Tại Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương tổ chức tại Bắc Kinh từ ngày 11 -12/12/2023, sau khi phát biểu vào ngày đầu tiên, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình đã dẫn đầu một nhóm quan chức cấp cao rời đi giữa chừng để sang thăm Việt Nam vào ngày hôm sau (12/12). Đây là lần đầu tiên trong hơn 10 năm kể từ khi lên nắm quyền, ông Tập không tham dự đầy đủ hội nghị kinh tế trung ương thường niên quan trọng.

Embed from Getty Images

Ngày 5/3/2023, màn hình ngoài trời tại một đường phố ở Bắc Kinh chiếu bản tin trực tiếp khi cựu Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đọc báo cáo công tác tại lễ khai mạc Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc (NPC) tại Đại lễ đường Bắc Kinh. (Ảnh: Jade Gao/AFP qua Getty Images)

Bloomberg dẫn lời những người quen thuộc với vấn đề này cho biết, chuyến thăm Việt Nam của ông Tập ban đầu dự kiến ​​diễn ra từ ngày 14 -16/12/2023, nhưng vì lý do chưa xác định nên đã được dời sang ngày 12/12.

Hiện ngoại giới không hiểu vì sao ông Tập lại đột ngột rời đi giữa chừng.

Ông Vương Quân Đào, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ Trung Quốc, kiêm nhà khoa học chính trị sống tại Hoa Kỳ, từ lâu đã chú ý đến tình hình chính trị của Trung Quốc. Ông đã giải thích lý do với Epoch Times theo thông tin nội bộ mà ông có được.

Ông cho biết, ĐCSTQ có 2 cuộc họp quan trọng. Một là cuộc họp công tác chính trị và pháp luật vào tháng 12 hàng năm, nhằm phân tích tình hình chính trị trong năm tới, để duy trì sự ổn định, như xem xét việc nên tấn công lực lượng nào và áp dụng những sách lược nào. Hai là phiên họp công tác kinh tế, nghiên cứu về kinh tế Trung Quốc và cách khắc phục khó khăn.

“Giữa hội nghị công tác kinh tế năm ngoái, ông Tập Cận Bình tức giận đến mức đã bỏ đi giữa chừng. Nguyên nhân là do tất cả các bộ, ban ngành đều phàn nàn. Nền kinh tế hiện nay có rất nhiều vấn đề, nhưng giải pháp đưa ra đều là của ông Lý Khắc Cường.

Kế hoạch của ông Lý Khắc Cường là nhằm bảo vệ sinh kế, việc làm và các hoạt động cơ bản của người dân, thay vì tạo ra lực lượng sản xuất mới hoặc những đột phá cao cấp (như chỉ đạo của ông Tập).”

Ông Vương Quân Đào cho biết, ông Tập sẽ cảm thấy rằng mặc dù ông Lý Khắc Cường đã chết, nhưng hồn ma của ông ấy vẫn còn vương vấn. Toàn bộ Quốc vụ viện và các bộ ngành kinh tế vẫn đang sử dụng kế hoạch của ông Lý Khắc Cường để tấn công ông Tập. Ông Tập cũng sẽ cảm thấy Thủ tướng Lý Cường đang không kiểm soát tốt tình hình.

Tap Can Binh 2
Ảnh ghép Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (giữa), cựu Thủ tướng Lý Khắc Cường (trái) và đương nhiệm Thủ tướng Lý Cường (phải).

Dù cựu Thủ tướng Lý Khắc Cường đã chết, ông Lý Cường vẫn muốn giữ lại một số giải pháp do cựu Thủ tướng đề xuất, nhưng lại không dám làm trái ý ông Tập, nên ông Lý Cường mới để các cấp báo cáo lên. Mặc dù trước đó, Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương và Quốc vụ viện đã thảo luận qua trước các vấn đề.

“Tất nhiên, có lẽ bản thân ông Lý Cường cũng cho rằng khi nền kinh tế đi xuống, nếu dựa vào đổi mới công nghệ cũng sẽ không thể tồn tại, phải phát triển các doanh nghiệp, tạo sinh kế của người dân. Ông ấy không dám đề cập trực tiếp với ông Tập Cận Bình, nên để những người này bày tỏ quan điểm thay mình. Kết quả là cuộc họp đó đã kết thúc trong sự tồi tệ”, ông Vương Quân Đào nói.

Ông cho biết, một nửa những gì ông Tập đang làm hiện nay vẫn là theo đề xuất của ông Lý Khắc Cường, như thu hút đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân. Nhưng mặt khác, ông Tập lại muốn nguồn tài chính của quốc gia phải được phân bổ theo xu hướng các ngành công nghiệp mũi nhọn. Từ khía cạnh này, có thể nói rằng ông Tập không cam tâm từ bỏ kế hoạch của mình.

GettyImages 1251498029
Hội chợ việc làm ở Trùng Khánh ngày 11/4/2023. (Nguồn: Getty Images)

Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương vào tháng 12/2023 đề cập đến các vấn đề kinh tế mà Trung Quốc hiện đang phải đối mặt, như không đủ nhu cầu, dư thừa năng lực ở một số ngành, kỳ vọng xã hội yếu, vẫn còn nhiều rủi ro và nguy hiểm tiềm ẩn. Chu kỳ kinh tế trong nước bị tắc nghẽn, môi trường bên ngoài lại phức tạp và sự tăng trưởng không chắc chắn.

Theo giải pháp do ông Lý Khắc Cường đề xuất trong Báo cáo công tác Chính phủ tháng 3/2023, cần đạt được sự đồng bộ cơ bản giữa tăng trưởng thu nhập của người dân với tăng trưởng kinh tế; tập trung mở rộng nhu cầu trong nước, ưu tiên phục hồi và mở rộng tiêu dùng, tăng cường thu nhập của người dân thành thị và nông thôn thông qua nhiều kênh khác nhau; đi sâu phát triển tài sản nhà nước và doanh nghiệp nhà nước; cải cách, nâng cao năng lực cạnh tranh cốt lõi của doanh nghiệp nhà nước.

Ngược lại, việc đẩy nhanh tốc độ xây dựng hệ thống công nghiệp hiện đại không phải là ưu tiên hàng đầu. Điều này trái với chỉ đạo của ông Tập Cận Bình.

Tuy nhiên, theo đánh giá từ bản dự thảo cuối cùng của Hội nghị kinh tế ĐCSTQ do truyền thông chính phủ công bố, ý kiến ​​của lãnh đạo đảng đã chiếm ưu thế.

Giải pháp ưu tiên được đưa ra không phải là tăng nhu cầu trong nước và giảm dư thừa công suất như ông Lý Khắc Cường đề xuất, mà là “đổi mới khoa học công nghệ đi đầu trong xây dựng hệ thống công nghiệp hiện đại”, “đặc biệt là sử dụng các công nghệ đột phá và tiên tiến, nhằm tạo ra các ngành công nghiệp mới, mô hình mới, đồng thời phát triển lực lượng sản xuất mới.”

Khái niệm “lực lượng sản xuất mới” lần đầu tiên được ông Tập Cận Bình đề xuất trong chuyến thị sát Hắc Long Giang vào tháng 9/2023, cũng được đưa vào bản thảo.

Sự mâu thuẫn giữa vấn đề và giải pháp này phản ánh rằng có thể quan điểm của ông Tập Cận Bình không đồng điệu với một số quan chức trong hệ thống vẫn luôn tin vào học thuyết kinh tế của cựu Thủ tướng Lý Khắc Cường.

Các chuyên gia đã chỉ ra rằng “lực lượng sản xuất mới” như xe điện, pin và các phương tiện sử dụng năng lượng mới chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong GDP, và không tạo ra việc làm hay nhu cầu cá nhân. Việc đầu tư quá mức vào lĩnh vực này cũng dẫn đến dư thừa công suất.

Cuối cùng tình trạng nguồn cung dư thừa sẽ dẫn đến việc phụ thuộc vào xuất khẩu. Điều này sẽ làm trầm trọng thêm xung đột thương mại.

Báo cáo mới nhất của cộng đồng tình báo Mỹ cũng đánh giá, rằng Bắc Kinh hiểu vấn đề nhưng đang né tránh cải cách, vì những chính sách này đi ngược lại những ưu tiên của ông Tập về sản xuất và đầu tư công nghiệp do nhà nước lãnh đạo.

Trong 10 năm làm việc với ông Tập, cựu Thủ tướng Lý Khắc Cường thường xuyên phản đối ông Tập.

Tại “lưỡng hội” năm 2020, ông Lý Khắc Cường cho rằng ở Trung Quốc, vẫn còn 600 triệu người có thu nhập thấp và trung bình. Mức thu nhập hàng tháng chỉ 1.000 nhân dân tệ (~ 3,45 triệu VNĐ). Những lời này như một cái tát trực tiếp giáng vào tuyên bố “xóa đói giảm nghèo toàn diện” của ông Tập Cận Bình.

Embed from Getty Images

Một chàng trai trẻ bán hàng rong trên đường phố Bắc Kinh. (Ảnh: Greg Baker/AFP qua Getty Images)

Ông Vương Quân Đào nói với Epoch Times rằng theo chỉ đạo của ông Tập Cận Bình, hệ thống ĐCSTQ có lợi thế là tập trung nguồn lực để hoàn thành những việc lớn. Trong khi làm thủ tướng, ông Lý Khắc Cường lại luôn muốn bảo vệ sinh kế và việc làm của người dân.

Ông Lý Khắc Cường vẫn muốn đi theo sự chỉ đạo của ông Đặng Tiểu Bình. Quan điểm của ông ấy là tham nhũng là do chính phủ có quyền lực quá lớn. Mặc dù dân chủ và pháp quyền không nằm trong tầm kiểm soát của mình, nhưng ông Lý Khắc Cường có thể làm giảm thêm quyền lực của chính phủ.

Đây thực chất là ý tưởng của Ôn Gia Bảo: Đơn giản hóa việc quản lý và phân quyền.

Quyền quyết định kinh tế vốn nằm trong tay ông Tập. Tuy nhiên, Ủy ban Công nghệ thông tin và An ninh mạng Trung ương hiện đã được giao cho ông Thái Kỳ (Cai Qi). Điều này cho thấy ông Tập tin tưởng ông Thái Kỳ. Nhưng hiện tại Ủy ban Cải cách sâu rộng toàn diện Trung ương vẫn chưa được giao cho ông Lý Cường. Điều này cho thấy ông Lý Cường không đáng tin cậy.