Bắc Kinh uy hiếp các hãng hàng không thay đổi cách xưng hô với Đài Loan
- Minh Ngọc
- •
Giới chức Bắc Kinh gần đây đã gây áp lực với các hãng hàng không lớn trên thế giới, yêu cầu những hãng nào coi Đài Loan là một quốc gia độc lập thì cần phải “sửa đổi” lại. Tuy nhiên,ngày 6/5 vừa qua, Nhà Trắng vào đã thể hiện sự không hài lòng với đòi hỏi vô lý này của Trung Quốc. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Úc, bà Julie Bishop thậm chí còn thẳng thắn cảnh báo các nhà chức trách Bắc Kinh “đừng bao giờ mong tưởng có thể dùng cách uy hiếp để can dự vào ngành công nghiệp hàng không của Úc.”
Đây không phải lần đầu tiên Trung Quốc gây áp lực cho các công ty nước ngoài, chính quyền Bắc Kinh đã từng yêu cầu Khách sạn Marriott và thương hiệu thời trang Zara phải thay đổi thiết lập trên trang web, xếp Đài Loan vào một phần lãnh thổ Trung Quốc.
Tờ The Sydney Morning Herald đưa tin, hãng hàng không Qantas tuần trước đã xác nhận họ bị Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc (CAAC) gửi thư yêu cầu phải coi Đài Loan là một phần của lãnh thổ Trung Quốc thay vì một quốc gia độc lập riêng biệt. Tính đến nay, đã có khoảng 36 hãng hàng không cùng nhận được thư như vậy từ phía Trung Quốc, bao gồm American Airlines, United Airlines, Qantas, Singapore Airlines, Malaysia Airlines, Emirates, Air Canada, Air France cùng nhiều hãng khác.
Bà Julie Bishop kêu gọi Bắc Kinh không được lợi dụng phương thức uy hiếp để ép buộc các hãng hàng không Úc phải chấp nhận “lập trường chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc”. Các hãng hàng không quốc gia hay tư nhân của Úc toàn quyền quyết định xếp Đài Loan vào quốc gia độc lập hay không, chính phủ tuyệt đối không gây áp lực hay can dự vào, nếu không sẽ có thể ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của doanh nghiệp.
Mặc dù Qantas không tiết lộ cụ thể nội dung yêu cầu của phía Trung Quốc, nhưng theo báo cáo, một số hãng hàng không của Mỹ đã được cảnh báo rằng nếu họ không hợp tác thì trang web của hãng hàng không đó tại Trung Quốc có thể bị quản lý hoặc thậm chí là phong tỏa.
Tờ Business Insider nhận xét, Đài Loan vốn là một quốc gia dân chủ tự trị, nhưng Trung Quốc không đồng ý mà khăng khăng với lập trường về chính sách “một Trung Quốc”, tuyên bố rằng Đài Loan chỉ là một tỉnh của Trung Quốc và không ngừng gây áp lực từ nhiều phương diện cho các quốc gia khác trên thế giới để yêu cầu họ chấp nhận lập trường này. Nhằm ngăn chặn sự công nhận quốc tế rằng Đài Loan là một quốc gia độc lập, chính phủ Bắc Kinh thậm chí còn thường xuyên gây áp lực về mặt ngoại giao với Đài Loan.
>>Trung Quốc “mua” thêm một đồng minh của Đài Loan
Trước sự uy hiếp của Trung Quốc, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng thể hiện sự quan tâm và khẳng định: “Chúng tôi phản đối việc chính phủ Bắc Kinh chỉ đạo các hãng hàng không của Mỹ thay đổi nội dung trang web của họ. Việc thiết lập các lựa chọn trên trang web được tối ưu hóa sao cho tiện lợi nhất với người dùng, cũng như trang web của các công ty Trung Quốc tại Mỹ được hoàn toàn tự do quyết định, không thể để chính trị can thiệp vào.” Bộ Ngoại giao Mỹ cũng nhấn mạnh sẽ “xem xét hành động thích hợp để hồi đáp lại hành vi không công bằng này của Trung Quốc.”
Hãng hàng không American Airlines và United Airlines sẽ vẫn tiếp tục coi Đài Loan như một quốc gia có chủ quyền, Qantas thì ngập ngừng cho hay họ có thể sẽ thay đổi, nhưng trước mắt thì vẫn đánh dấu Đài Loan như một vùng lãnh thổ riêng biệt với Trung Quốc.
Nhiều hãng hàng không quốc tế khác như Japan Airlines hay Singapore Airlines cũng đưa ra các lựa chọn đường bay trên trang web dưới hình thức liêt kê thẳng tên “Đài Loan” mà không đi kèm với Trung Quốc. Malaysia Airlines và Emirates cũng thừa nhận Đài Loan là một quốc gia độc lập.
Với Air Canada, hãng hàng không này còn đặc biệt đánh dấu thêm chữ “TW” vào Sân bay Quốc tế Đào Viên đến Đài Loan. Air France thậm chí còn liệt Đài Loan là quốc gia đầu tiên trong danh sách tìm kiếm điểm đến của mình.
Minh Ngọc
Xem thêm:
Từ khóa Đài Loan Trung Quốc