Tình trạng viêm phổi Mycoplasma đang gia tăng ở nhiều nơi tại Trung Quốc Đại Lục. Bắc Kinh không chỉ chứng kiến ​​sự gia tăng mạnh về số lượng bệnh nhân nhiễm bệnh viêm phổi do mycoplasma “rất độc hại” gây ra, mà còn xuất hiện nhiều chủng virus khác.

p3403601a583375525
Gần đây, Bệnh viện Nhi Bắc Kinh và Bệnh viện Nhi Thượng Hải tràn ngập trẻ em mắc bệnh viêm phế quản phổi. (Ảnh chụp màn hình video)

Hiện nay không chỉ trẻ em là nạn nhân chính của căn bệnh này, mà số người lớn nhiễm bệnh cũng đang lây lan. Một số bác sĩ dự đoán “sẽ xuất hiện một làn sóng đại dịch”.

Theo báo cáo của Shanghai Morning Post ngày 17/10, thuật ngữ “viêm phổi do mycoplasma” được các bậc phụ huynh sử dụng rộng rãi trong thời gian gần đây. Ngay khi bắt đầu đi học, nhiều trẻ đã phải nhập viện vì nhiễm bệnh.

Hiện giờ, không chỉ trẻ em mà gần đây ngay cả người lớn cũng phải nhập viện vì nhiễm bệnh. Mặc dù viêm phổi do mycoplasma không phải bệnh truyền nhiễm, nhưng nó dễ lây lan, chủ yếu qua các giọt bắn. Hiện chưa có vắc-xin dành riêng cho bệnh viêm phổi do mycoplasma.

Bác sĩ điều trị Mạnh Đại Toàn tại Khoa Hô hấp và Chăm sóc Đặc biệt tại Viện Kim Ngân Hồ thuộc Bệnh viện Hiệp Hòa Vũ Hán, cho biết một số bệnh nhân cao tuổi mắc các bệnh tiềm ẩn như cao huyết áp và tiểu đường, có thể bị viêm phổi nặng sau khi bị nhiễm virus mycoplasma hoặc chlamydia.

Sau vài năm xảy ra dịch bệnh quy mô nhỏ, “viêm phổi do mycoplasma có thể sẽ trở thành một đại dịch”. Để đáp ứng nhu cầu y tế ngày càng tăng, bệnh viện đã mở một phòng khám ngoại trú chuyên khoa viêm phổi do mycoplasma.

Ngày 17/10, tờ Nhật báo Bán đảo đô thị cũng đưa tin, gần đây, tại nhiều bệnh viện trên khắp Trung Quốc đã có thêm nhiều bệnh nhân nhiễm viêm phổi do mycoplasma, chủ yếu là trẻ em.

Thời kỳ tỷ lệ nhiễm viêm phổi do mycoplasm cao ở Bắc Kinh là từ tháng 8 – 12 hàng năm, và thường đạt đỉnh điểm vào khoảng tháng 11 hàng năm.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Bắc Kinh đã đưa ra lời nhắc nhở, rằng roxithromycin và azithromycin hiện là phương pháp điều trị ưu tiên đối với bệnh viêm phổi do mycoplasma.

Theo báo cáo, do số lượng ca viêm phổi do mycoplasma tăng đột biến ở nhiều nơi tại Trung Quốc Đại Lục. Sáng 17/10, chủ đề azithromycintừng đứng đầu top tìm kiếm nóng trên Weibo và Baidu.

(Nội dung twitter: “Bệnh viêm phổi do mycoplasma tại Bệnh viện Nhi Bắc Kinh, phòng truyền dịch quá đông.”)

Nhiều chủng virus đang lây lan ở Bắc Kinh

Ngày 17/10, “Nhật báo Thanh niên Trung Quốc” đưa tin, không nên đánh giá thấp bệnh viêm phổi do mycoplasma. Ông Từ Bảo Bình, Giám đốc Khoa Hô hấp của Bệnh viện Nhi Bắc Kinh trực thuộc Đại học Y Thủ đô, cho biết đỉnh điểm của các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở trẻ em năm nay sớm hơn những năm trước.

Ngoài viêm phổi do mycoplasma, “số người nhiễm virus cúm, adenovirus, rhovovirus, v.v. cũng tăng lên”. Trong đó, số người dương tính với mycoplasma chiếm khoảng 20% tại các phòng khám sốt và ho.

Theo Sanlian Life Weekly, trên mạng xã hội Weibo, giới chức của CDC Bắc Kinh đã đưa ra một thông điệp vào ngày 12/10, nhắc nhở mọi người cảnh giác trước bệnh viêm phổi do mycoplasma.

Được biết, đã nhiều năm, bệnh viêm phổi do mycoplasma không trở thành đại dịch. Nhưng năm nay, khi hàng rào miễn dịch trở nên mong manh sau dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19), không chỉ nhiều người nhiễm vi khuẩn mycoplasma hơn, mà theo quan sát của các bác sĩ tuyến đầu, “triệu chứng cũng có xư hướng nặng hơn trước”.

Ngoài ra, từ tháng 2 – 3 đến nay, phòng khám nhi năm nay tiếp tục đón lượng bệnh nhân cao do nhiều loại mầm bệnh phát tác.

Từ ngày 27/9 – 1/10, từ sáng đến tối, hầu như không còn ghế trống trong phòng truyền dịch của Bệnh viện Nhi đồng quận Đông Bắc Kinh. Thậm chí ghế sofa ở hành lang cũng chật kín trẻ em đang được truyền dịch.

Trình Tĩnh, phụ huynh của một đứa trẻ 7 tuổi bị sốt, cho biết mình phải ở bệnh viện 5 tiếng mỗi ngày, “hầu hết những người đến đây đều bị nhiễm mycoplasma”.

Ông Chu Nghĩa Sơn, bác sĩ nhi khoa tại Bệnh viện Thuận Nghĩa thuộc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Quốc Bắc Kinh, nhận thấy số bệnh nhân mắc bệnh viêm phổi do mycoplasma bắt đầu tăng từ giữa đến cuối tháng 9; đến tháng 10 đã có “rất nhiều” bệnh nhân.

Ông cũng cho biết, năm nay nhiều trẻ em bị ho, sốt, tình trạng thay đổi nhanh hơn. Một số đặc điểm mới cho thấy viêm phổi do mycoplasma nhân lên nhanh hơn và độc lập hơn, “nói chung, độc tính của nó mạnh hơn”.

Nhiều bệnh nhân nhiễm mycoplasma bị “phổi trắng” nặng

Nhiều cư dân mạng weibo cho rằng hiện tượng “phổi trắng” đã xuất hiện.

“Con tôi vừa trải qua một kỳ nghỉ hè. Tôi tưởng đó là cảm lạnh thông thường nên đã trì hoãn điều trị một tuần. Đi khám thì bị nhiễm mycoplasma, phổi đã trắng rồi. Mycoplasma thực sự là đao phủ giấu mặt.”

“Hôm qua tôi nghe nói một đồng nghiệp đã bị phổi trắng sau khi nhiễm mycoplasma. Tối qua tôi cũng bắt đầu bị đau họng.”

“Tôi vẫn bị sốt cả ngày thứ Sáu. Tôi nhận ra có điều gì đó không ổn và đi chụp CT, thì phát hiện phổi bên phải có màu trắng. Tôi nhập viện vì viêm phổi nặng”.

Một số cư dân mạng cho rằng đợt viêm phổi do mycoplasma này rất nghiêm trọng. Có cư dân mạng chứng kiến ​“lá phổi trắng” của bệnh nhân không được cơ quan chức năng cho phép ghi nhận do COVID-19.

“AnYi” cho biết: “Bản thân tôi đã trải qua việc hoàn trả tiền nhập viện cho một cụ già. Khi điều tra nguyên nhân nhập viện, nhân viên của trung tâm thanh toán bảo hiểm y tế tuyên bố rõ ràng rằng họ không được phép ghi các bệnh tiềm ẩn khởi phát là do COVID-19. Dù chụp X-quang cho kết quả phổi trắng cũng không được ghi là biến chứng do COVID gây ra, phải ghi các triệu chứng khác mới được thanh toán.”

(Nội dung twitter trên: “Bệnh nhân viêm phổi do mycoplasma tại Bệnh viện Nhi Thượng Hải lúc nửa đêm ngày 23/9.”)

(Nội dung twitter trên: “Tại Bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em Thanh Đảo, phòng truyền dịch, hành lang, cột nhà, sân và cây cối treo đầy dây truyền dịch, tất cả đều nhiễm viêm phổi phế quản…”)