Cuộc diễu hành hôm Chủ Nhật tuần trước (ngày 8/12) tại Hồng Kông, Mặt trận Nhân dân về Nhân quyền Hồng Kông cho biết có khoảng 800.000 người tham dự, trước khi bùng nổ phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ, Hồng Kông từng có vài lần có cuộc diễu hành với số người tham gia lên đến hàng triệu người. Qua sự trấn áp của chính phủ Hồng Kông, trải qua gần nửa năm, người Hồng Kông vẫn tham gia diễu hành quy mô lớn, truyền thông Pháp cho rằng, bắt đầu từ sự kiện đấu tranh tại Hồng Kông, Bắc Kinh đã đối diện với môi trường đang biến đổi to lớn cả bên trong lẫn bên ngoài, ông Tập Cận Bình đúng là cần nghĩ lại.  

Tập Cận Bình
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: Shutterstock)

800.000 người Hồng Kông tiếp tục diễu hành, RFI: Bắc Kinh và Chính phủ Hồng Kông đành bó tay

Ngày 10/12 là ngày nhân quyền quốc tế, trước đó, ngày 8/12, Mặt trận Nhân dân về Nhân quyền đã phát động cuộc diễu hành ngày nhân quyền quốc tế, có khoảng 800.000 người Hồng Kông đã tham gia diễu hành, đội ngũ diễu hành căng các biểu ngữ như “Cách mạng thời đại, Quang phục Hồng Kông”, “Truy cứu cảnh sát bạo lực, Bảo vệ nhân quyền, 5 yêu cầu không thể thiếu 1”, đồng thời hô lớn các khẩu hiệu “5 yêu cầu, không thể thiếu 1!” “Đả đảo tất cả bạo chính”, “Xua đuổi ĐCSTQ trả lại Hồng Kông cho tôi”, “Điều tra cảnh sát bạo lực, ngăn chặn cảnh sát dối trá”, “Thành lập ủy ban điều tra độc lập”. 

Hôm 9/12, Đài Phát thanh Quốc tế Pháo (RFI) đăng bài viết chỉ ra, 6 tháng trước, Trưởng Đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga thúc đẩy Luật đào phạm Hồng Kông nhằm dễ dàng đưa nghi phạm đến Đại Lục, nhưng bà đã không ngờ rằng sẽ gây ra một phong trào đấu tranh chưa từng có tại Hồng Kông. Chính phủ Hồng Kông và Bắc Kinh đứng sau chỉ huy chính phủ Hồng Kông, từng trông chờ phong trào này tự sinh tự diệt, từng trông chờ phong trào kéo dài thời gian lâu sẽ dần dần khiến người Hồng Kông mệt mỏi, khung cảnh số ít người trong phong trào dùng hung bạo thay hung bạo sẽ khiến cho những người “hòa bình, lý tính, phi bạo lực” sợ hãi mà rút lui; kết quả tất cả đều không xảy ra, chỉ khiến cho phong trào với mục đích ban đầu là yêu cầu triệt để hủy bỏ Dự luật Dẫn độ diễn biến thành phong trào đấu tranh dân chủ. Cuộc đại diễu hành nhân ngày “Nhân quyền Quốc tế” lại tiếp tục có rất nhiều người tham gia với quy mô lớn.

Bài viết cho rằng, điều này cho thấy mặc dù phía chính phủ Hồng Kông và Bắc Kinh đã thay thế người cứng rắn hơn đứng đầu lực lượng cảnh sát Hồng Kông, mặc dù ông Tập Cận Bình nhiều lần nhắc lại việc kiên định ủng hộ bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, thì cũng đều không thay đổi được gì nhiều.

Kết quả bầu cử cấp quận tại Hồng Kông khiến Trung Nam Hải giật mình, Tập Cận Bình bị bưng bít?

Đặc biệt là cuộc bầu cử nghị viên cấp quận của Hồng Kông cách đây 2 tuần (ngày 24/11), kết quả là phe dân chủ Hồng Kông đã thắng lớn, phe dân chủ đã giành được 388 ghế trong số 452 ghế tại 18 quận; phe kiến chế thảm bại, chỉ giữ được 59 ghế, cục diện phe kiến chế nắm giữ Hội đồng quận Hồng Kông 20 năm qua đã bị phá vỡ.

Bài viết của RFI nói, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có lẽ không ngờ phe dân chủ Hồng Kông lại giành được thắng lợi chưa từng có trong cuộc bầu cử địa phương.

Theo Biên tập viên lâu năm của Tạp chí Chính sách Ngoại giao tại Mỹ James Palmer tiết lộ, có 3 cơ quan truyền thông cấp trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã chuẩn bị sẵn bài viết tin tức về phe kiến chế thắng lợi, nhưng khi có kết quả bầu cử, ban biên tập đã kinh hoảng, không biết làm thế nào.

Ông Đổng Lập Văn, học giả chính trị nổi tiếng Đài Loan chia sẻ với Hãng Thông tấn Trung ương (CNA) rằng, phe kiến chế hầu như toàn quân bị chìm, khiến ông Tập Cận Bình lúng túng, bởi vì trước đó không lâu, ông Tập Cận Bình đã gặp mặt bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, đồng thời nói rằng “tin tưởng cao độ, tán thành” đối với chính phủ Hồng Kông do bà Lâm đứng đầu, điều này cho thấy ông Tập Cận Bình có phán đoán sai lầm nghiêm trọng về cục diện Hồng Kông.

Liên quan đến việc Trung Nam Hải phán đoán sai lầm nghiêm trọng về cục diện Hồng Kông, có rất nhiều nguyên nhân đã được phân tích và chỉ ra. Không ít người cho rằng do ông Tập Cận Bình bị hệ thống thông tin của ĐCSTQ dẫn hướng sai và che giấu.

Nhà phân tích chính trị độc lập Ngô Cường tại Bắc Kinh nói, Bắc Kinh đối với dân ý Hồng Kông và các biện pháp hành chính của chính phủ Hồng Kông luôn không tìm hiểu và không lý giải, việc này khiến Bắc Kinh đưa ra phán đoán sai lầm về tình hình Hồng Kông. Ngoài hiểu sai, không hiểu dân ý ra, “họ dường như cũng bị cơ quan tin tức, cơ quan tuyên truyền, cơ quan trú tại Hồng Kông phân tích và dẫn hướng sai về tình hình bầu cử ở Hồng Kông”.

Cũng có thông tin nói, Văn phòng liên lạc Trung ương, Văn phòng sự vụ Hồng Kông và Macau cùng Trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga đều báo cáo trung ương theo định kỳ về tình hình bầu cử, đặc biệt là ý của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga là “muốn để cho người biểu tình thua tâm phục khẩu phục, không còn lời nào để nói”. Nhưng khi có kết quả kiểm phiếu, ĐCSTQ phải trố mắt, hoàn toàn không biết ứng phó thế nào, nội bộ rối loạn, “đến nay vẫn chưa có phương án giải quyết”.

Tuy nhiên, nhà bình luận chính trị Hồ Bình có đăng bài viết trên truyền thông nước ngoài cho rằng: “Vấn đề của ông Tập Cận Bình không phải là vấn đề bị bưng bít, mà là vấn đề năng lực, là vấn đề năng lực lý giải, là vấn đề năng lực phán đoán”.

Thực tế, trước đó nhiều cuộc điều tra dân ý tại Hồng Kông cũng đã phản bác sự tự tin của ĐCSTQ, chỉ là ĐCSTQ không chịu thừa nhận. Điều tra dân ý tại Hồng Kông cho thấy, người Hồng Kông thiếu sự tán đồng với Đại Lục và không có sự tin tưởng cao độ vào cảnh sát Hồng Kông, mặc dù tuyệt đại đa số người Hồng Kông cũng không thích bạo lực, họ cho nguyên nhân của bạo lực vẫn là nên quy tội về chính phủ.

Yêu cầu của người dân không thay đổi, Tập Cận Bình còn có lựa chọn khác?

Sau khi phe dân chủ giành thắng lợi chưa từng có, phe kiến chế dường như cũng bị thu nhỏ trong một góc tường, mới đây, ngày Chủ Nhật (8/12) phe dân chủ và người dân lại cùng nhau ra đường diễu hành. Yêu cầu của người Hồng Kông vẫn không thay đổi, yêu cầu chính của họ có cả việc truy cứu hành động lạm dụng quyền lực và bạo lực trấn áp người biểu tình trong phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ, yêu cầu cơ bản của họ là Bắc Kinh thực hiện cam kết ban đầu, yêu cầu “bầu cử phổ thông thực sự”.

Đài RFI cho rằng, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga sẽ sớm đi đến Bắc Kinh báo cáo sự việc, điều có thể dự liệu là ông Tập Cận Bình vẫn kiên định ủng hộ bà Lâm. Bài viết đặt nghi vấn, lẽ nào bản thân ông Tập không còn bất cứ lựa chọn nào khác?

Bài viết chỉ ra, thực tế, nỗ lực quản chế dân chủ Hồng Kông của chính quyền Bắc Kinh dường như không thành công, họ đánh giá thấp hậu quả nghiêm trọng của việc dồn nén ‘một quốc gia, hai chế độ’ và dồn nén sự tự trị mức độ cao của Hồng Kông mang lại.

Trải qua thất bại phong trào vận động ô dù yêu cầu bầu cử trực tiếp hồi năm 2014, sau đó xảy ra sự kiện 5 nhân viên nhà sách Vịnh Đồng La bị công an Trung Quốc bắt cóc, còn sự thực mà cựu nhân viên Lãnh sự quán Anh là Trịnh Văn Kiệt do liên quan đến phản đối Dự luật Dẫn độ nên bị Trung Quốc bắt giữ, bị ngược đãi tiết lộ, một lần nữa đã cho người dân Hồng Kông thêm đau bởi vết thương khó lành. Người Hồng Kông đã hiểu rõ ràng rằng không thể tiếp tục lui được, nếu địa vị độc lập tư pháp của Hồng Kông không còn được đảm bảo, từng người dân sẽ trở thành chim bị nhốt trong lồng.

Nhưng sau 6 tháng đấu tranh, chính quyền Bắc Kinh vẫn chưa thức tỉnh. Bài viết của RFI cho rằng, có thể ông Tập Cận Bình không ngờ rằng, trong 6 tháng phản kháng liên tục, chính là sự từ chối đối thoại của chính quyền, sự từ chối lắng nghe thỉnh nguyện của người dân đã tạo thành cục diện rối ren tại Hồng Kông, nhưng cũng vì thế mà khiến cho cộng đồng quốc tế hiểu được vì sao người Hồng Kông dốc sức để yêu cầu Bắc Kinh giữ cam kết mà Bắc Kinh đã đưa ra khi chủ quyền được chuyển giao, đồng thời cũng cho người dân thế giới nhìn thấy rõ ràng sự độc tài ngang ngược của Bắc Kinh. Đặc biệt là lưỡng đảng của Quốc hội Mỹ, những tinh anh của Washington, dân ý chính của Mỹ đã hình thành nhận thức chung đối với chính quyền ĐCSTQ, đạo luật Nhân quyền Hồng Kông chỉ trong thời gian ngắn đã chính thức có hiệu lực. Ông Tập Cận Bình có thể không ngờ được rằng, điều này chính là do chính quyền của ông gây ra.

Phân tích chỉ ra Tập Cận Bình nên thức tỉnh

Bài viết của RFI chỉ ra, bề ngoài nhìn Hồng Kông thì thấy rất nhỏ bé yếu ớt, Bắc Kinh có thể sẽ tính sổ sau này, bài viết trích dẫn phân tích của nhà phân tích Hồ Sa Giang cho rằng, Bắc Kinh chắc chắn sẽ tiến hành phản công mạnh mẽ hơn. Về kinh tế, kinh tế quốc hữu do nhà nước kiểm soát và kinh tế có nhà nước nắm cổ phần sẽ tiến quân vào Hồng Kông với tốc độ và quy mô chưa từng có, mở rộng đội ngũ “đội quân con em” đáng tin, loại bỏ những nhân viên Hồng Kông không nghe lời; về chính trị, tăng cường lật đổ chế độ tư pháp hiện hữu tại Hồng Kông, mục tiêu của họ là sẽ nhắm vào thẩm phán có tính độc lập, thông qua Nhân đại thường xuyên giải thích về luật pháp để hủy hoại đảm bảo tư pháp độc lập cuối cùng của Hồng Kông, họ sẽ tiến hành cấy ghép cách làm tẩy não tại Đại Lục đối với sinh viên đại học, học sinh trung học, tiểu học tại Hồng Kông, tăng cường kiểm soát xã hội Hồng Kông.

Tuy nhiên, RFI cũng chỉ ra, nếu nghĩ như thế này, ông Tập Cận Bình có thể sẽ vĩnh viễn sa vào vũng bùn. Cuộc đấu tranh nhiều tháng qua, sự kiên trì không khuất phục của người Hồng Kông, đã cho thấy một triển vọng nào đó, về lâu dài đối với chính quyền Bắc Kinh mà nói là không hề lạc quan. Đặc biệt, xã hội Hồng Kông là xã hội trẻ, tham gia phong trào phản đối này phần lớn đều là thanh niên, đã bị Bắc Kinh tạo thành công thành phe phản đối ĐCSTQ.

Bài viết cho rằng, đây không phải là hành động đòi Hồng Kông độc lập, là cuộc “bạo loạn” hay có Mỹ đứng sau thao túng như Bắc Kinh vẫn chỉ trích, mà sự thực chứng minh những chỉ trích này chỉ là trò cười cho xã hội quốc tế trong thời đại mà thông tin lan truyền nhanh chóng.

Còn có một điểm rất quan trọng là sự khác biệt so với sự duy trì ổn định nghiêm ngặt và phong tỏa thông tin tại Đại Lục, Hồng Kông không giống như Bắc Kinh, tất cả những gì xảy ra ở Hồng Kông không thể bị chính phủ tùy ý ngăn chặn, tất cả thông tin đều thông qua video, hình ảnh, chữ viết, lời nói để lan truyền cho toàn thế giới, thực tế về những gì xảy ra tại Hồng Kông đã khiến cho Quốc hội Mỹ nhanh chóng thông qua Luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông.

Bài viết lấy ví dụ về quan hệ Mỹ Trung, cho rằng Bắc Kinh đối mặt với những thay đổi lớn trong môi trường bên ngoài, từ Luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông, đến Dự luật Nhân quyền Tân Cương, rồi thêm Luật Du lịch Đài Loan có hiệu lực từ năm ngoái, còn có thể có Dự luật Nhân quyền Tây Tạng, chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc đã có biến đổi lớn, có thể nói đây là những điều chưa từng có từ khi Trung – Mỹ khôi phục quan hệ ngoại giao đến nay.

Về phương diện môi trường bên trong, do Hồng Kông giáp với Quảng Đông, cuộc kháng nghị tại Hồng Kông đã tạo ra hiệu ứng đối với Trung Quốc Đại Lục. Mặc dù Đại Lục ngăn chặn thông tin liên quan đến biểu tình Hồng Kông, nhưng thông tin lan truyền từ các vòng tròn bạn bè cho thấy, không ít người biết được sự thực các sự kiện đang xảy ra tại Hồng Kông cũng như có không ít người Đại Lục ủng hộ thanh niên Hồng Kông, chỉ là tạm thời không dám công khai biểu đạt. Phong trào phản kháng tại Hồng Kông kéo dài, tinh thần phản kháng của người Hồng Kông cũng lan rộng sang Đại Lục.

Do đó, bài viết của RFI tổng kết cho rằng, ông Tập Cận Bình thực sự nên nghĩ lại.

Trước đó bài viết của tác giả Trịnh Trung Nguyên cũng cho rằng, dù ông Tập Cận Bình có nghĩ thế nào, ông ấy là người đứng đầu ĐCSTQ, kết cục của Hồng Kông tốt hay xấu, ông ấy đều phải gánh chịu, giống như những chỉ trích từ bên ngoài hiện nay, chỉ có thể chỉ trích ông Tập Cận Bình; không chỉ có một vấn đề này, ngày nào ông Tập Cận Bình vẫn còn bảo vệ ĐCSTQ, thì ông sẽ phải gánh vác tất cả tội ác trong lịch sử của đảng này. Chỉ có từ bỏ đảng, để nó sụp đổ thì mới có tương lai.

Trí Đạt

Xem thêm: