Mới đây, ông Trương Văn Hồng, Giám đốc Khoa Truyền nhiễm tại Bệnh viện Hoa Sơn trực thuộc Đại học Phục Đán ở Thượng Hải, tuyên bố rằng “mycoplasma và COVID-19 là hai thứ hoàn toàn khác nhau”. Phát ngôn này của ông đã trở thành chủ đề tìm kiếm nóng, làm dấy lên sự phản đối giữa cư dân mạng.

Truong Van Hong
Ông Trương Văn Hồng, Giám đốc Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Hoa Sơn trực thuộc Đại học Phục Đán ở Thượng Hải. (Ảnh: Getty Images)

Hiện tại ở Trung Quốc Đại Lục có nhiều mầm bệnh đang chồng chất. Mọi người hoài nghi do virus viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) gây ra, đặc biệt là khi số trẻ em nhiễm bệnh tăng đột biến và các bệnh viện khắp nơi đều chật kín.

Theo báo cáo của “Metropolitan Detail Express” ngày 27/11, mới đây ông Trương Văn Hồng cho biết: “Mycoplasma và COVID-19 là hai thứ hoàn toàn khác nhau.” Sự khác biệt giữa chúng vượt xa sự khác biệt giữa con người và ruồi nhặng. Một thứ là virus, một thứ là mycoplasma.

Ông cũng đề cập rằng không nên hễ mắc bệnh là tiêm, là truyền dịch. “Chúng tôi chỉ hạn chế truyền dịch cho những bệnh nhân nhập viện và bị bệnh nặng, hoặc một số loại thuốc chỉ có thể được truyền qua đường truyền dịch. Dù là cúm hay COVID-19, chúng tôi đều dùng thuốc kháng virus đường uống và hiệu quả rất tốt.”

Phát ngôn này của ông Trương Văn Hồng đã làm dấy lên cuộc thảo luận sôi nổi cũng như sự phản đối từ cư dân mạng.

Một số cư dân mạng Weibo cho rằng:

“Không có gì để nói thì không cần phải nói.”

“Tôi đề nghị ông ấy hãy im đi.”

“Tôi đoán ông ấy nghe người khác gọi mình là ‘bố’ quá nhiều, nên đã thực sự coi mọi người như ‘con’ của mình”.

“Ông ấy không chịu nổi sự cô đơn, nên lại xuất hiện và nói những điều vô nghĩa!”

Một người dùng trên Tik Tok nói:

“Tôi biết mình phải cẩn thận ngay khi ông ấy bước ra.”

“Một con dê thay áo gi-lê là tôi không nhận ra sao”,

“Lại nữa! Tôi lo lắng khi nhìn thấy ông ấy.”

“Tôi hơi hoảng khi thấy ông ấy bước ra.”

Một số người dùng trên Tik Tok đặt câu hỏi:

“Ngay khi Trương (Văn Hồng) bước ra đã cho thấy tình trạng rất nghiêm trọng. Sức đề kháng của những người từng dương tính với COVID đã tệ hơn nhiều.”

“Bây giờ tôi không tin ai cả, ăn nhiều hơn, uống nhiều hơn một chút, nuôi cho mập cái thân, thì dù bệnh gì cũng có thể chống chọi được.”

“Lợn nhà tôi đã sinh, một đực một cái, không biết khác biệt có lớn không.”

Theo báo cáo của Đài Châu Á Tự do hôm 22/11, CDC Bắc Kinh công bố vào đầu tháng này rằng số ca nhiễm đường hô hấp nhập viện Nhi Bắc Kinh mỗi ngày đã lên tới 3.500 – 3.600 ca.

Theo báo cáo, làn sóng bệnh về đường hô hấp này chủ yếu do lây nhiễm chéo giữa cúm và mycoplasma, nhiều trẻ em sau khi nhiễm bệnh đã bị “phổi trắng”. Các phòng khám ngoại trú nhi khoa và phòng cấp cứu tại các bệnh viện lớn ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Tây, Hà Nam, v.v, đều đã chật kín.

Một số người dùng Tik Tok còn chất vấn:

“Vì sao các triệu chứng của tôi giống hệt triệu chứng bị dương tính với COVID?”

“Trước đây bệnh viêm phổi do mycoplasma cũng nghiêm trọng đến vậy sao?”

“Tại sao các lớp học bị phải tạm dừng chỉ vì hai thứ khác nhau? Tại sao nhà trường phải thông báo cho Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh?”

“Vậy lần này, bệnh viêm phổi do mycoplasma bắt nguồn từ đâu?”

“Tôi không quan tâm đó là virus hay mycoplasma, điều tôi quan tâm là phương pháp điều trị hiệu quả là gì?”

Nhiều người dùng Tik Tok cho rằng mycoplasma nặng hơn COVID-19:

“Nhiễm mycoplasma còn khổ sở hơn COVID-19.”

“Mycoplasma vẫn sốt nhẹ trong 12 ngày và nặng hơn cả COVID.”

“Cực kỳ nghiêm trọng. Tôi nôn mửa đến mức mặt mày tím đen, hơi thở yếu ớt, đáng sợ quá.”

“Mọi người xung quanh tôi nói thời điểm này còn tệ hơn cả COVID. Bạn cùng lớp của tôi phải truyền 7 chai nước mỗi ngày.”

“Tôi sốt liên tục 3, 4 ngày liền. Cảm giác còn tệ hơn cả COVID! Đau đớn không chịu nổi.”

Đáp lại phát ngôn của ông Trương Văn Hồng rằng “không nên hễ mắc bệnh là tiêm và truyền dịch”, nhiều cư dân mạng Bắc Kinh phản hồi trên Weibo:

“Đừng suốt ngày nói chuyện như thể công chúng là một kẻ ngốc. Nếu có bản sự hãy để những bác sĩ tuyến đầu đừng kê đơn truyền dịch. Bệnh nhân nào khỏe mạnh lại muốn truyền dịch?”

“Những gì ông ấy nói thực sự có thể làm giảm lượng truyền dịch trong bệnh viện, nhưng…”

Thực tế là các bệnh viện trên khắp Trung Quốc đang tràn ngập bệnh nhân được truyền dịch. Theo truyền thông Đại Lục, cuối tháng 10 và đầu tháng 11, Bệnh viện Nhi Bắc Kinh chứng kiến ​​khoảng 2.500 trẻ em được truyền dịch tại các khoa ngoại trú và cấp cứu mỗi ngày, cao gấp đôi so với cùng kỳ những năm trước.

Đến 1:00 sáng ngày 25/11, số người xếp hàng tại trung tâm truyền dịch trên tầng 2 của bệnh viện này đã lên tới con số 2.028 trong ngày. Một bệnh viện ở Thượng Hải tiếp cận 3.000 bệnh nhân mỗi ngày.

  • Nội dung Twitter: “Làn sóng cúm bùng phát ở Trung Quốc! Khoa cấp cứu nhi quá tải, nhiều bệnh viện hủy kỳ nghỉ. Cúm Bắc Kinh đứng đầu danh sách suốt 5 tuần. Bệnh viện Nhi Thiên Tân tiếp nhận hàng chục ngàn bệnh nhân mỗi ngày. Trung tâm truyền dịch của Bệnh viện Nhi Bắc Kinh đã được gọi đến số “1890”. Nhân viên y tế và điều dưỡng nhi khoa ở nhiều bệnh viện đã hủy kỳ nghỉ của họ. Phòng khám đang quay cuồng. Các bệnh viện cấp 3 tổng hợp ở nhiều nơi ngày càng chật kín trẻ em. Cư dân mạng: ‘Đầu heo’ (ông Tập) lại đích thân chỉ huy và triển khai một lần nữa?”

Về vấn đề này, nhiều người dùng Tik Tok thẳng thắn cho rằng chính bác sĩ đã yêu cầu truyền dịch:

“Tôi không yêu cầu truyền dịch mà họ bảo tôi phải nhập viện và truyền dịch. Viêm phổi do mycoplasma tiêu tốn gần 9.000 nhân dân tệ (khoảng 1.268 USD) trong 7 ngày”.

“Hầu hết các bác sĩ đều yêu cầu truyền dịch. Không phải là cha mẹ muốn truyền dịch.”

“Không phải là tôi muốn truyền dịch. Con trai tôi bị sốt. Ngay khi xét nghiệm máu để tìm vi khuẩn và virus, đã phải truyền dịch. Con trai tôi rõ ràng đang rất tỉnh táo. Họ nói với tôi rằng đã cho tôi lời khuyên, nếu có vấn đề gì thì tự chịu trách nhiệm.”

“Hãy nghĩ xem tại sao lời nói của các chuyên gia không còn đáng tin nữa”.

Trong những tháng gần đây, Trung Quốc Đại Lục chứng kiến ​​tỷ lệ mắc các bệnh về đường hô hấp cao, một số người bị nhiễm nhiều mầm bệnh đường hô hấp cùng lúc, tình trạng “lây nhiễm hỗn hợp” gây hoảng loạn.

Bình Minh (t/h)