Cuộc giao dịch giữa Tập Cận Bình và phe Giang Trạch Dân khiến Tập gặp khó
- Trí Đạt
- •
Do bị vướng tay vướng chân trong chiến tranh thương mại, và sự kiện phản đối dự luật dẫn độ tại Hồng Kông, nên ông Tập Cận Bình đã bị rơi vào thế bị động. Có chuyên gia và một người thuộc thế hệ đỏ thứ hai của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tiết lộ, tại Đại hội 19 ĐCSTQ, hai cuộc giao dịch trong nội bộ đảng giúp cho ông Tập Cận Cận Bình vào vị trí “định tại nhất tôn”, nhưng hiện nay đang đối mặt với khó khăn, và cũng không được sự ủng hộ cả trong và ngoài. “Trung Quốc mộng” mà ông Tập đề xuất cũng bị phá vỡ trong thoả hiệp này. Còn đề xuất cải cách trong các lĩnh vực như tư pháp, cũng trở thành bong bóng.
Từ đầu năm 2019 đến nay, chiến tranh thương mại Mỹ – Trung ngày càng kịch liệt, không chỉ ảnh hưởng lớn đến kinh tế Trung Quốc, mà còn khiến cho chính quyền khiến Bắc Kinh rơi vào thế bị động chịu đòn. Trong khi chiến tranh thương mại chưa thể giải quyết, thì dự luật “Luật đào phạm” sửa đổi tại Hồng Kông làm dấy lên làn sóng phản đối quy mô lớn, lại càng khiến cho chính quyền ĐCSTQ run sợ trong lòng.
Có truyền thông Hồng Kông phân tích nói, trong cuộc chiến tranh lạnh mới Mỹ – Trung, ông Tập Cận Bình đều không có chỗ dựa khi tiến hoặc thoái, đã mất đi sự tín nhiệm của một bộ phận cán bộ cấp cao, nhiều người đang chống lại ông một cách tiêu cực, cũng như chờ thời cơ để phản công. Trong 7 Thường uỷ Bộ Chính trị cũng có sự chia rẽ. Trong đó hai Thường uỷ Vương Hỗ Ninh và Hàn Chính, đóng vai trò “ám khí” được Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng đặt sẵn, được cho là đang lợi dụng chiến tranh thương mại và sự kiện Hồng Kông đế khuấy đảo cục diện.
Ngoài đấu đá nội bộ vô cùng kịch liệt, vài năm qua, chính sách của Bắc Kinh cũng liên tục chuyển hướng tả, đã dẫn đến sự phẫn nộ rất lớn trong người dân. Cộng thêm tình hình kinh tế xấu đi, thị trường chứng khoán, ngoại hối và thị trường trái phiếu đều xuất hiện vấn đề, còn có vấn đề thất nghiệp và xung đột quan – dân, v.v, cuối cùng đều có thể hình thành thách thức chính trị đối với ông Tập.
Thoả hiệp giữa hai phe “bảo vệ Tập” và “bảo vệ Giang”
Trước Đại hội 19, chiến dịch đả hổ chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình vốn “thuận buồm xuôi gió”, và ông Tập cũng lên được vị trí “Tập hạt nhân”, huỷ bỏ giới hạn nhiệm kỳ của chức chủ tịch nước, nhưng vì sao hiện nay lại rơi vào khó khăn như thế này?
Gần đây, một người là thế hệ đỏ thứ hai từng công tác trong hệ thống quân đội của ĐCSTQ tiết lộ với tờ Epoch Times rằng, tại Đại hội 19, ông Tập Cận Bình đã từng có thoả hiệp, hai phe gồm “phe bảo vệ Tập” và “phe bảo vệ Giang” thoả hiệp trao đổi điều kiện, phe Giang ủng hộ địa vị lãnh đạo hạt nhân của Tập, và đem những tư tưởng liên quan của Tập viết vào điều lệ ĐCSTQ.
Còn điều kiện trao đổi là, ông Tập không được động đến Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng. Đồng thời cũng không tiến hành điều tra đối với Giả Đình An – Phó Chủ nhiệm Bộ Tổng Chính trị Quân uỷ Trung ương ĐCSTQ, Tổng thư ký của Giang Trạch Dân.
Vị thế hệ đỏ thứ hai này nói, sau khi hai phe thoả hiệp xong, những việc sau đó của ông Tập Cận Bình rất không thuận lợi. Bởi vì mục đích của Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng chính là để “sống sót” và sau đó là lật đổ Tập.
>>Ông Tập Cận Bình bị ám sát 10 lần trong 5 năm qua
Vị này cho rằng, thoả hiệp của ông Tập Cận Bình tại Đại hội 19, là một thất bại lớn của ông Tập. Như vấn đề Pháp Luân Công, hơn 200 nghìn người kiện Giang, nếu thuận theo dân ý thì sẽ được lòng dân hơn nữa, nhưng ông Tập đã nhượng bộ, và nhượng bộ này khiến ông thêm rắc rối hơn. Việc này không giải quyết, Tập cũng không làm tiếp được.
Nội tình thoả hiệp giữa hai phe trong nội bộ ĐCSTQ
Trước đó, nhà bình luận chính trị Trần Phá Không hiện sống tại Mỹ cũng từng tiết lộ về nội tình hai cuộc thoả hiệp trong nội bộ ĐCSTQ.
Ông Trần Phá Không từng có bài viết nói, ĐCSTQ huỷ bỏ giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch nước, thực ra là một cuộc giao dịch chính trị ở tầng lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ. Một bên giao dịch là Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn, bên còn lại là những nguyên lão và Uỷ viên trưởng Nhân đại giải nhiệm tại kỳ “lưỡng hội” năm 2018 là Trương Đức Giang.
Ông nói, nội dung giao dịch là, những nguyên lão và Thường uỷ giải nhiệm muốn Tập, Vương ngừng chống tham nhũng trong cao tầng của ĐCSTQ; Tập, Vương lại nhân cơ hội này yêu cầu huỷ bỏ hạn chế nhiệm kỳ chủ tịch và phó chủ tịch nước.
Ông Trần Phá Không cho rằng, cao tầng ĐCSTQ đạt được cuộc giao dịch này, đối với Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn mà nói, cũng chỉ là ý nghĩa phụ. Trong 5 năm trước đó (trước Đại hội 19 năm 2017), Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn lấy danh nghĩa chống tham nhũng để triển khai đấu tranh quyền lực, một trong những rủi ro chính là khi giải nhiệm sẽ bị báo thù. Hiện nay, huỷ bỏ giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch nước và phó chủ tịch nước, nên rủi ro bị báo thù cũng đã giảm rất nhiều.
Tuy nhiên, giống như vị thế hệ đỏ thứ hai đã nói ở trên, sau khi hai phe Tập và Giang thoả hiệp, những việc sau đó của Tập Cận Bình rất không thuận lợi nữa.
Hiện nay Tập Cận Bình không còn được ủng hộ
Từ Đại hội 19 đến nay, các hiện tượng rối loạn trong Trung Nam Hải liên tiếp xảy ra, nhiều sự kiện nhạy cảm liên tiếp xảy đến, khiến cho ông Tập Cận Bình vốn nắm đại quyền trong tay lại bị rơi vào thế bị động, bị công kích nặng nề; còn “Trung Quốc mộng” mà ban đầu ông Tập đề xuất cũng vì thoả hiệp với phe Giang tại Đại hội 19 mà bị tan vỡ. Ông Tập Cận Bình đề xuất cải cách trong các lĩnh vực như tư pháp, cũng trở thành bong bóng.
Hồi nửa đầu tháng 6 vừa qua, một bài viết đăng trên Epoch Times của tác giả Gia Cát Cao Tham có tiêu đề “Người anh em Tập, nếu không quay đầu thì mọi chuyện sẽ chấm dứt!”, bài viết nói, 5 năm chấp chính trước đó của ông Tập vốn có trong tay nhiều quân bài tốt, đả hổ thuận lợi, được sự ủng hộ của người dân. Nhưng sau Đại hội 19, sau khi trọng dụng người như Vương Hỗ Ninh, ấn tượng của ông Tập để lại cho ngoại giới đã có chuyển biến nhanh chóng.
Tác giả nói, sau khi ông Vương Hỗ Ninh vào vị trí Thường uỷ Bộ Chính trị, đã cố gắng tâng bốc Tập thành một hôn quân, kết quả xấu nhất và trực tiếp nhất là: Lòng dân thu phục được nhờ chiến dịch đả hổ đã mất chỉ trong một đêm! Khiến cho người vốn ở vị trí “định tại nhất tôn” như ông Tập hiện nay lại không được sự ủng hộ cả trong lẫn ngoài.
Vương Hỗ Ninh được giới quan sát cho là quân sư đằng sau “Thuyết 3 đại diện” của Giang Trạch Dân, “Quan điểm về phát triển khoa học” của Hồ Cẩm Đào, “Trung Quốc mộng” và “Tập tư tưởng” của Tập Cận Bình. Vương cũng được coi là “đại não” của người đứng đầu ĐCSTQ.
Mặc dù Vương Hỗ Ninh vẫn luôn cố gắng né tránh biểu hiện ra bản thân là người của phe phái nào đó, nhưng giới quan sát phổ biến cho rằng, Vương Hỗ Ninh là một quân cờ mà phe Giang đã giấu bên cạnh Tập Cận Bình.
Mới đầu, khi chiến tranh thương mại Mỹ – Trung mới bùng nổ, Vương Hỗ Ninh từng bị coi là “dẫn hướng sai” Tập Cận Bình, là đầu sỏ khiến chiến tranh thương mại leo thang. Còn một người phe Giang khác là Hàn Chính – Trưởng tiểu ban Điều phối công tác Hồng Kông và Macau, cũng bị phơi bày là kẻ đã một tay làm rối loạn cam kết thương mại mà Mỹ và Trung Quốc đã gần đạt được, đồng thời cũng là kẻ châm lửa gây ra làn sóng phản đối dự luật dẫn độ giao người cho Trung Quốc ở Hồng Kông, mượn cơ hội này để “giấu dao” chờ thời cơ ra tay với Tập.
Epoch Times từng phân tích, thế lực phe Giang cố ý dẫn hướng sai ông Tập, sau khi dẫn Tập vào thế giằng co và bế tắc trong chiến tranh thương mại, họ đã không hài lòng với hiện trạng hiện nay, đang “bày mưu hành động” tiến hành tấn công Tập thêm bước nữa, với ý đồ hoàn toàn kiểm soát trung tâm quyền lực.
Trí Đạt
Xem thêm:
Từ khóa Vương Hỗ Ninh chiến tranh thương mại Đại hội 19 ĐCSTQ Tập Cận Bình Giang Trạch Dân