Còn một bức ảnh của Tân Hoa Xã, có vẻ như những người lính đang xếp bao cát, nhưng bạn có để ý rằng cờ đảng và quân số phía trước đặc biệt dễ thấy không? Nói thẳng ra, đây là một bố cục tạo dàn dựng điển hình, muốn làm nổi bật ĐCSTQ và số hiệu của quân đội, như thế mới có thể kể công với lãnh đạo.

lu lut o trung quoc 2
Nghi dàn cảnh chống lũ lụt ở Trung Quốc. (Ảnh: Tân Hoa Xã)

Vì vậy, việc các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ không đưa tin về sự thật của thảm họa và thương vong thì cũng không nói làm gì, nhưng họ lại luôn tung ra một số lượng lớn các bức ảnh và video giả, dàn dựng để lừa dối người dân, tìm kiếm sự thăng quan phát tài của của họ. Điều này là hoàn toàn đồi trụy và hủ bại các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ.

Chuyện buồn làm thành chuyện vui, lợi dụng thảm họa để tuyên truyền cho ĐCSTQ

Như đã nói ở trên, ông Tập Cận Bình đã không đến hiện trường lũ lụt để xem xét tình hình và thăm hỏi, chia buồn, điều này đã làm dấy lên sự chỉ trích và bất bình của công chúng trong và ngoài nước, nhưng ĐCSTQ ứng phó với những chỉ trích này thế nào? ĐCSTQ đã đăng các bài viết một cách phô trương trên các phương tiện truyền thông của mình, tuyên bố rằng “Trung ương đảng với nòng cốt là đồng chí Tập Cận Bình đang chỉ đạo một cách kiên cường và mạnh mẽ công tác kiểm soát lũ lụt và cứu trợ thiên tai của Hà Bắc”.

Đây có lẽ là trò đùa hay nhất mang đặc sắc Trung Quốc từ đầu năm đến nay. Người dân Hà Bắc tổn thất nặng nề do lũ lụt, nhưng lãnh đạo ĐCSTQ lại trốn ở Bắc Đới Hà để nghỉ mát, sao có thể gọi là “chỉ đạo một cách kiên cường và mạnh mẽ”?! Chỉ huy trên bàn ăn? Nói thẳng ra, phương pháp phổ biến nhất mà ĐCSTQ sử dụng để đối phó với khủng hoảng là nói một lời nói dối khác lớn hơn, dường như chỉ cần lời nói dối nói càng kiên định, thì sẽ biến thành chân lý.

Đây không chỉ là một trò thôi miên tự lừa mình dối người, mà còn là thủ đoạn “vui vẻ tổ chức tang lễ” quen dùng của ĐCSTQ: “Bất kể thảm họa nào xảy ra, bạn sẽ không bao giờ thấy có bao nhiêu người chết và khu vực thảm họa đổ nát như thế nào trên các phương tiện truyền thông của Đảng; Ngược lại, bạn sẽ chỉ thấy 3 điều: lãnh đạo bận chỉ huy, quân đội và cảnh sát dũng cảm cứu hộ, và nhân dân biết ơn Đảng.”

Nhìn lại bức ảnh Tân Hoa Xã này, có vẻ như quân đội vẫn đang xúc cát, nhưng lá cờ đảng rõ ràng đang nổi trên điểm vàng của bố cục, tức là lợi dụng lũ lụt để tuyên truyền cho ĐCSTQ.

lu lut o trung quoc 2 1
Bức ảnh của Tân Hoa Xã cho thấy quân đội vẫn đang xúc cát, nhưng lá cờ đảng rõ ràng đang nổi trên điểm vàng của bố cục.

Nhìn vào một bức ảnh khác, rõ ràng là những người lính đang ngăn chặn thảm họa trong bóng tối, khung cảnh tối đen như mực nhưng lá cờ đảng ở phía xa được cố tình thắp sáng để làm nổi bật. Đây không chỉ là một bức ảnh giả rõ ràng mà còn một cách cố ý lợi dụng sự đau khổ của nhân dân để ca ngợi ĐCSTQ. Vì vậy, việc ĐCSTQ tổ chức tang lễ và hỗ trợ cho những người tàn tật là một thảm họa nhân tạo khác của ĐCSTQ.

lu lut o Trung Quoc 1 1
Đêm tối đen như mực, nhưng lá cờ đảng ở phía xa được cố tình thắp sáng để làm nổi bật.

Lừa đảo quyên góp, bán trộm đồ quyên góp

Đáng tiếc là dưới chế độ của ĐCSTQ, nạn tham nhũng phổ biến đến mức ngay cả những đồ dùng được quyên góp cũng có thể bị đánh cắp và bán lấy tiền mặt, đút đầy túi riêng.

Có phóng viên truyền thông tiết lộ rằng họ cố gắng tặng đồ dùng cho một thị trấn ở Trác Châu, nhưng bí thư ủy ban thị trấn địa phương từ chối vì họ không muốn giới truyền thông can thiệp trực tiếp vào việc phân phát những đồ dùng này. Tất nhiên, phóng viên truyền thông hiểu các quan chức đang nghĩ gì, nên đã vạch trần các quan địa phương muốn lừa tiếp tế, không phải là muốn lấy đồ dùng quyên góp để đi tiếp tế cho người dân bị nạn, mà muốn đem các đồ dùng đó khóa trong kho của quan chức, sau này dễ dàng bán đi. Người phóng viên đã thẳng thừng chỉ trích các quan chức ĐCSTQ là “không bằng cầm thú” và nói rằng thiên tai không nghiêm trọng bằng nhân họa.

Ngoài ra, chính quyền và hội chữ thập đỏ các địa phương sẽ mở tài khoản quyên góp để cho phép mọi người quyên góp cứu trợ thiên tai. Nhưng trong quá khứ đã xảy ra quá nhiều trường hợp quan chức dùng tiền quyên góp vào việc khác, lừa quyên góp tiền. Ví dụ nổi tiếng nhất là sự kiện Quách Mỹ Mỹ. (Sự kiện này xảy ra vào tháng 6/2011, Quách Mỹ Mỹ khoe giàu trên Sina Weibo bằng tài khoản được chứng nhận là “Tổng giám đốc thương mại của Hội chữ thập đỏ Trung Quốc”. Quách Mỹ Mỹ sống trong một biệt thự lớn và lái chiếc xe Maserati và có liên quan “Hội chữ thập đỏ Trung Quốc”, điều này đã gây ra nhiều nghi ngờ và tranh cãi. Sau đó Quách Mỹ Mỹ thừa nhận, tài sản như nhà và xe đều có nguồn gốc từ khoản quyên góp cá nhân, theo Wikipedia).

Vì vậy, lần này khi Hội Chữ thập đỏ và chính quyền kêu gọi quyên góp thì bị người dân phản ứng. Người dân không chỉ để lại những lời nhắn chỉ trích “dòng tiền không minh bạch” và nhắc nhở mọi người “cẩn thận bị lừa đảo“, mà còn có nhiều người cố tình quyên góp 0,01 nhân dân tệ. Tại sao lại làm thế? Chính là để chế giễu và phản đối rằng Hội Chữ thập đỏ đã lừa dối người dân quá nhiều lần.

Nhưng cần nhấn mạnh một điều, Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc không giống như Hội Chữ thập đỏ hải ngoại, Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc do chính quyền ĐCSTQ kiểm soát và không liên quan gì đến Hội Chữ thập đỏ hải ngoại. Cho nên nói trắng ra là ĐCSTQ mượn cờ hiệu chữ thập đỏ, cho nên tham nhũng, lừa đảo của Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc không khác gì đảng ĐCSTQ.

Đường Hạo
(Bài viết thể hiện lập trường và quan điểm cá nhân tác giả.)