Ngày 17/10, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thông báo, chiến dịch ‘chống tham nhũng’ của ông Tập Cận Bình đã xử lý gần 5 triệu quan chức các cấp, trong đó có 553 quan chức thuộc diện Trung ương quản lý.

canh ve tai thien an mon bac kinh shutterstock 1150447136
Mặc dù Quân khu Cảnh vệ Bắc Kinh phụ trách về an ninh Bắc Kinh, nhưng cũng có quyền kiểm soát Đội Cảnh vệ Trung ương, một cơ quan quân sự cơ yếu của ĐCSTQ. (Ảnh minh họa: Chris T photography / Shutterstock).

Giới quan sát phân tích nhận định, con số này cho thấy tham nhũng đang phổ biến trong quan trường Trung Quốc và ngày càng lộng hành hơn. ĐCSTQ không thực sự chống tham nhũng, đó chỉ như một phương tiện để duy trì quyền lực tập trung và độc đoán. Vấn đề tham nhũng mang tính thể chế này dẫn đến tình trạng tham nhũng là phổ biến.

Trong vòng 10 năm có gần 5 triệu quan chức đã bị điều tra

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí của Đại hội 20 chiều hôm 17/10, ông Tiêu Bồi (Xiao Pei) – Phó bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương kiêm Phó trưởng ban Ban Giám sát Nhà nước, cho biết toàn Trung Quốc đã có hơn 4,648 triệu vụ việc được cơ quan thanh tra giám sát kỷ luật quốc gia lập hồ sơ án, trong đó có 553 cán bộ cấp trung ương, hơn 25.000 cán bộ cấp tỉnh và hơn 182.000 cán bộ cấp huyện. Cuộc chiến chống tham nhũng đã giành được thắng lợi to lớn và được củng cố trên toàn diện.

Trong số 553 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý có 49 Ủy viên hoặc Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương khóa 10, có 12 Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương khóa 18, có 12 Ủy viên hoặc Ủy viên dự khuyết Trung ương khóa 19, và 6 ủy viên Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật khóa 19. Tổng số 207.000 “lãnh đạo thuộc diện đứng đầu một cơ quan/ban ngành” các cấp đã bị cơ quan thanh tra, giám sát kỷ luật quốc gia điều tra truy cứu.

Về vấn đề này, nhà sử học gốc Hoa ở Úc, ông Lý Nguyên Hoa (Li Yuanhua) trao đổi với Epoch Times rằng con số đó không phải là thành tích chống tham nhũng, mà phản ánh thực tế tham nhũng phổ biến ở tất cả các quan chức ĐCSTQ. Thay vì nhìn nhận đó là thành tích, thì có thể diễn tả cách khác là tham nhũng của quan chức ĐCSTQ mang tính phổ biến. Ông nhận thấy bất kỳ ai mà ông Tập Cận Bình muốn bắt giữ thì đều có vấn đề tham nhũng, kể cả [bắt vì] đối đầu hay không ủng hộ ông Tập về chính trị. Thực trạng tham nhũng đó không phải là thành tích, mà chỉ cho thấy ĐCSTQ là tổ chức hủ bại.

Dùng chống tham nhũng để duy trì quyền lực độc tài

Ông Lý Nguyên Hoa nhấn mạnh, các quan chức cao nhất của ĐCSTQ đều tham nhũng, nhưng ĐCSTQ có một quy tắc bất thành văn: không áp dụng đối với ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị.

Ông nói: “Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị là những quan chức tham nhũng nhiều nhất, bao gồm cả các cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng đã tạo ra bầu không khí xã hội thối nát của Trung Quốc. Giang Trạch Dân là quan chức tham nhũng kinh khủng nhất, nhưng tất cả đều vì quy tắc bất thành văn của ĐCSTQ mà không đụng vào ông ta. Hoặc cũng có thể Tập Cận Bình đã đạt được thỏa hiệp với quan chức tham nhũng lớn nhất để được ủng hộ cái gọi là cuộc  ‘tại vị’ hoặc trong những vấn đề chính trị nhạy cảm khác.”

Nhà quan sát gốc Hoa này lưu ý, chiến dịch chống tham nhũng của ĐCSTQ không phải thực chất như vậy mà là chiêu bài để bảo vệ quyền lực tập trung và độc tài, vì thực tế ai cũng thấy chỉ cần đi theo đúng phe cánh thì dù có tham nhũng đến đâu cũng không sao.

Các quan chức cấp cao của Trung ương ĐCSTQ là những địch thủ chính trị của nhau. Vì vậy, khi ĐCSTQ chấn chỉnh những người này thì không theo quy trình tư pháp mà theo cái gọi là kiểm tra và giám sát kỷ luật, từ đó ép cung lấy được ‘tài liệu đen’. Ông cho rằng “mục tiêu thanh trừng không phải tham nhũng, vấn đề là biến những người bị thanh trừng như những lá bài thương lượng quan trọng để đến lúc sử dụng, cho công bố những ‘tài liệu đen’ đó. Một mặt cách làm chứng tỏ tôi tương đối trong sạch, tôi sẽ chấn chỉnh tất cả các quan chức, mặt khác khiến các đối thủ chính trị phải thỏa hiệp bằng điều kiện tha bổng những người đó.”

Tham nhũng mang tính thể chế

Epoch Times cũng dẫn lời một nhà bình luận thời sự người gốc Hoa khác là ông Lam Thuật (Lan Shu). Ông Lam nhận xét chiến dịch chống tham nhũng của ĐCSTQ là ‘càng chống càng nhiều tham nhũng’, không thể giải quyết được vấn đề. Bởi vì ĐCSTQ xem như đứng trên luật pháp, dẫn đến tham nhũng mang tính thể chế, do tất cả các quan chức đều vượt trên luật pháp, họ không bị ràng buộc bởi luật pháp.

Ngoài ra, hệ thống bổ nhiệm và miễn nhiệm nhân sự của ĐCSTQ cũng dẫn đến tình trạng tham nhũng mang tính thể chế. Mỗi quan chức cấp dưới do quan chức cấp trên bổ nhiệm. Vì vậy những quan chức này tham nhũng từ trên xuống dưới. Các mối quan hệ phức tạp và đa dạng cũng sinh sôi nảy nở nhiều vấn đề hủ bại.

Hơn nữa, ĐCSTQ chống tham nhũng để duy trì sự tồn tại liên tục của hệ thống tham nhũng này. Ông nói: “Họ chỉ xử lý những quan chức vì tham nhũng mà đe dọa [tồn vong] cho ĐCSTQ”.

ĐCSTQ cũng biết rằng chiến dịch chống tham nhũng không thể kết thúc, vì vậy họ nói rằng “chống tham nhũng là con đường không có điểm dừng”. Ông kết luận: “Chiến dịch chống tham nhũng của ĐCSTQ là vừa chống tham nhũng vừa tạo ra tham nhũng. Dưới hệ thống tham nhũng mang tính thể chế của ĐCSTQ thì không có cách nào giải quyết được [tham nhũng]”.