Từ tháng 3 – 4/2022, 767 học viên Pháp Luân Công đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt cóc và quấy rối. Cựu luật sư Bắc Kinh, ông Lại Kiến Bình nói với Epoch Times rằng cuộc đàn áp của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công không hề dịu đi vì đại dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19).

Ngày 19/4/2022, Tằng Tiểu Anh, một học viên Pháp Luân Công đến từ thành phố Hoài Hóa, tỉnh Hồ Nam, bị bắt cóc. Tại đồn cảnh sát Đoàn Kết, anh bị đánh đập nghiêm trọng: 6 khớp bên phải của anh bị gãy và nứt; anh còn bị đánh vào ngực, nứt xương ức; một nhánh xương sườn ở lưng cũng bị đánh đến mức bị nứt.

Vào đầu tháng Tư, bà Chiêm Tế Hoa, một học viên Pháp Luân Công từ Ma Thành, Hồ Bắc, đã bị cảnh sát lục soát nhà và bị ép vào bệnh viện tâm thần để tiếp tục bức hại.

Vào ngày đầu tiên của năm mới (1/2) năm nay, bà Quý Vân Chi, một học viên Pháp Luân Công đến từ thành phố Xích Phong, Nội Mông, đã bị bắt cóc và giam giữ 48 ngày trước khi bị tra tấn đến chết.

id13732646 Screen Shot 2022 05 10 at 7.36.57 PM
Một bức ảnh của bà Quý Vân Chi, học viên Pháp Luân Công, khi còn sống. (Ảnh: Gia đình bà Quý Vân Chi ở Hoa Kỳ cung cấp)

Theo thống kê chưa đầy đủ từ Minghui.org, từ tháng 3 – 4/2022, 437 học viên Pháp Luân Công đã bị bắt cóc, 330 người bị quấy rối, 22 người bị cưỡng bức đưa đến các lớp tẩy não, 247 người bị lục soát nhà và 3 người phải đi lang thang, 3 người bị lấy máu, xét nghiệm nước bọt lấy ADN.

Trong số những người bị bắt cóc và quấy rối, có các phó giáo sư, sĩ quan cảnh sát xuất sắc, giáo viên ưu tú, sĩ quan quân đội chuyển ngành, kỹ sư, kế toán và cán bộ ngân hàng.

Ngoài ra, từ tháng 1 – 4/2022, 860 học viên Pháp Luân Công đã bị bắt cóc, gồm 270 người vào tháng Một; 153 người vào tháng Hai; 203 người vào tháng Ba và 234 người vào tháng Tư. Từ tháng Một đến tháng Tư, 689 học viên Pháp Luân Công đã bị sách nhiễu, trong số đó, có 219 người bị bắt vào tháng Một; 140 người vào tháng Hai; 145 người vào tháng Ba; 185 người vào tháng Tư.

Ông Lại Kiến Bình, một cựu luật sư Trung Quốc, nói với Epoch Times rằng ĐCSTQ bắt cóc và quấy rối các học viên Pháp Luân Công là một tội ác; ĐCSTQ đã tiến hành khủng bố đối với các học viên Pháp Luân Công và những người khác.

Cảnh sát thành phố Đại Khánh bắt cóc và quấy rối hơn 20 học viên Pháp Luân Công

Ngày 20/4, cảnh sát thành phố Đại Khánh đã bắt cóc hơn 20 học viên Pháp Luân Công trong cùng một ngày.

Khoảng 7:00 sáng hôm đó, cảnh sát từ Chi đội Công an Chiến đấu đã ập vào nhà của bà Vương Pháp Quyên ở quận Đông Hồ 1, bắt cóc vợ chồng bà và cháu gái ngoại 3 tuổi. Các vật dụng liên quan đến Pháp Luân Công tại nhà đều bị cướp sạch.

Chiến dịch bắt cóc lần này của Chi đội Chiến đấu kéo dài từ hơn 6:00 sáng đến buổi chiều. Một số cảnh sát đến nhà bắt cóc họ mặc thường phục và một số mặc quần áo bảo hộ. Để lừa học viên Pháp Luân Công mở cửa, họ đã nói dối là đến để điều tra về dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID) hoặc tiếp xúc gần với người lây nhiễm.

Sau chiến dịch bắt cóc, các học viên Pháp Luân Công đã bị giam giữ bất hợp pháp trong nhiều phòng trên khắp Chiến khu.

Các học viên bị Chi đội Chiến đấu bắt còn có Triệu Thanh Vân, Trịnh Tân Vệ, Trần Hải Liên, Vương Tú Linh, Vương Thục Hoa, Khổng Tú Thời, mẹ và con gái Vương Hiểu Minh (Mông Cổ), một bà cụ họ Lưu, nữ học viên họ Từ (Hứa), nữ học viên họ Hoàng, và có rất nhiều học viên Pháp Luân Công ở quận Đông Hồ 6 và quận Đông Hồ 9. Hiện giờ, về cơ bản tất cả mọi người đều đã về nhà.

Cảnh sát thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ bắt cóc điên cuồng

Từ ngày 11/4, ông Trần Đông – Phó thị trưởng thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ, kiêm Giám đốc Sở Công an và Quách Hiểu Phong – lãnh đạo của Ủy ban Chính trị và Pháp luật, đã thực hiện “Chiến dịch giăng lưới lần thứ XX” và tự ý bắt cóc nhiều học viên Pháp Luân Công.

Các học viên bị bắt cóc hiện được biết đến gồm: Trương Vạn Kiệt, Lý Đông Mai, Lý Lạp Mai, Chu Tú Thanh, Lý Phong Cầm, học viên họ Vu, Hạ Đình Đình, học viên họ Ông, học viên họ Chân tại tiểu khu Hâm Minh Viên và nhiều người khác không rõ danh tính.

Đầu năm 2022, Sở Công an thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ đã tổ chức họp với các trưởng công an toàn thành phố và các quận huyện. Giám đốc Sở Công an, ông Trần Đông, đã sắp xếp việc triển khai các chi đội cảnh sát đặc nhiệm, đội giám sát và giám đốc sở công an từ 7 quận và 9 huyện, tiến hành cuộc bức hại.

Họ đã sử dụng các thủ đoạn bất hợp pháp như rình rập, theo dõi, giám sát, chụp ảnh, quay video, quấy rối, bắt cóc v.v., tạo ra một bầu không khí khủng bố, nhằm vu khống các hành động nói rõ sự thật (giảng chân tướng) trong đại dịch COVID-19 của các học viên Pháp Luân Công là “vụ án chính” và “vụ án quan trọng”. Thậm chí những người bị bắt cóc cũng đã được giao vai trò từ trước. Ví dụ như họ muốn vu khống học viên Pháp Luân Công Trương Vạn Kiệt là lãnh đạo của tổ chức này, quá trình thẩm vấn và việc ghi chép đều được làm sẵn.

Nhân viên ĐCSTQ vẫn tiếp tục quấy rối những học viên bị bức hại đến bại liệt

Ông Ngô Chiêm Đình, một học viên Pháp Luân Công từ thành phố Triều Dương, tỉnh Liêu Ninh, đã bị kết án tù oan 4,5 năm và bị bức hại dẫn đến huyết khối não nghiêm trọng trong thời gian giam giữ. Sau khi về nhà, dù đi lại khó khăn, nhưng cảnh sát vẫn bắt cóc ông một lần nữa, và “xét xử” ngay tại nhà, với bản án 3 năm tù oan, được thi hành án treo 4 năm.

Đến nay, ông Ngô Chiêm Đình không thể tự chăm sóc cho bản thân, phải nằm liệt giường, gia đình cũng không có nguồn sinh kế, nhưng vẫn bị các nhân viên của ĐCSTQ liên tục quấy rối.

id13742359 Screen Shot 2022 05 21 at 3.43.12 PM
Ông Ngô Chiêm Đình nằm liệt giường vì bị bức hại. (Ảnh: Minghui.org)

Ngay sau Tết năm 2022, Ngô Đại Lực, một cảnh sát (cảnh sát phụ) của Sở cảnh sát Tây Đại Doanh Tử, đã đưa một người đến nhà ông Ngô Chiêm Đình và chụp ảnh ông dù ông đang nằm liệt trên giường.

Vài ngày sau, 2 người từ Văn phòng Tư pháp Tây Đại Doanh Tử lại đến nhà chụp ảnh ông Ngô Chiêm Đình. Sau khi chụp, họ yêu cầu người nhà ký tên nhưng bị từ chối.

Họ đặt bút vào tay ông Ngô và yêu cầu ông ký tên. Dù không thể nói được, nhưng ông Ngô Chiêm Đình đã từ chối ký nhận.

Sau khi mãn hạn tù oan, một lần nữa bà Chu Quang Vinh 70 tuổi tại Vũ Hán bị ép đến một trung tâm tẩy não

Ngày 9/3/2022, lẽ ra bà Chu Quang Vinh, học viên Pháp Luân Công 70 tuổi ở quận Giang Ngạn, thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc đã kết thúc bản án oan 2,5 năm. Nhưng trên thực tế bà đã không được về nhà, mà tiếp tục bị giam giữ bất hợp pháp tại một trung tâm tẩy não để bức hại.

Bà Chu Quang Vinh năm nay 72 tuổi. Tháng 9/2019, bà bị cảnh sát bắt cóc khi đang phân phát tài liệu sự thật về Pháp Luân Công. Sau đó bà bị kết án 2,5 năm tù phi pháp, bản án hết hạn vào ngày 9/3/2022.

Hôm đó, người nhà bà đến Nhà tù nữ Vũ Hán để đón bà nhưng không thấy người. Các nhân viên liên quan cho biết, họ sẽ đưa bà ấy vào một lớp tẩy não trong 3 tháng, và cũng không cho gia đình biết nơi bà đang bị giam giữ.

Cựu phóng viên tờ báo tỉnh mãn hạn 2,5 năm tù oan, bị ép về Tứ Xuyên để tẩy não và bức hại

Ông Từ Trí Ngân, 54 tuổi, là cựu quân nhân, nguyên cán bộ tuyên truyền văn hóa tin tức Cục Chính trị thuộc Quân khu Bắc Kinh. Sau khi giải ngũ, ông Từ làm phóng viên cho một tờ báo của tỉnh.

2011 8 24 minghui
Ông Từ Trí Ngân khi còn trẻ. (Ảnh: Minghui.org)

Ông Từ Trí Ngân đã tận dụng thời gian rảnh của mình để phân phát tài liệu sự thật về Pháp Luân Công và đã bị camera của ĐCSTQ chụp lại. Ngày 8/4/2018, ông bị cảnh sát bắt cóc và lục soát nhà trái phép, sau đó bị kết án 4 năm tù giam.

Ngày 7/4/2022, lẽ ra ông Từ Trí Ngân đã mãn hạn tù oan, nhưng Giám đốc Văn phòng Tư pháp huyện Nam Bộ, tỉnh Tứ Xuyên đã thông đồng với nhà tù Bắc Giang, đưa ông đến trung tâm tẩy não để tiếp tục bức hại.

Luật sư: ĐCSTQ đang thực hiện chủ nghĩa khủng bố nhà nước

Về việc 767 học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ bắt cóc và quấy rối từ tháng 3 – 4/2022, cựu luật sư Bắc Kinh, ông Lại Kiến Bình nói với Epoch Times rằng cuộc đàn áp của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công không hề dịu đi vì đại dịch viêm phổi Vũ Hán.

“Việc ĐCSTQ đàn áp công dân diễn ra mọi lúc, mọi nơi. Họ điều động cảnh sát mỗi ngày, đàn áp Pháp Luân Công, tín đồ Thiên chúa giáo, tín đồ Công giáo, và tín đồ Hồi giáo …”

“ĐCSTQ áp dụng hình thức quản lý của một nhà nước khủng bố, không khác gì bọn cướp. Bọn cướp bắt cóc người dân, và còn thông báo cho gia đình họ. Bóng tối của ĐCSTQ lan rộng đến mức công dân Trung Quốc thường xuyên biến mất, sống không thấy người, chết không thấy xác.”

Ông cho biết, việc ĐCSTQ đàn áp học viên Pháp Luân Công không chỉ là “bất hợp pháp”, mà còn “phạm tội”. Vì Điều 35 và 36 của Hiến pháp Trung Quốc quy định “Công dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có quyền tự do ngôn luận, xuất bản, hội họp, lập hội, tuần hành và biểu tình.” “Công dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có quyền tự do tín ngưỡng.”

Ông Lại Kiến Bình nói: “ĐCSTQ là một chế độ độc tài, họ hành ác với người dân, vi phạm các quyền con người và quyền tự do cơ bản của người dân Trung Quốc mỗi ngày.”

“Như vậy, chắc chắn sẽ có một số người phản kháng. Để loại bỏ sự phản kháng này từ trong trứng nước, dù chỉ có ý tưởng về sự phản kháng này, ĐCSTQ cũng sẽ tiêu diệt bạn, dù đó là học viên Pháp Luân Công, những tín đồ Thiên Chúa, hay những công dân bình thường.”

“Lý do tại sao họ làm như vậy, chính là vì chế độ độc tài độc đảng của họ, họ chính là muốn đàn áp người dân.”

Ông lo lắng rằng cuộc bức hại của ĐCSTQ nhắm vào các học viên Pháp Luân Công và những người khác có thể sẽ “ngày càng gia tăng”.

“Trước khi ĐCSTQ sụp đổ, (cuộc bức hại) khó có thể được cải thiện và sẽ ngày càng gia tăng. Không chỉ với Pháp Luân Công, tín đồ của các tín ngưỡng tôn giáo khác cũng vậy.”

“(Vì) học viên Pháp Luân Công bền bỉ hơn và kiên cường hơn, vì vậy họ bị công kích và trở thành cái gai trong mắt (ĐCSTQ).”

“Theo ý kiến ​​của tôi, số người (học viên Pháp Luân Công) thực tế bị bức hại có lẽ còn nhiều hơn con số này, e rằng nó còn lớn hơn nhiều so với con số này”, ông nói.

Pháp Luân Công dạy mọi người thực hành “Chân – Thiện – Nhẫn” trong cuộc sống, giúp các học viên khỏe mạnh về thể chất và tinh thần. Năm 1999, cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công với quy mô chưa từng có, được Công an, Viện kiểm sát và các Sở Tư pháp phối hợp triển khai, và đã vượt xa phạm vi pháp luật. Đến nay, Pháp Luân Công đã có mặt tại hơn 100 quốc gia và giành được hơn 3.000 giải thưởng quốc tế.

Theo Kiều Kỳ / Epoch Times