Hôm 5/8, chính quyền xác nhận Phó thị trưởng của TP. Thư Lan, tỉnh Cát Lâm, ông Lạc Húc Đông (Luo Xudong), cùng 3 công chức khác đã bị lũ cuốn trôi và mất liên lạc. Theo các nguồn tin trên mạng, dân làng đã tìm thấy thi thể của ông Lạc vào ngày hôm đó. Cả 4 người đều đã tử vong.

p3371621a824457505
4 quan chức thành phố Thư Lan, bao gồm cả Phó thị trưởng Lạc Húc Đông bị nước cuốn trôi và mất liên lạc. Có tài khoản Weibo cho viết đã tìm được thi thể, cả 4 người đều đã tử vong. (Ảnh chụp màn hình)

Bị ảnh hưởng bởi cơn bão Doksuri, mưa lớn trên diện rộng cũng xảy ra ở phía bắc tỉnh Cát Lâm, đặc biệt là thị trấn Kim Mã, thị trấn Khai Nguyên và thị trấn Thất Tinh Hương của TP. Thư Lan, bị nước lũ làm ngập lụt, một số cây cầu bị sập, đường bị hư hỏng và một số ngôi làng vẫn còn trong trạng thái bị cắt điện, nước và cắt liên lạc. Lượng mưa tại Lâm trường Vĩnh Thắng ở tâm mưa lớn Thư Lan đạt 489,0 mm, gấp 4,72 lần mức tối đa lịch sử là 103,6 mm.

Trang “Tin tức buổi sáng Tiêu Tương” ở Trung Quốc đưa tin, ban tuyên truyền địa phương đã xác nhận vào chiều ngày 5/8 rằng một Phó thị trưởng họ Lạc của TP. Thư Lan nằm trong số những người mất tích.

Một người dân ở thị trấn Khai Nguyên tiết lộ, người dân địa phương đã tìm thấy một thi thể và gọi cảnh sát. Người chết là nam giới, mặc áo khoác đen, quần dài và đi giày da. Danh tính của người thiệt mạng vẫn đang được xác định.

Tuy nhiên, theo Weibo “Jun Wu Ji” (có dấu tick V xác thực danh tính) đăng một tin nhắn vào chiều ngày 5/8 nói rằng thi thể được tìm thấy vào trưa ngày hôm đó, cả 4 người mất liên lạc đều đã chết.

Một nguồn tin khác từ truyền thông Hồng Kông cho biết, ngoài ông Lạc Húc Đông, 3 người người mất tích còn lại là Chu Côn Huấn (Zhou Kunxun) – Chính ủy Cục Lực lượng Vũ trang TP. Thư Lan, thư ký của ông Lạc Húc Đông và một người nữa là lái xe.

Trong mỗi trận lũ, một số lượng lớn người dân bị mất liên lạc, mất tích và thiệt mạng, nhưng hiếm có trường hợp quan chức bị cuốn trôi và mất liên lạc. Sự việc này đã thu hút sự chú ý và bàn luận sôi nổi của cư dân mạng. Một số người đặt câu hỏi: “Phó thị trưởng còn bị cuốn trôi, vậy không biết bao nhiêu người dân thường khác bị cuốn trôi?”

Một số chế giễu: 

“Phó thị trưởng đầu tiên tôi nhìn thấy ở tiền tuyến.” 

“Đây là lần đầu tiên tôi nghe thấy một quan chức lớn như vậy ở tiền tuyến.”

Một số người nói: “Đó chính là bức ép đến cùng, đến hiện trường để quay video, làm một trang bìa tin tức và chụp thêm hai bức ảnh, phần còn lại sẽ giao cho phó thường trực hoặc phó thị trưởng được phân phụ trách và quan chức cấp phòng bên dưới xử lý.”

Sau khi Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc hứng chịu lượng mưa cực lớn, chính quyền đã xả lũ mà không báo trước để bảo vệ Bắc Kinh và “phó đô” Hùng An, khiến cho Trác Châu (tỉnh Hà Bắc) trở thành khu vực chịu thảm họa lũ lụt nghiêm trọng. Một số phương tiện truyền thông địa phương đưa tin rằng tổng thời gian để lũ ở Trác Châu rút là khoảng 1 tháng. Lũ lụt và lở đất đã phá hủy các ngôi làng và đường xá ở Trác Châu. Nước, điện, internet và nguồn cung cấp vật dụng thiết yếu cho sinh hoạt đã bị cắt khắp mọi nơi. Một số người đã bị chặn không cho đến hỗ trợ. 

Vài ngày trước, một phóng viên của Tuần báo Phương Nam đã đưa tin về tình hình ở Trác Châu và mắng quan chức địa phương là “không biết gì cả, chỉ biết trung thành với đảng”; “Không bằng cầm thú, thiên tai không nghiêm trọng bằng nhân họa”.

Nhiều cư dân mạng đã nhân cơ hội này để châm biếm chính quyền Trác Châu vì  “mất liên lạc tập thể” và thẳng thừng: 

“Lãnh đạo ở Trác Châu cũng mất liên lạc.” 

“Toàn mạng internet hãy tìm đi!”

“Chả trách mọi người đều nói thế, là vì thực sự mãi vẫn không lộ diện, giống như đã biến mất. Luôn luôn là những dân thường tự phát tổ chức gửi nước, thức ăn cho đội cứu hộ! “

Một số cư dân mạng đã châm biếm ông Tập Cận Bình rằng: 

“Đây là lý do tại sao ‘nhất tôn’ (người đứng đầu cao nhất, chỉ ông Tập Cận Bình) không bao giờ dám đến hiện trường cứu hộ khẩn cấp và cứu trợ thiên tai.”

“Tập Cận Bình cũng muốn để quân đội đi cứu trợ thảm họa, nhưng sự kiện lớn này, có thể quân đội không nghe theo lệnh của ông ta.”

Ông Diêu Thành (Yao Cheng), cựu Trung tá Bộ Tư lệnh Hải quân Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã tweet rằng lần này cả trung tâm chính trị Bắc Kinh và khu vực gần kinh đô là tỉnh Hà Bắc, đều bị lũ lụt tấn công. Khu vực Bắc Kinh, Thiên Tân, có mấy tập đoàn quân đóng trú, vì sao lần này sao không có tập đoàn quân nào ra cứu trợ? Có thể thấy mối quan hệ giữa ông Tập Cận Bình và quân đội có vấn đề.