Hội chợ Quảng Châu lần thứ 133 được được chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gọi là “kỳ hội chợ lớn nhất lịch sử” đã khai mạc vào ngày 15/4. Bởi vì nó được chính quyền coi là “cửa sổ và chỉ hướng quan trọng nhất của kinh tế đối ngoại” của Trung Quốc, nên thu hút sự chú ý từ thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, cảnh tượng tại hiện trường triển lãm hoàn toàn khác xa so với cảnh chen chúc xếp hàng mà chính quyền tuyên truyền về hội chợ này.

p3315271a605313847 ss
Hội chợ Quảng Châu lần thứ 133 được ĐCSTQ gọi là “hội chợ lớn nhất lịch sử”, nhưng khung cảnh thực sự vắng vẻ, khác hoàn toàn so với những gì được tuyên truyền. (Ảnh chụp màn hình video từ Twitter)

Theo Nhân dân Nhật báo của ĐCSTQ đưa tin vào ngày 17/4, Hội chợ Xuất nhập khẩu Trung Quốc lần thứ 133 (gọi tắt là Hội chợ Quảng Châu, Canton Fair 2023 Spring) đã khôi phục lại hoàn toàn triển lãm ngoại tuyến. Nó sẽ được tổ chức theo 3 giai đoạn từ ngày 15/4 đến ngày 5/5, đồng thời bình thường hóa hoàn toàn các hoạt động trực tuyến. Chính quyền cũng tuyên bố rằng Hội chợ Quảng Châu lần này là “lớn nhất trong lịch sử“, với tổng diện tích triển lãm tăng từ 1,18 triệu mét vuông lên 1,5 triệu mét vuông, và số gian hàng tăng từ 60.000 lên gần 70.000. Số lượng nhà triển lãm ngoại tuyến tăng từ 25.000 lên khoảng 35.000 và hơn 9.000 doanh nghiệp triển lãm mới. Gần 40.000 doanh nghiệp triển lãm trực tuyến đã tải lên hơn 3 triệu sản phẩm, bao gồm gần 800.000 sản phẩm mới.

Không chỉ vậy, chính quyền còn tuyên truyền rằng: “Cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu đã phản hồi tích cực và người mua từ 226 quốc gia và khu vực đã đăng ký trực tuyến và ngoại tuyến để tham gia hội chợ. 47 tổ chức kinh doanh từ các nơi như Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Đại Dương đã tham gia hội chợ. Trong đó bao gồm các nhóm lớn hơn 200 người; 53 công ty đa quốc gia hàng đầu bao gồm Wal-Mart của Mỹ, Auchan của Pháp và Metro của Đức đã xác nhận tham gia.”

Tuy nhiên, tại hiện trường Triển lãm Quảng Châu, người ta nhận thấy tình hình thực tế hoàn toàn khác với tuyên truyền của chính quyền.

Một đoạn video cho thấy một người phụ nữ tham gia triển lãm nói: “Ngày đầu tiên của Hội chợ Quảng Châu đã kết thúc, doanh nghiệp tuyến đầu của chúng tôi cần báo cáo thành tích của mình. Thoạt nhìn, dòng người không tệ, người nước ngoài chiếm khoảng 10%, nhưng đây chỉ là nhìn mắt mà ước lượng nên sẽ có sai số”. Cô nói tiếp, “Hôm nay tôi lấy 8 danh thiếp người nước ngoài, vẫn là nhóm khách đến rồi đi vội vàng, không ngồi nói chuyện nghiêm túc và kỹ càng.”

Cô nói, “Trước đây, ngày đầu tiên tôi tham gia triển lãm là bận rộn nhất, ít nhất tôi có thể lấy được hơn 50 danh thiếp, nhưng lần Hội chợ Quảng Châu này, chi phí gian hàng cao như vậy, so sánh về chi phí, nói thực, tỷ lệ đầu tư và sản xuất không ra sao cả.  Hơi thất vọng. Tôi yêu cầu nhân viên bán hàng quan sát các đồng nghiệp của mình, xem có phải vì gian hàng của chúng tôi nhỏ và không được để mắt đến, nên chỉ lấy được có 8 danh thiếp, cô ấy đã đi xem xung quanh, cũng đi hỏi xung quanh, nhưng cũng rất bình thường.”

Một người dân khác ghi hình tại hiện trường không khỏi thốt lên: “Đây là Hội chợ Quảng Châu lớn nhất trong lịch sử. Màn hình chật kín người Trung Quốc, người nước ngoài đã đi đâu hết rồi?”

(Tweet: Hội chợ Quảng Châu, biển người, ‘người nước ngoài’ rất nhiều.)

Theo cảnh quay tuyên truyền chính thức, địa điểm Hội chợ Quảng Châu “đông đúc và có nhiều người nước ngoài”. Nhưng các thương nhân tại hiện trường chỉ vào cảnh quay và nói: “Nhìn này, nhìn xem, bên ngoài xếp hàng, xếp thành như thế nào? Người này sắp bị say nắng rồi, (chửi tục), chúng tôi ở đây, không có ai cả. Đơn vị tổ chức làm sao thế này? Bạn đến xem xem, mọi người đang đếm muỗi…” Trong cảnh quay, có thể thấy địa điểm tổ chức rất vắng người, nhiều doanh nghiệp đứng trước quầy nhìn trái phải, mong đông khách.

(Tweet: Ngay cả xếp hàng cũng tạo giả, Hội chợ Quảng Châu ngày 15/4, ba năm qua đây là lần đầu tiên đông người thế này, bên ngoài xếp hàng 2 tiếng đồng hồ mới vào được bên trong triển lãm, nhưng bên trong triển lãm lại không có mấy người.)

Một số cư dân mạng cũng đưa ra thông tin rằng Hội chợ Quảng Châu năm nay rất sôi nổi vì toàn là người Trung Quốc, phí gian hàng là 80.000 nhân dân tệ (khoảng 280 triệu VNĐ) và không có giao dịch nào thành công trong ngày. “Dù bạn có tin hay không, thì Chính phủ sẽ thông báo rằng doanh thu của Hội chợ Quảng Châu năm nay lại đạt mức cao kỷ lục!”

p3315251a184303623 ss

Hội chợ Quảng Châu năm nay rất sôi nổi vì toàn là người Trung Quốc, phí gian hàng là 80.000 nhân dân tệ và không có giao dịch thành công nào trong ngày. (Ảnh chụp màn hình)

Còn có cư dân mạng đã đăng lại video và nói: “Hội chợ Quảng Châu năm 2023 mà chính quyền tuyên truyền, tình hình thực tế: Người nước ngoài ít hơn nhiều so với những năm trước và phí gian hàng đắt hơn nhiều so với những năm trước! Vốn nước ngoài đều đang rút khỏi, ai còn đến Hội chợ Quảng Châu, trước đó truyền thông đưa tin nhiều doanh nghiệp trong nước ra nước ngoài để tham gia triển lãm, chính là một chứng minh!”

Theo thông tin công khai, Hội chợ Quảng Châu là một triển lãm thương mại quốc tế toàn diện do Bộ Thương mại Trung Quốc và Chính quyền tỉnh Quảng Đông đồng tài trợ và do Trung tâm Ngoại thương Trung Quốc đảm nhận. Nó được chính thức ca ngợi là “chong chóng chỉ hướng gió” và “phong vũ biểu” của ngoại thương của Trung Quốc. Năm 2009, Hội chợ Canton đã hủy bỏ lệnh cấm “nhập vào” đối với người mua từ Trung Quốc Đại Lục và lần đầu tiên mở phiên đặc biệt “chuyển xuất khẩu sang bán hàng trong nước”, Hội chợ Quảng Châu lần thứ 106 vào mùa thu năm đó, lần đầu tiên thành lập một trung tâm mua sắm trong nước. Tuy nhiên, do sự bùng phát của bệnh viêm phổi ở Vũ Hán vào năm 2020, mặc dù Hội chợ Quảng Châu lần thứ 130 tiếp tục mở ngoại tuyến vào năm 2021 nhưng bị ảnh hưởng, rất nhiều do người mua ở nước ngoài không thể tham gia triển lãm. Mãi đến Hội chợ Quảng Châu lần thứ 133, khai mạc vào ngày 15/4/2023, các cuộc triển lãm ngoại tuyến mới được khôi phục lại hoàn toàn, nhưng kết quả vẫn không như mong đợi.

Một số nhà bình luận chỉ ra rằng Hội chợ Quảng Châu kém xa so với mong đợi, có hai nguyên nhân chính, một là người Trung Quốc thích phô trương, khi không đủ người thì người mua trong nước đến tham gia. Thứ hai là không tự tin. “Xem số liệu thì thấy người mua quá ít, nên cũng dùng cách nào đó, nhưng kết quả là cảnh tượng hiện trường đã có, thể diện đã có, chụp ảnh quay phim đầy đủ, nhưng một số người mua thật sự lại có trải nghiệm vô cùng tệ.”