RFA: ĐCSTQ gia tăng bức hại người tập Pháp Luân Công lớn tuổi
- Trí Đạt
- •
Cuộc bức hại của chính quyền Trung Quốc đối với những nhóm người như tín đồ Cơ đốc giáo, Phật giáo Tây Tạng, người tập Pháp Luân Công, vẫn đang diễn ra, thậm chí ngày một tồi tệ hơn. Theo luật sư nhân quyền Trung Quốc Đại Lục tiết lộ, số trường hợp người tập Pháp Luân Công bị chính quyền bắt giữ trong thời gian gần đây gia tăng, các kiểu xét xử phi pháp đang được đẩy nhanh, rất nhiều địa phương đã vượt giới hạn thấp nhất và lấy người lớn tuổi để ‘khai đao’.
Từ năm 2018 đến nay, phong trào Trung Quốc hóa tôn giáo ngày càng diễn ra mạnh mẽ trên khắp Trung Quốc, lãnh tụ tôn giáo cũng bị buộc phải ủng hộ giá trị quan của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Tại một cuộc hội thảo có tiêu đề “Trung Quốc (ĐCSTQ) khai chiến với tôn giáo” tổ chức hôm 18/10, bà Nina Shea, nhà nghiên cứu cấp cao kiêm Giám đốc Trung tâm Tự do tôn giáo của của Viện Hudson tại Washington, đã chỉ ra rằng tình hình mà tín đồ Cơ đốc giáo gặp phải đang ngày càng tồi tệ:
“ĐCSTQ không chỉ yêu cầu họ tuân thủ quy tắc, mà còn yêu cầu họ làm người truyền đạo để lan truyền lời nói của ông Tập Cận Bình một cách nhiệt tình. ĐCSTQ thay thế ‘Mười điều răn’ của một số giáo hội thành lời nói của Tập Cận Bình, thúc đẩy tôn sùng một loại nhiệt tình và ủng hộ, nó gần như là một loại sùng bái cá nhân.”
Theo báo cáo của tổ chức về quyền và lợi ích tôn giáo “International Christian Concern”, từ tháng 7/2020 đến tháng 6/2021, sự kiện bức hại tôn giáo tại trung Quốc đã vượt quá 1 triệu trường hợp, nhiều hơn gấp đôi so với báo cáo của năm ngoái, khu vực bao phủ từ Tứ Xuyên, Bắc Kinh, mở rộng đến Thiểm Tây, Hà Nam, Quý Châu, Phúc Kiến, v.v.
Tiến sĩ Lâm Hiểu Húc (Lin Xiaoxu), người phát ngôn của Học hội Pháp Luân Đại Pháp cho biết, 22 năm qua, các thủ đoạn đàn áp Pháp Luân Công như tẩy não, cực hình, nô dịch, cưỡng bức thu hoạch tạng, v.v, của ĐCSTQ từng bước, từng bước lan sang các nhóm tôn giáo khác, một số tổ chức quốc tế lại giữ im lặng đáng hổ thẹn, thậm chí đóng vai trò đồng lõa.
“Liên Hiệp Quốc không có chút trách nhiệm nào về những hành vi xâm phạm nhân quyền này, thật là đáng hổ thẹn. Cách đây vài năm, tổ chức phi lợi nhuận ‘Bác sĩ phản đối cưỡng bức thu hoạch nội tạng’ (DAFOH) đã trình lên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc mấy triệu chữ ký, nhưng bặt vô âm tín. Tổ chức Y tế Thế giới thậm chí còn hợp tác với Chính phủ Trung Quốc, thành lập nhóm công tác đặc biệt về cấy ghép tạng, [cựu Thứ trưởng Bộ Y tế Trung Quốc] Hoàng Khiết Khu là thành viên nòng cốt của nhóm này.”
Bức hại Pháp Luân Công đang phổ biến hóa, cao tuổi hóa, thường xuyên hóa
Những năm gần đây, trong khi cuộc bức hại Pháp Luân Công ngày càng được cộng đồng quốc tế chú ý, cuộc đàn áp của Chính phủ Trung Quốc đối với Pháp Luân Công vẫn không hề dừng lại, thậm chí ngày càng khốc liệt hơn. Sáng ngày 12/10, khung cảnh bên ngoài tòa án quận Hướng Dương, thành phố Giai Mộc Tư đầy căng thẳng, cảnh sát quân phục và thường phục được bố trí dày đặc. Bà Lưu Lệ Khiết, một cựu giáo viên ưu tú của thành phố Giai Mộc Tư tỉnh Hắc Long Giang, do thực hành tín ngưỡng “Chân, Thiện, Nhẫn” của Pháp Luân Công nên đang ở trong tòa án và bị xét xử phi pháp. Bà yêu cầu ngừng phiên tòa, trừ phi có người biện hộ đến tòa, bà tuyệt đối không tự biện hộ.
Mặc dù đương sự không chấp nhận luật sư do chính quyền đề cử, chủ tọa phiên tòa Tống Đào của Tòa án quận Hướng Dương lại từ chối một cách bất hợp pháp người biện hộ đệ trình thủ tục đại diện và đơn xin dời ngày mở phiên tòa của luật sư.
Bà Lưu Lệ Khiết nói: “Họ hoàn toàn đang đi trên con đường vi phạm pháp luật và phạm tội một cách trơ trẽn và không hề giấu giếm gì, rất nhiều sinh mệnh tham gia vào trong đó có thể sắp phải vào địa ngục.”
Một nhân sĩ làm trong ngành luật tích cực theo dõi vụ án của bà Lưu Lệ Khiết, vì lý do an toàn nên không tiện tiết lộ danh tính, đã chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do (RFA) rằng: “Trong tình huống không có bất cứ người biện hộ nào, tòa án đã tước đoạt quyền biện hộ của bà Lưu Lệ Khiết, mở phiên tòa phi pháp. Chúng tôi không cách nào vào trong tòa án để tham gia xét xử.”
Lần xét xử này không tuyên án ngay tại tòa. Luật sư nhân quyền tại trung Quốc Đại Lục Vương Toàn Chương, Vương Vũ, Bao Long Quân và Nhậm Toàn Ngưu đã đến nhiều cơ quan của quận Hướng Dương (thành phố Giai Mộc Tư) như Tòa án, Ủy ban Giám sát, Kiểm tra kỷ luật, Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc để kiện, nhưng đối phương không không thèm để ý. Ngày 18/10, phóng viên của RFA đã gọi điện đến ông Tống Đào và Trưởng phòng công tố Lý Lợi Phong để hỏi, nhưng không có ai nghe máy hoặc nghe máy sau đó lập tức tắt.
Ngày 14/10/2020, bà Lưu Lệ Khiết bị cảnh sát địa phương theo dõi và bắt cóc, ngày 16/10 được bảo lãnh chờ xét xử. Từ ngày 3/9/2021 đến nay, bà đã bị giám sát nơi ở, nơi ở bị lắp camera giám sát, gần cổng tòa nhà nơi bà ở có xe đỗ ở đó giám sát và cảnh sát thường phục canh gác 24/24. Trước đó, bản thân bà ít nhất 5 lần bị bắt cóc và giam giữ phi pháp. Hồi năm 2012, sau khi bà bị bắt cóc thì bị bắt đi lao động cải tạo phi pháp 2 năm.
Nhân sĩ luật học nói trên đã nói một cách lo lắng rằng bà Lưu Lệ Khiết hơn 50 tuổi, từng tuyệt thực trong trại lao động cải tạo để kháng nghị. “Khi đó, họ ở nhà một người cùng tu pháp môn này để học Chuyển Pháp Luân và pháp lý ‘Chân, Thiện, Nhẫn’, không có tạo thành bất cứ ảnh hưởng không tốt nào đối với xã hội. Pháp luật quy định, hành vi của một người cần phải cấu thành hậu quả không tốt cho xã hội [thì mới bị lao động cải tạo]. Còn trong vụ án này thì là mấy bà lớn tuổi cùng nhau học Pháp, những người hơn 90 tuổi, hơn 70 tuổi và hơn 80 tuổi, lại bị đồn cảnh sát bắt giữ phi pháp. Họ không trình ra bất cứ thẻ cảnh sát, giấy triệu tập và giấy tạm giam nào. Người lớn tuổi ở đồn cảnh sát bị thẩm vấn, còn bị ngược đãi, ăn uống ngủ nghỉ đều không đảm bảo, còn có đương sự bị đánh, bị bạt tai.”
Đáng chú ý là vị nhân sĩ nắm được tình hình này còn chỉ ra, cuộc bức hại đối với Pháp Luân Công của ĐCSTQ không hề giảm, ngược lại còn tăng, có xu hướng phổ biến hóa, cao tuổi hóa, thường xuyên hóa.
“Rất nhiều học viên chỉ là tự tu luyện ở nhà, trước đây không bị bức hại, nhưng hai năm trở lại đây đều bị bắt. Trước đây đối với những học viên tuổi tác tương đối lớn, đa số chính quyền địa phương vẫn là ‘võng khai nhất diện’, nhưng hai năm trở lại đây thì có rất nhiều nơi đã phá vỡ giới hạn thấp nhất, bắt và kết án lượng lớn học viên cao tuổi. Rất nhiều học viên bị bắt, bị kết án nhiều lần.”
Theo luật pháp Trung Quốc, sở hữu hay cầm vật phẩm quảng bá Pháp Luân Công có tính là phạm tội hay không? Luật sư Vương Vũ, Tạ Yến Ích và Vương Toàn Chương nhấn mạnh trong một tuyên bố rằng trong luật hình sự của Trung Quốc có 3 loại phạm tội hình sự về sở hữu gồm: sở hữu súng và đạn dược phi pháp, ma túy và tài sản lớn không rõ nguồn gốc. Điều 300 trong Luật hình sự, tội lợi dụng tôn giáo X phá hoại thực thi pháp luật là thuộc chương gây rối trật tự xã hội, thuộc về phạm tội có kết quả. Hậu quả của trật tự xã hội bị tổn hại là có thể tính đoán đo lường được, không phải dựa vào suy đoán, suy lý và giả tưởng.
Ông Robert Destro, cựu Trợ lý Ngoại trưởng về Dân chủ, Nhân quyền và Lao động của Bộ Ngoại giao Mỹ, cũng chỉ ra tại cuộc họp của Viện Hudson rằng ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công vì coi đây là mối đe dọa đối với chính quyền của mình:
“Về sau, cơ quan an ninh quốc gia phát hiện, người tập Pháp Luân Công nhiều hơn so với đảng viên ĐCSTQ nên đã bắt đầu đàn áp và kéo dài đến hôm nay. ĐCSTQ cho rằng Pháp Luân Công cấu thành một loại đe dọa đến sinh tồn của ĐCSTQ. Pháp Luân Công hiện đang vận hành mạng lưới thông tin tốt nhất, họ có thể truyền đi những tin tức mà người khác không truyền ra ngoài được…”
11 người bị gài bẫy trong đó có cả bà Hứa Na: Phiên bản phóng đại của án oan Lý Văn Lượng
Ngày 15/10, Tòa án quận Đông Thành mở phiên tòa xét xử 11 người tập Pháp Luân Công, trong đó có bà Hứa Na, Lý Tông Trạch. Luật sư Tạ Yến Ích là luật sư duy nhất được bà Hứa Na chỉ định biện hộ, nhưng ông lại bị chính quyền kiểm soát chặt tại nhà, khóa cứng cửa sau.
Là thế hệ sinh viên sau năm 1989, bà Hứa Na từng ở trên Quảng trường Thiên An Môn căng biểu ngữ “Tự do báo chí, tự do ngôn luận”, về sau bà đã bị ngồi tù 8 năm do tín ngưỡng Pháp Luân Công. Năm 2008, chồng của bà là Vu Trụ (cũng là người tập Pháp Luân Công) tử vong một cách kỳ lạ tại trại tạm giam Thông Châu (Bắc Kinh). Năm 2020, trong thời gian dịch bệnh bùng phát, bà đã tiết lộ một số bức ảnh sự thật dịch bệnh cho một số kênh truyền thông trên mạng và bà đã bị bắt lần thứ 3 vào ngày 19/7/2020.
“Vụ án này chính là phiên bản phóng đại của sự kiện bác sĩ Lý Văn Lượng. Trong thời gian dịch bệnh, bác sĩ Lý Văn Lượng đã đưa ra cảnh báo, làm như thế thì có tội gì? Không chỉ là vô tội mà còn có công.” Luật sư Tạ Yến Ích nói: “Tôi cho rằng đằng sau vụ án này có một bàn tay đen, có thể nói họ không thể dồn người ta vào chỗ chết thì ít nhất cũng muốn làm thành vụ án lớn, vụ án quan trọng. Họ nghĩ mọi cách để thêu dệt tội danh cho bà Hứa Na, nói rằng bà là người tổ chức và lên kế hoạch.”
Luật sư Tạ Yến Ích: Thảm họa nhân đạo lớn nhất sau Thế chiến thứ Hai, ai vẫn còn đang tiếp tục bức hại Pháp Luân Công?
Năm 2017, Tòa án Tối cao và Viện kiểm sát Tối cao Trung Quốc đã công bố “Giải thích nhiều vấn đề về áp dụng luật hình sự liên quan đến xử lý việc tổ chức, lợi dụng tôn giáo X để phá hoại thực thi pháp luật”. Luật sư Tạ Yến Ích chỉ ra, văn kiện này là kết quả của thỏa hiệp chính trị, chấm dứt 2 bản giải thích tư pháp năm 1999 và năm 2001, tinh thần thực chất là “chấm dứt bức hại”, nhưng trong thực hiện lại bị lạm dụng, gây ra nhiều án oan hơn.
Mặc dù Giang Trạch Dân, Chu Vĩnh Khang, Lý Đông Sinh, Phó Chính Hoa, Tôn Lập Quân là những kẻ gây nhiều tội ác, và tay chân của họ đã hạ đài, nhưng theo ông Tạ Yến Ích quan sát thì cuộc bức hại này có xu thế ngày càng nghiêm trọng.
Ông nói: “Hiện giờ ai còn đang tiếp tục con đường này? Có một bàn tay vô hình đang đẩy nhanh về phía trước, gần đây rất nhiều vụ án người tập Pháp Luân Công đang được gấp rút xét xử và kết án. Có một thế lực muốn thông qua việc tạo nhiều vụ án liên quan đến Pháp Luân Công hơn, muốn thể chế này gánh nợ, trói buộc thể chế này với quốc gia. Họ sợ sự thật và các án oan trong quá khứ bị lật lại, cho nên họ cố hết sức và làm mọi cách có thể để biến từ không thành có, lợi dụng quyền lực của hệ thống chính trị pháp luật gấp rút tạo nhiều án oan.”
Luật sư tín đồ Cơ đốc giáo Tạ Yến Ích từng nhiều lần biện hộ cho người tập Pháp Luân Công và nhóm người yếu thế, vì thế trong “sự kiện 709” bắt bớ luật sư, ông đã bị cực hình tra tấn. Ông nhấn mạnh đầy căm phẫn, toàn bộ quốc gia, chính quyền và Bộ Tư pháp bị gánh nặng lịch sử trói buộc. Ngày nào cuộc bức hại Pháp Luân Công chưa kết thúc, nhân quyền và pháp trị của Trung Quốc chính là nói càn, toàn bộ linh hồn của nhân loại cũng sẽ bị vấy bẩn và ăn mòn.
Ông nói: “Cuộc bức hại đối với Pháp Luân Công là thảm họa nhân đạo lớn nhất kể từ sau Thế chiến thứ Hai đến nay. Nhân quyền, pháp trị của Trung Quốc chuyển biến xấu một cách toàn diện, căn nguyên là sự kiện bức hại Pháp Luân Công, tất cả những nguy hại và hậu quả nghiêm trọng ngày hôm nay cũng là do sự kiện bức hại Pháp Luân Công gây ra và mở rộng ra. Chính phủ Mỹ, cộng đồng quốc tế cũng cần đặt thảm họa nhân đạo của Pháp Luân Công lên vị trí hàng đầu, bởi vấn đề này liên quan đến vận mệnh, văn minh và lối thoát của toàn bộ người Trung Quốc và toàn bộ nhân loại.”
Trí Đạt, theo RFA
Xem thêm:
Từ khóa Pháp Luân Công Cuộc đàn áp Pháp Luân Công Dòng sự kiện