“Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc” không phải là “kinh tế thị trường”
- Trí Đạt
- •
Mỹ không thừa nhận Trung Quốc là nước “kinh tế thị trường”, trên thực tế, Trung Quốc không hề thực hiện cam kết mở cửa thị trường của mình khi tham gia Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), và vẫn là nền kinh tế không hoàn toàn tự do dưới thể chế xã hội chủ nghĩa.
Trước khi tham gia WTO, Trung Quốc trong thời kỳ cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân nắm quyền đã thêm chữ “chủ nghĩaxã hội đặc sắc Trung Quốc” và trở thành “Nền kinh tế thị trường chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc“, nhưng đến nay phương Tây vẫn không thừa nhận điều này. Trong nhìn nhận của phương Tây, dưới thể chế độc đảng chuyên chế, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cường hóa chức năng kinh tế của “chính phủ”, đồng thời còn đưa ra hàng loạt chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp có vốn nhà nước và doanh nghiệp nội địa, môi trường đầu tư không không có lợi đối với doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào Trung Quốc.
Cuộc tranh chấp về địa vị kinh tế thị trường của Trung Quốc cùng Mỹ và châu Âu bắt đầu từ tháng 12/2016. Trung Quốc cho rằng tính từ khi mình tham gia vào WTO, hiệp định yêu cầu khi Trung Quốc gia nhập đủ 15 năm thì các nước thành viên của tổ chức này tự động công nhận Trung Quốc là nền kinh tế thị trường.
Tháng 12/2016, Mỹ, châu Âu và các nước thành viên đều cho rằng Trung Quốc không thực hiện cam kết mở cửa thị trường của mình khi tham gia WTO, do đó đã từ chối công nhận Trung Quốc là nền kinh tế thị trường. Mỹ và châu Âu cho rằng chính quyền Trung Quốc đã thiên về can thiệp vào kinh tế, tạo ra sự biến động của thị trường, cung cấp ưu thế cạnh tranh không công bằng cho doanh nghiệp sản xuất Trung Quốc, gây tổn hại đến quyền lợi của các nhà cạnh tranh của các nước đối tác.
Vì vấn đề này mà Trung Quốc đã khiếu nại Mỹ và châu Âu lên Tòa án thương mại WTO, yêu cầu Mỹ và châu Âu phải thừa nhận địa vị kinh tế thị trường của mình. Trước đó, ngày 30/11, Chính phủ của ông Donald Trump công bố quyết định về vấn đề này mà hồi giữa tháng 11 Mỹ đã đệ trình lên WTO, đây là lần đầu tiên Mỹ công khai biểu thị thái độ phản đối về vấn đề Trung Quốc yêu cầu WTO công nhận địa vị kinh tế thị trường của mình. Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ – David Malpass hôm 30/11 có nói, Chính phủ Mỹ cho rằng, có dấu hiệu cho thấy, sự mở cửa kinh tế và tiến trình thị trường hóa của Trung Quốc đã bị “chậm” hoặc “chuyển biến ngược”.
Vậy “địa vị kinh tế thị trường” của một quốc gia rốt cuộc là gì? Nếu các nước phát triển phương Tây và các nước đối tác kinh tế của Trung Quốc không thừa nhận “địa vị” này thì sẽ gây ra ảnh hưởng như thế nào đối với Trung Quốc?
Trung Quốc duy trì sử dụng giá của nước thay thế để tiến hành so sánh giá cả
Vấn đề “địa vị kinh tế thị trường” của Trung Quốc bắt đầu từ năm 2001, khi Trung Quốc tham gia WTO đã ký kết quy định thứ 15 của Nghị định thư gia nhập WTO: “về vấn đề điều tra chống bán phá giá đối với các sản phẩm đến từ Trung Quốc, không tự động sử dụng giá sản phẩm nội địa Trung Quốc để so sánh giá, mà chọn giá sản phẩm cùng loại của nước thứ 3, tức là giá của nước thay thế để làm so sánh về giá, quy định này kéo dài 15 năm”. Giá của nước thay thế của sản phẩm Trung Quốc xuất khẩu (thường là Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico) thường sẽ cao hơn so với giá bán trong nước Trung Quốc.
Đây là điều khoản đặc thù của các quốc gia phương Tây dành cho Trung Quốc, lý do họ đưa ra là: Trung Quốc chưa là quốc gia có nền kinh tế thị trường, nên phải áp dụng quy định đặc biệt.
Hàng hóa Trung Quốc tiếp tục bị áp thuế chống bán phá giá
Theo số liệu thống kê của WTO, trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2014, các biện pháp chống bán phá giá đối với Trung Quốc là 638, chiếm 27% số lượng toàn cầu. Các biện pháp chống bán phá giá hữu hiệu hiện nay của EU có đến 3/4 là nhắm vào Trung Quốc
Ngày 28/10, Bộ Thương mại Mỹ đã công bố kết quả điều tra sơ bộ về vấn đề bán phá giá đối với nhôm tấm của Trung Quốc, theo đó, nhận định trong luật chống bán phá giá của Trung Quốc, nước này vẫn không phải là nước có nền kinh tế thị trường, vẫn tiếp tục áp thuế cao từ 96,81% đến 162,24 %.
Trong một năm vừa qua, Chính phủ của ông Trump đã đẩy mạnh điều tra bán phá giá và trợ giá đối với các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, đến nay, tỷ lệ các vụ điều tra chống bán phá giá và chống trợ giá tăng 60% so với năm cuối cùng của Chính phủ ông Obama.
Trong thời gian tranh cử tổng thống, ông Trump phê bình chính sách thương mại không công bằng của Trung Quốc, và ông cũng cho biết sau khi trúng cử sẽ có hành động về vấn đề này. Ông cũng nhiều lần phê bình WTO, cho rằng quy tắc thành lập, cơ cấu thương mại đa phương hòa giải tranh chấp là “tai nạn“, không duy hộ lợi ích của các doanh nghiệp Mỹ ở nước ngoài một cách hữu hiệu.
Bản tin của The Wall Street Journal cho biết, trong hiệp định gia nhập WTO của Trung Quốc, các từ ngữ liên quan có ý nghĩa không rõ ràng nên trở thành điểm khó khăn trong khiếu nại. Các bên có tranh luận đối với điều Trung Quốc nói là hết 15 năm từ ngày tham gia WTO, Trung Quốc sẽ tự động được xác định địa vị nền kinh tế thị trường được ghi trong hiệp định hay không? Chuyên gia vấn đề thương mại Gary Clyde Hufbauer thuộc Viện Nghiên cứu Kinh tế quốc tế Peterson từng có bài viết phân tích về vấn đề này. Ông cho biết, ngôn ngữ hiệp định rất khó lý giải, nhưng ông cũng cho rằng từ góc độ pháp luật, Trung Quốc vẫn có khả năng thắng khiếu nại. Dù là như vậy, bởi vì khi một nước bị dán nhãn là nước không phải kinh tế thị trường, có nghĩa là các nước tiền tệ khác sẽ càng tự do truy thu thế cao đối với nước này. Bài viết nói, các nhà kinh tế học dự tính, bởi vì Mỹ và các nước EU coi Trung Quốc không phải là nước kinh tế thị trường, nên sẽ khiến cho các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu của Trung Quốc tổn thất hàng tỷ đô la Mỹ. Mỹ và các nước EU truy thu thuế cao đến hơn 100% đối với bộ phận hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Trí Đạt
Xem thêm:
Từ khóa Đặc sắc xã hội chủ nghĩa Trung Quốc kinh tế Trung quốc kinh tế thị trường WTO Tổ chức thương mại Thế giới mở cửa thị trường