Vài ngày trước, có người đã xịt dòng chữ lên bức tường đỏ của Quảng trường Thiên An Môn: “Tập Cận Bình Đảng Cộng sản phải hạ đài”, thu hút sự chú ý. 

id13969918 179f8f0b4defa5b9df2e6
Hình ảnh lan truyền trên Internet: “Đảng Cộng sản phải hạ đài” được xịt lên bức tường đỏ của Quảng trường Thiên An Môn. (Ảnh từ Twitter)

Gần đây, một bức ảnh được lan truyền trên mạng, có người phun dòng chữ lên bức tường đỏ của Quảng trường Thiên An Môn “Tập Cận Bình Đảng Cộng sản phải hạ đài”.

Nhìn kỹ vào ảnh, phần không bị dải vải ngang che là: phải hạ đài; phần bị tấm vải che có lẽ là 6 chữ: chữ thứ nhất là Tập (không bị che), chữ thứ 6 là chữ Đảng; do đó ước đoán dòng chữ hoàn chỉnh là: Tập Cận Bình Đảng Cộng sản cần phải hạ đài.

Cư dân mạng đã đăng lại và thảo luận sôi nổi trên Twitter:

@OttoHuang120: “Trên bức tường đỏ của Quảng trường Thiên An Môn, những người tử vì đạo phun sơn ‘Tập Cận Bình phải hạ đài’. Ở Đài Loan dân chủ, yêu cầu ai đó hạ đài là chuyện bình thường. Nhưng ở Trung Quốc, đó là một việc kinh thiên động địa”.

@wuwenhang:“Gửi lời chào kính trọng đến dũng sĩ! [Người đã] phát ra tiếng gào thét trên mảnh đất im lặng!”

@Daniel19890604: “Đây là tiếng nói của nhân dân: XXX phải hạ đài!!!”

@RealKotori98: “Ngày hôm qua tôi mới từ Bắc Kinh trở về, không ngờ lại có chuyện này, xem ra ‘nhóm người ăn dưa bở’ (chỉ nhóm người không quan tâm, bày tỏ ý kiến đối với những việc xung quanh) đã thức tỉnh, công nông binh cũng đã thức tỉnh.”

@laodeng89: “Phun chữ lên bức tường đỏ Thiên An Môn, muốn Tập Cận Bình hạ đài, đây là dũng sĩ thực sự, thật tuyệt vời”, “Hành động vĩ đại gây chấn động: Khẩu hiệu chống Tập xịt lên tường đỏ Thiên An Môn”.

Tuy nhiên, một số cư dân mạng đặt câu hỏi rằng trong những năm gần đây, Quảng trường Thiên An Môn được canh gác nghiêm ngặt 24/24, cảnh sát mặc thường phục có mặt khắp nơi và họ cho rằng điều này khó có thể xảy ra.

@bun: “Quảng trường Thiên An Môn thường có nhiều đặc vụ hơn du khách, cứ thử đổ chai nước khoáng lên đầu xem. Nếu là thật, có thể nói là trí dũng song toàn.”

Cũng có người nói: “Cá nhân tôi nghĩ điều này có lẽ là thật.”

@dacaitou: “Nhiều người nghĩ rằng có rất nhiều cảnh sát thường phục ở khu vực Quảng trường Thiên An Môn, đúng vậy, đặc biệt là ở trên quảng trường, có từng nhóm từng nhóm cảnh sát thường phục. Nhưng tôi phát hiện nơi người này phun ra những từ này có lẽ là ở cổng chính, nơi này người bình thường rất khó nghĩ đến, trong khi Cộng phỉ bố trí lực lượng cảnh sát ở đây không đủ, vì họ cảm thấy sẽ không có ai đủ gan để hạ nhục ngay dưới mắt họ. Trước đây tôi đã đi Bắc Kinh, nhìn xung quanh bên dưới cổng thành Thiên An Môn, một vòng xung quanh không có người nào canh gác.”

Phóng viên Epoch Times hiện không thể xác thực việc này.

Người dân Trung Quốc liên tiếp phản đối sự chuyên chế của ĐCSTQ

Đây không phải là lần đầu tiên người dân Trung Quốc bày tỏ sự bất mãn và phản đối sự chuyên chế của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Năm ngoái, vào ngày 13/10, một người biểu tình tên Bành Lập Phát (Peng Lifa) đã treo một tấm biển trên cầu Tứ Thông (Sitong) ở quận Hải Điến, Bắc Kinh, với nội dung: “Không cần axit nucleic, cần lương thực; không cần phong tỏa, cần tự do; không cần dối trá, cần tôn nghiêm; không cần Cách mạng Văn hóa, cần cải cách; không cần lãnh tụ, cần bầu cử; không làm nô lệ, làm công dân.” “Bãi khóa, bãi công, bãi chức quốc tặc Tập Cận Bình.” Việc này đã gây chấn động trong và ngoài Trung Quốc.

id13898288 2023 01 02 214251 600
Vào ngày 13/10/2022, Bành Lập Phát (hay Bành Tái Chu) đốt khói trên cầu Tứ Thông ở Bắc Kinh và đăng “Thư gửi đồng bào cả nước”. (Ảnh chụp màn hình)

Sau đó nội dung biểu ngữ của ông Bành Lập Phát đã được lan truyền đi các nơi, mặc dù ĐCSTQ đã chặn thông tin này trên Weibo, WeChat.

Những hình ảnh trong tweet ở trên cho thấy, trong các nhà vệ sinh ở Bắc Kinh xuất hiện rất nhiều khẩu hiệu và truyền đơn hưởng ứng ông Bành Lập Pháp.

Vào thời điểm đó, thông tin cũng nhanh chóng lan ra nước ngoài, sinh viên Trung Quốc và quốc tế ở New York, Toronto và các đô thị quốc tế khác đã tổ chức các hoạt động ủng hộ Bành Lập Phát và phản đối chính quyền ĐCSTQ.

id13875839 162456 600x400 1
Vào ngày 29/11/2022, tại một cuộc mít tinh được tổ chức đối diện với Lãnh sự quán Trung Quốc ở New York, các du học sinh Trung Quốc đã mô phỏng lại các biểu ngữ và khẩu hiệu được treo trên cầu Tứ Thông ở Bắc Kinh của Bành Lập Phát. (Ảnh: Lin Yijun/The Epoch Times)
id13869804 DSC 0090 600x410 1
Vào chiều ngày 19/11/2022, một nhóm sinh viên Trung Quốc đã tổ chức mít tinh và diễu hành trước Quảng trường Tòa thị chính North York ở Toronto, để phản đối sự chuyên chế của ĐCSTQ và ủng hộ Bành Lập Phát. (Ảnh: Yi Ling / Epoch Times)

Hành động của Bành Lập Phát đã châm ngòi cho “Phong trào Giấy trắng” lan rộng khắp nhiều thành phố ở Trung Quốc vào cuối tháng 11. Người dân lần đầu tiên hô khẩu hiệu “Tập Cận Bình hạ đài”, “Đảng Cộng sản hạ đài”. Theo đó, các đô thị quốc tế như New York, Angeles, Toronto, v.v, cũng tổ chức các hoạt động ủng hộ “Phong trào Giấy trắng”. Dưới áp lực, ĐCSTQ đã gỡ phong tỏa và kiểm soát dịch bệnh vào đầu tháng 12/2022, và từ bỏ chính sách Zero-COVID.

id13878293 image00003 600x450 1
Vào ngày 3/12/2022, một cuộc diễu hành ủng hộ “Phong trào giấy trắng” của Trung Quốc Đại Lục đã được tổ chức tại New York. (Ảnh: Shi Ping / Epoch Times)

Theo Trình Tĩnh, Epoch Times