Dịp kỷ niệm 71 năm Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thành lập chính quyền, Hội nghị toàn thể lần thứ 5 khóa 19 ĐCSTQ (gọi tắt là Hội nghị Trung ương 5) được xác định sẽ diễn ra vào ngày 26/10, và có thông tin nói ông Tập Cận Bình có ý muốn khôi phục lại chức vụ “Chủ tịch Đảng”. Tuy nhiên, hiện tại ĐCSTQ rơi vào tình trạng thù trong giặc ngoài, mặc dù ông Tập Cận Bình liên tiếp củng cố địa vị hạt nhân của mình, nhưng xu hướng khiến ĐCSTQ tăng tốc diệt vong của ông Tập cũng khiến cho các nhà quan sát cho rằng ông sẽ là lãnh đạo cuối cùng của ĐCSTQ.

Ông Tập Cận Bình trong chuyến thăm Ý ngày 23/3/2019. (Ảnh: Alessia Pierdomenico / Shutterstock)
Ông Tập Cận Bình (Ảnh: Alessia Pierdomenico / Shutterstock).

Trong một chương trình của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), nhà bình luận chính trị Trần Phá Không cho biết, trước Hội nghị Trung ương 5, ông Tập Cận Bình đã đưa ra tín hiệu có ý khôi phục lại chức Chủ tịch ĐCSTQ là có ý thăm dò phản ứng của ngoại giới, nhằm củng cố địa vị của bản thân trong Đảng đồng thời chuẩn bị chấp chính trường kỳ. 

Ông Trần Phá Không nói: “Hiện giờ ông Tập Cận Bình lại muốn thay đổi, cho rằng quyền lực của mình dường như chiếm thượng phong trong cuộc đấu tranh nội bộ, nhưng bản thân chỉ nắm hết quyền hành trong tay vẫn chưa đủ, vẫn còn ghen tị ông vì ông Mao Trạch Đông được gọi là Chủ tịch Đảng. Ông nghĩ nếu Tập Cận Bình được gọi là Chủ tịch Tập, thì làm thế nào? Gọi là Chủ tịch Đảng. Cho nên việc này cũng là được thiết lập do nhân tố con người, Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình là như thế, Tập Cận Bình cũng là như thế. Có thể thấy trong chế độ của ĐCSTQ, không chỉ là hiến pháp, điều lệ đảng cơ bản vẫn chỉ là cho có mà thôi, đều là thiết lập vì người nào đó, muốn làm thế nào thì làm như thế, ai nắm quyền thượng phong thì người đó có thể muốn gì thì thì làm.”

Ông Trần Phá Không cho rằng, thay đổi xưng hô “Tổng Bí thư” thành “Chủ tịch Đảng” cũng có mục đích chính trị khác, bởi vì các quan chức cấp cao chính quyền Tổng thống Trump đã bắt đầu không còn xưng hô ông Tập Cận Bình là Chủ tịch nước (President) nữa mà gọi ông là Tổng Bí thư (General Secretary). Ý là nói ông Tập không phải là dân bầu.

Tuy nhiên, ông Trần Phá Không cũng đồng thời cho biết, thay đổi xưng hô và khôi phục chức Chủ tịch Đảng có mục đích quan trọng hơn chính là có thể khiến ông Tập Cận Bình chấp chính trường kỳ. Ông nói: “Ông Tập Cận Bình muốn làm Chủ tịch Đảng còn có một mưu đồ nữa, chính là biến đổi thủ đoạn bịp bợm mới để chấp chính trường kỳ và chấp chính trọn đời. Bởi vì tiêu chuẩn mà ông ta bắt chước theo đó là sự độc tài, giống như ông Putin của Nga, Tổng thống Belarus Lukashenko, Cựu Tổng thống Zimbabwe Mugabe, còn có nhà độc tài Bashir của Sudan. Ông Tập muốn bắt chước họ, mục tiêu của ông ấy là 20 năm, 30 năm. Cho nên ông ấy vạch kế hoạch chấp chính 15 năm, đến lúc đó tuổi của ông ấy cũng không chênh lệch nhiều so với tuổi của Mao Trạch Đông khi qua đời, 82 tuổi. Về số tuổi là xếp cùng với Mao Trạch Đông. Nếu thiết lập lại chức Chủ tịch Đảng, thì sẽ không có kỳ hạn.”

Hội nghị Bộ Chính trị ĐCSTQ hồi cuối tháng Chín đã xác định Hội nghị Toàn thể Ban chấp hành Trung ương ĐCSTQ lần thứ 5 (Hội nghị Trung ương 5) sẽ được tổ chức vào cuối tháng này (từ ngày 26 – 29/10), đồng thời nghiên cứu và chế định “Điều lệ Công tác Ủy ban Trung ương ĐCSTQ” (gọi tắt là Điều lệ). Truyền thông ĐCSTQ nói mục đích là “duy hộ sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Trung ương ĐCSTQ lấy ông Tập Cận Bình là hạt nhân”.

Đài Á châu Tự do (RFA) dẫn lời của ông Bào Đồng – cựu Thư ký của cố Tổng Bí thư ĐCSTQ Triệu Tử Dương dự đoán rằng, nếu điều lệ liên quan yêu cầu duy hộ hạt nhân Tập Cận Bình, trừ phi bãi bỏ điều lệ, nếu không ông Tập Cận Bình chắc chắn vĩnh viễn trở thành hạt nhân của Ủy ban Trung ương.

Ông Lâm Hòa Lập, Giáo sư Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc của Đại học Trung văn Hồng Kông phân tích rằng, dù ông Tập Cận Bình có tiếp tục nhiệm kỳ tiếp theo hay không, thì ông ấy sẽ là “hạt nhân suốt đời” và thao túng Ủy ban Trung ương. Ông chỉ ra, căn cứ vào Điều lệ Đảng, nhiệm kỳ của Tổng Bí thư không có thiết lập giới hạn, lần này ở một khía cạnh đã chứng minh ông Tập Cận Bình muốn nắm quyền ít nhất 10 năm nữa, do đó ông tiếp tục củng cố trước “địa vị hạt nhân” của mình. 

Ngoài ra, theo thông tin chính thức từ truyền thông ĐCSTQ, nghị trình của Hội nghị Trung ương 5 bao gồm Bộ Chính trị ĐCSTQ sẽ báo cáo công tác trước Ủy ban Trung ương, nghiên cứu về việc chế định “Kế hoạch 5 năm lần thứ 14” và kiến nghị “Mục tiêu viễn cảnh 2035”.

Tờ Nikkei Asian Review trước đó có bài viết nói, Hội nghị toàn thể lần thứ 5 nghiên cứu “Mục tiêu viễn cảnh 2035”, tiết lộ ông Tập Cận Bình có ý đồ muốn nắm quyền đến năm 2035. Đồng thời đội ngũ nhân sự quan trọng tiếp theo của ĐCSTQ sẽ được đưa ra thảo luận, một cuộc đấu tranh chính trị toàn diện sẽ được mở ra. Kế hoạch của ông Tập liệu có được nội bộ đảng tiếp nhận hay không, sau khi Hội nghị Trung ương 5 kết thúc thì mới có được đáp án rõ ràng. 

Mặc dù ông Tập Cận Bình có vẻ dã tâm bừng bừng, nhưng do ông làm ẩu làm càn trong nhiều lĩnh vực, nên đã bị cư dân mạng gọi là “Tổng gia tốc sư” thúc đẩy ĐCSTQ nhanh diệt vong. 

Nhà bình luận Đường Hạo nói trong chương trình “Ngã tư thế giới” rằng, do ông Tập Cận Bình hiện được gọi là “Tổng gia tốc sư”, ý tứ là ông là người tăng tốc độ thúc đẩy ĐCSTQ đi đến diệt vong. Hiện tại rất nhiều hành động của ông ấy đúng là đang dẫn dắt ĐCSTQ đi đến vong đảng, hơn nữa còn khiến ông trở thành lãnh đạo cuối cùng của ĐCSTQ. 

Đường Hạo đã tổng kết lại 5 động lực mà ông Tập đang “gia tốc”: 

Một là tập trung quyền lực chưa từng có trước đây. Loại bỏ tiếng nói bất đồng, đồng thời làm suy yếu sức mạnh của thể chế; nhưng một phương diện khác, ông chỉ tăng cường tập trung quyền lực, khiến cho người khác càng khó nhúng tay vào chính quyền, nhưng cũng bằng như trói buộc vận mệnh của ĐCSTQ lại với bản thân ông ấy. 

Hai là để đảm bảo sau khi giải nhiệm sẽ không bị phe đối địch thanh toán, ông Tập Cận Bình đã không dự định lựa chọn người kế nhiệm. Mà đưa ra chế độ nhiệm kỳ trọn đời, làm “tuyệt hậu” người kế nhiệm của ĐCSTQ. 

Ba là xung đột trong chiến tranh thương mại Mỹ – Trung. Kinh tế suy yếu, chính quyền Mỹ đã phong tỏa toàn diện, cắt đứt nguồn cung công nghệ, cộng thêm áp lực nguy cơ nợ khổng lồ trong nước đang đè trên vai, chính quyền ĐCSTQ khó tự cứu. Một khi kinh tế Trung Quốc mất kiểm soát gây ra thất nghiệp nghiêm trọng, hoặc là vỡ nợ dẫn đến nguy cơ cho hệ thống tài chính, thì cũng sẽ mang đến nguy cơ chí mạng nhất liên quan đến tồn vong của chính quyền ĐCSTQ. 

Bốn là ĐCSTQ thể hiện bắt nạt theo kiểu sói chiến trên quốc tế, dùng dịch bệnh để âm mưu xưng bá, dẫn đến sự phản kích bao vây của quốc tế. ĐCSTQ gần đây bức hại nhân quyền tại Hồng Kông, Tân Cương, bắt nạt các nước ở Biển Đông, và cả việc dùng vũ lực đe dọa Đài Loan, đều khiến cho các nước trên thế giới nhìn thấy tận mắt. Họ liên tiếp đứng ra lên án ĐCSTQ, phản đối ĐCSTQ, thậm chí tham gia vào “liên minh chống cộng toàn cầu” của Mỹ. Ngày 1/10, “Nhóm công tác Trung Quốc” của Đảng Cộng hòa thuộc Hạ viện Mỹ đã công bố báo cáo nặng ký, công khai chỉ ra “ĐCSTQ là mối đe dọa lâu dài lớn nhất đối với Mỹ”, công khai cho biết cần “chấm dứt ĐCSTQ”. 

Năm làquốc tế và người dân Trung Quốc nhận rõ “ĐCSTQ không phải là Trung Quốc”. Ngày 23/7, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo có bài phát biểu chống lại ĐCSTQ, chú trọng vào vấn đề ĐCSTQ không phải là Trung Quốc, lời nói dối lớn nhất của ĐCSTQ chính là: ĐCSTQ đại biểu cho 1,4 tỷ người dân Trung Quốc đang bị họ giám sát bức hại và đe dọa. Ông Pompeo chỉ ra, “Chính quyền ĐCSTQ là chính quyền chủ nghĩa Mác – Lê. Tổng Bí thư Tập Cận Bình là một người tin tưởng thực sự vào hệ tư tưởng chủ nghĩa độc tài đã phá sản”.

Đường Hạo phân tích, chính sách đối với Trung Quốc của Mỹ trong 2 năm qua đã liên tiếp nhắc lại một trọng điểm: Trung Quốc không có nghĩa là ĐCSTQ, người dân Trung Quốc không đồng nghĩa với chính quyền ĐCSTQ. Hiện tại ông Tập Cận Bình đích thân ra trận, kêu gào 5 “tuyệt đối không đáp ứng”, nói rằng tuyệt đối không đáp ứng “bất cứ người nào, bất cứ thế lực nào có ý đồ tách rời và đối lập ĐCSTQ với nhân dân trung Quốc”. Phát ngôn của ông Tập Cận Bình được cho là thể hiện ĐCSTQ đã bị ông Pompeo đánh trúng chỗ đau và chỗ hiểm. 

Đường Hạo chỉ ra, toàn cầu đã có hơn 360 triệu người tuyên bố rút khỏi tổ chức của ĐCSTQ như đảng, đoàn, đội. Làn sóng rút khỏi đảng này và việc người dân Trung Quốc nhận rõ “ĐCSTQ không phải là Trung Quốc” cũng đang nhanh chóng làm suy yếu sức mạnh và nền tảng dân ý của ĐCSTQ. 

Đường Hạo nói, ĐCSTQ hiện tại dưới sự lãnh đạo của “Tổng gia tốc sư”, không những sức mạnh của ĐCSTQ đang suy yếu, không có người kế nhiệm, mà ĐCSTQ cũng càng ngày càng bị cộng đồng quốc tế cô lập, còn trở thành mối đe dọa hàng đầu mà Mỹ muốn “chấm dứt”. Đồng thời, còn có lượng lớn người Trung Quốc thoái xuất khỏi tổ chức của Đảng. Do đó, ĐCSTQ xác thực đang bước trên con đường nhanh chóng suy vong một cách vững vàng. Nếu ông Tập Cận Bình không giải thể ĐCSTQ, thì nó sẽ bị cộng đồng quốc tế và người dân Trung Quốc cùng nhau giải thể.

Lâm Trung Vũ

Xem thêm: